K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2021

Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ những giấc mơ cho riêng mình. Bản thân em cũng có nhiều mong muốn nhưng có lẽ điều mà em mơ ước muốn được thực hiện nhất chính là trở thành một bác sĩ giống người bố vĩ đại của mình. Em đang cố gắng hết sức để có thể biến những gì em đang nghĩ trở thành sự thật.

Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố: lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông minh, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói: “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhân, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ: "Trời ơi! Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phẫu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều.

Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.

12 tháng 5 2022

refer

 Trong cuộc đời người ta phải theo đuổi ước mơ bởi ước mơ không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn bởi ước mơ không bao giờ có sẵn, để đạt được nó người ta phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, mất mát, khổ đau để thực hiện ước mơ. Ước mơ càng lớn, càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu. Ví như Bác Hồ, không đơn thuần là mơ ước cơm no, áo mặc như những con người bình thường, vị cha già kính yêu của dân tộc đã có một ham muốn tột bậc từ thuở thiếu thời là làm thế nào để cho đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và Người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình, vượt qua bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để biến ước mơ thành hiện thực đem lại hạnh phúc cho dân tộc ta. Rồi biết bao những nhà khoa học đã lặng thầm hi sinh cho ra đời bao nhiêu sáng chế để đem lại hạnh phúc cho nhân loại… Họ đã thực hiện những ước mơ vĩ đại, đã sống những cuộc đời ý nghĩa đáng để cho chúng ta học tập, kính nể. Và trong cuộc sống có biết bao con người đã chấp nhận gian khổ, vất vả, thậm chí hi sinh để biến ước mơ thành hiện thực để tô điểm cho đời bởi ước mơ không bao giờ có sẵn. Cuộc sống của mỗi người chỉ đầy đủ, ý nghĩa khi con người phải tự mình theo đuổi ước mơ. Để đạt được ước mơ thật không phải dễ dàng và không phải ai cũng theo đuổi được ước mơ của mình. Vậy làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực? Câu trả lời nằm ở chính mỗi người.

12 tháng 5 2022

Tham khảo

 Trong cuộc đời người ta phải theo đuổi ước mơ bởi ước mơ không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn bởi ước mơ không bao giờ có sẵn, để đạt được nó người ta phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, mất mát, khổ đau để thực hiện ước mơ. Ước mơ càng lớn, càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu. Ví như Bác Hồ, không đơn thuần là mơ ước cơm no, áo mặc như những con người bình thường, vị cha già kính yêu của dân tộc đã có một ham muốn tột bậc từ thuở thiếu thời là làm thế nào để cho đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và Người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình, vượt qua bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để biến ước mơ thành hiện thực đem lại hạnh phúc cho dân tộc ta. Rồi biết bao những nhà khoa học đã lặng thầm hi sinh cho ra đời bao nhiêu sáng chế để đem lại hạnh phúc cho nhân loại… Họ đã thực hiện những ước mơ vĩ đại, đã sống những cuộc đời ý nghĩa đáng để cho chúng ta học tập, kính nể. Và trong cuộc sống có biết bao con người đã chấp nhận gian khổ, vất vả, thậm chí hi sinh để biến ước mơ thành hiện thực để tô điểm cho đời bởi ước mơ không bao giờ có sẵn. Cuộc sống của mỗi người chỉ đầy đủ, ý nghĩa khi con người phải tự mình theo đuổi ước mơ. Để đạt được ước mơ thật không phải dễ dàng và không phải ai cũng theo đuổi được ước mơ của mình. Vậy làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực? Câu trả lời nằm ở chính mỗi người.

14 tháng 10 2023

HS chủ động hoàn thành bài tập.

13 tháng 11

Câu chuyện về trí thông minh, khả năng tìm tòi, và sáng tạo của con người luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời, tiếp thêm cho ta động lực học để phấn đấu học tập. Trong đó em thích nhất là câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi.

Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách.

Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.

Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.

Sáng tạo là khả năng đặc biệt của con người. Câu chuyện tri Nhà phát minh 6 tuổi khiến em nhận ra rằng khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người có thể tạo nên nhiều điều thật tuyệt diệu.

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:    Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"    Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi,...
Đọc tiếp

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:
   Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"
   Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"
   Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
   Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Tại sao là "Hạnh phúc" chứ không phải là "Thịnh vượng" hay "Văn minh"? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả".
[...] Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và thấy người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tế kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thế vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

0
16 tháng 11 2021

dễ mà bạn ơi kkk

1 tháng 10 2018

Mình cần gấp ạ ai giúp mình với 

28 tháng 4 2022

THAM KHẢO: 

Bước chân ta đi qua trên cát để lại dấu

Con sông xô bờ xóa đi để lại thời gian

Người thầy đi qua đời ta để lại kí ức...

