Cảm nhận vẻ đẹp Hồ Chí Minh qua 3 bài thơ đã học (ngữ văn 8)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác BóTham khảo bài văn mẫu hay nhất phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó.
TÓM TẮT BÀI VIẾT:
- 1. Hướng dẫn tìm ý
- 2. Bài văn mẫu tham khảo
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó là một dạng đề tổng hợp mở rộng rất thú vị. Các em cần vận dụng kiến thức đã học từ ba tác phẩm trên để chắt lọc các chi tiết, ý thơ thì mới có thể phân tích đầy đủ, sâu sắc nhất vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó.
HƯỚNG DẪN TÌM Ý
Những nét đẹp trong tâm hồn của Bác thể hiện qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường và Tức cảnh Pác Bó:
- Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ:
+ Trong Tức cảnh Pác Bó, dù hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng "Cuộc đời cách mạng thật là sang".
+ Ở Tẩu lộ (Đi đường), dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại, vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình, vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan / Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
=> Tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại khó khăn, vất vả, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
- Tình yêu gắn bó với thiên nhiên tha thiết:
+ Bài thơ Ngắm trăng với hình ảnh nhân - nguyệt, nguyệt - nhân:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song thích khán thi gia"
- Cái chấn song cửa sổ kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau, nhìn nhau thật lâu, thật thân thiết.
- Dù ở trong mọi hoàn cảnh, tình cảm của Bác vẫn không đổi, vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.
=> Tâm hồn của một người thi sĩ với tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm và gắn bó.
- Thiên nhiên gắn bó với Bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.
+ Trong bài Đi đường, hình ảnh núi trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt, như muốn ngăn bước chân người đi:
"Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu"
- Khi vượt qua bao núi non ấy, trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
- Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần, ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo: Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng, đặc biệt là vươn lên để chiến thắng bản thân mình.
-> Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi, Bác đã đúc kết được một chân lí sống sâu sắc, đó cũng chính là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại, có tầm nhìn sâu rộng về cuộc đời.
=> Qua 3 bài thơ, ta cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, lạc quan; đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
Xem thêm:
- Tinh thần lạc quan của Bác trong bài Tức cảnh Pác Bó
- Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú
BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP TÂM HỒN BÁC QUA 3 BÀI THƠ NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG, TỨC CẢNH PÁC BÓ
Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.
Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.
Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.
Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
+ Trong Tức cảnh Pác Bó, dù hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng "Cuộc đời cách mạng thật là sang".
+ Ở Tẩu lộ (Đi đường), dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại, vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình, vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan / Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
=> Tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại khó khăn, vất vả, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
- Tình yêu gắn bó với thiên nhiên tha thiết:
+ Bài thơ Ngắm trăng với hình ảnh nhân - nguyệt, nguyệt - nhân:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song thích khán thi gia"
- Cái chấn song cửa sổ kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau, nhìn nhau thật lâu, thật thân thiết.
- Dù ở trong mọi hoàn cảnh, tình cảm của Bác vẫn không đổi, vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.
=> Tâm hồn của một người thi sĩ với tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm và gắn bó.
- Thiên nhiên gắn bó với Bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.
+ Trong bài Đi đường, hình ảnh núi trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt, như muốn ngăn bước chân người đi:
"Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu"
- Khi vượt qua bao núi non ấy, trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
- Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần, ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo: Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng, đặc biệt là vươn lên để chiến thắng bản thân mình.
-> Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi, Bác đã đúc kết được một chân lí sống sâu sắc, đó cũng chính là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại, có tầm nhìn sâu rộng về cuộc đời.
=> Qua 3 bài thơ, ta cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, lạc quan; đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
Xem thêm:
- Tinh thần lạc quan của Bác trong bài Tức cảnh Pác Bó
- Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú
Bài văn mẫu tham khảo phân tích vẻ đẹp tâm hồn Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó
Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.
Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.
Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.
Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
-/-
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ve-dep-tam-hon-cua-bac-qua-3-bai-tho-ngam-trang-di-duong-tuc-canh-pac-bo
Em cần đoạn văn hay bài văn?
Tham khảo đoạn văn nha em:
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng dân tộc VN, ko những thế Bác còn là một nhà thơ lớn. Bác sáng tác rất nhiều bài thơ tả cảnh, thiên nhiên bài thơ " Cảnh Khuya " là một bài thơ như vật. Bài thơ thể hiện đc lòng yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.
Đọc hai câu thơ đầu ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, trong một đêm khuya của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân dân ta trong những năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ vẫn dành một khoảng thời gian tìm đến thiên nhiên.Cảnh vật như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và tiếng văng vẳng như tiếng hát cất lên trong trẻo nhẹ nhàng, lan toả, ngân vang khắp núi rừng.. Ánh trăng sáng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau.
Hai câu thơ cuối: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Bác con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Ta cũng có thể thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao ta có thể thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc.
Tham khảo nha em:
1.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...
2.
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
rterd
Mik trả lời câu trên nhé!