       Kí ức khó mà phôi pha dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn nữa. Kí ức vẫn còn hiện hữu trong ta, có thể buồn, có thể vui, có thể đậm nét hay có thể mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ biến mất.

      Có ai đó đã nói rằng lũ học trò qua sông sẽ quên người lái đò. Có lẽ chỉ một vài thôi chứ không phải là tất cả, phải không? Một mai nào đó, trong chúng ta có người lên đỉnh vinh quang, có người bình dị với phấn trắng bảng đen hay cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống, nhưng chắc chắn một điều là kí ức về người thầy luôn theo họ, dẫu thời gian có phai mờ. Bởi lẽ, những gì mà họ nhận được từ nơi người thầy là tri thức giúp họ nên người — phần quan trọng hơn cả.

      Hầu như trong mỗi chúng ta ai cũng một thời trải qua khoảng ấu thơ với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Rồi, chúng ta tự tìm cho chính minh một hình ảnh người thầy sâu sắc nhất trong miền nhớ của mình. Người thầy ấy có thể là ông là bà, là cha là mẹ hoặc có thể là một người nào đó ta kính trọng. Thế nhưng đa phần, lứa tuổi học sinh vẫn hay dành tình cảm của mình cho hình ảnh của người thầy đầu tiên nâng tay ta tập viết, hoặc như là cô giáo chủ nhiệm ngày xưa, cô dạy Văn, thầy Toán, thầy Sử hay cô dạy Địa chẳng hạn.

       Trong tôi lại thấp thoáng kí ức về một người thầy. Thầy là giáo viên dạy môn Thể dục những năm tôi học cấp III. Có những diều tói hay tự băn khoăn với chính mình, trong các môn học thì nếu nói ra môn Thể dục chẳng phải là môn chính, nó là môn tôi đã học ngay từ khi còn chập chững.

       Tôi đã xót xa cho môn Thể dục vào những ngày Nhà giáo Việt Nam, chắc vì ngày đó tôi thấy thầy mình nhìn ngắm lớp lớp học sinh tặng hoa chào hỏi bộ môn chính mà chúng học hằng ngày và quên mất thầy cũng là thầy một bộ môn. Có một ngày 20/11, tôi đã nghĩ thầy buồn vì học trò vô tâm, nhưng hình như không phải vậy.

       Thầy tốt nghiệp ngành Thể dục, về dạy trường chúng tôi dễ chừng cũng trên dưới mười năm. Thầy ngày trước là một tuyển thủ về bóng chuyền, do vậy môn thể theo chính của trường tôi vẫn là bóng chuyền. Tôi không hình dung được lương giáo viên dạy thể dục khác xa với lương giáo viên dạy bộ môn chính ra sao. Nhưng mỗi sáng, thầy thức dậy sớm để cùng vợ chở rau. củ, quả ra chợ, xong việc, thầy đến trường cùng học trò. Tôi luôn thấy thầy đến rất sớm tất bật huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền của trường. Khỉ hết tiết dạy thầy tất bật ra chợ trông hàng giúp vợ, mỗi chiều về thầy luôn giúp vợ dọn hàng và cồng những vật nặng trên lưng mình. Thấy siêng năng thế nhưng cuộc sống vẫn chật vật, thầy lăn lộn với áo cơm và nuôi dạy con. Một đôi lần tôi trộm nghĩ, số thầy sao mà khổ, dời sông thầy khó khăn thế mà con gái thầy, cũng là bạn của tôi lại mắc phải căn bệnh về não. Tôi không biết bạn mình mắc bệnh từ khi nào, suốt năm cuối cấp II tôi thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh, đến lớp rồi về nhà. Hiền lành và chăm chỉ! Vậy mà chỉ sau một trận sốt, bạn phải nằm viện luôn. Thầy tôi bắt đầu những ngày tháng cơ cực, dạy xong tiết thể dục, thầy tranh thủ dọn hàng giúp vợ, rồi tất tả chạy đến bệnh viện chăm sóc con. Suốt ba năm học cấp III, tôi đã chứng kiến thầy gồng mình gánh cuộc sống trên lưng, cố hết sức để chữa bệnh cho con và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tôi từng hoài nghi về sức chịu đựng của con người, vì tôi nhìn thấy mình rất kém trong việc chịu đau đớn hoặc giả như trước một tai ương nào đó đầu óc non nớt của tôi luôn tính đường tháo lui. Nhưng thầy tôi lại chứng minh rành rọt rằng thầy chẳng bao giờ buông tay để cứu đứa con gái, để cứu gia đình dù rằng đôi khi không tránh khỏi cảm giác mỏi mệt. Thầy đã chọn không bao giờ bỏ cuộc trước những người mà thầy yêu thương.

      Cuộc sống đôi khi tàn nhẫn hơn cả cách chúng ta cảm nhận nó. Cuối năm cấp III, cô bạn tôi mất, thầy trầm hơn nhưng nhiệt thành. Mỗi buổi sáng thầy huấn luyện cho đội tuyển, trong mắt thầy vẫn  một ngọn lứa. Thầy yêu nghề và yêu học trò của thầy.

       Cũng sau lần ấy, tôi được biết một bạn trong đội tuyển của thầy có dấu hiệu sử dụng ma túy và điều đáng lạ là môn nào bạn ấy cũng trốn học nhưng duy chỉ môn thể dục là luôn đều đặn, đúng giờ và phát bóng chuẩn xác. Nhàn một hôm tôi đi họp Đoàn về trễ, trong sân trường chiều tôi chỉ còn thầy và các bạn đội tuyển bóng chuyền đang luyện tập. Ngồi từ văn phòng Đoàn tôi trông thấy thầy cho đội tuyển nghỉ ngơi và tôi nghe giọng thầy có vẻ nặng nề như trách móc, như đau lòng, như bất lực trước một vấn nạn nào đó. Tôi nghe loáng thoáng thầy khóc và cố nói thật lớn cho các bạn trong đội tuyển cùng nghe, thầy đã nói: “Thầy đi dạy nhiều năm, nhìn từng lớp học trò trưởng thành. Thầy cám ơn các em mỗi khi lễ tết các em vẫn chăm đến nhà thầy, thầy cám ơn các em luôn biết khi nào đôi giày thể dục của thầy mòn và mua tặng thầy một đôi mới, cám ơn các em trân trọng những tiết học của một môn học không được coi là môn chính, không là môn trọng tâm để thi tốt nghiệp. Thầy cám ơn vì môn thầy các em không trốn tiết bao giờ nhưng chính vì điều ấy hôm nay thầy thấy mình có lỗi. Các em chăm môn Thể dục như thế ắt hẳn là chúng ta rất gần gũi nhau, gần gũi như thế mà khi thấy một vài em trong đội tuyển có dấu hiệu vướng vào ma túy, thầy lại không kéo được các em khỏi chất độc ấy. Thầy đã mất đi một người con gần gũi thầy hằng ngày, nay các em gần gũi như con thầy, lẽ nào thầy lại không hành động gì để giữ các em đừng sa chân vào cái huyệt do chính mình đào lấy. Sự sống vốn không phải là vô hạn, vì nó là có hạn nên các em phải biết dùng nó sao cho có ích nhất. Có ích theo cách của riêng các em đó cũng là các em hiểu được ý nghĩa của sự sông vậy. Kể từ hôm nay, thầy muốn các em luyện tập chăm chỉ, có sức khỏe để thi tốt nghiệp, và có ý chí để rời xa thứ chất độc đang phá hủy cuộc sống của các em. Thầy mong các em hiểu được lời thầy!”.

       Đêm ấy. về nhà, tôi thấy thấm thía câu nói: “Ở lâu mới biết lòng người”. Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn mỗi năm mỗi khác. Nhưng ba năm cấp III, đội tuyển bóng chuyền chỉ có một mình thầy huấn luyện. Các bạn đội tuyển đã rất yêu và kính trọng thầy, thời gian đủ để nhận ra sợi dây tình cảm thầy trò là bền chặt từ sự gần gũi và quan tâm. Cũng đêm ấy nhìn lên bầu trời đầy sao tôi đã thì thầm với bạn tôi rằng: “Đúng như lời Kiều nói, thầy Vy ba của Kiều vừa là một người cha tuyệt vời vừa là một người thầy tròn trịa với định nghĩa nhất, Kiều à!”.

      Thời gian cứ thế trôi qua, thuở cấp III tưởng như gần đâu đây. Thầy Thể dục của chúng tôi hiện giờ vẫn ngày ngày đến lớp, ngày ngày giúp vợ mang rau, quả ra chợ. Đội tuyển bóng chuyền đã thi đấu thành công, tuy không giành hạng nhất nhưng cũng nằm trong top. Một số bạn nghiện ma túy đã từ bỏ ma túy sau lời nói và giọt nước mắt thầy.

       Cuộc sống vẫn cứ trôi không ngừng và tháng 11 đang về, tháng dành cho những người thầy người cô. Và cũng vì thế, những kỉ niệm về thầy dạy Văn của bạn đẹp, những kỉ niệm về cô dạy Toán của bạn hay thì những kỉ niệm về một người thầy dạy Thể dục của tôi cũng đẹp mà, phải không?