K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.     Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun thường đặt ở dưới gần sát đáy ấm mà không được đặt ở trên ? 2. Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ ? Có phải vì nhiệtđộ của thép thấp của gỗ không ?3.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ?      4. Tại sao máy lạnh...
Đọc tiếp

1.     Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun thường đặt ở dưới gần sát đáy ấm mà không được đặt ở trên ?

 2. Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ ? Có phải vì nhiệt
độ của thép thấp của gỗ không ?

3.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ?

      4. Tại sao máy lạnh trong phòng thường được gắn ở vị trí cao, lò sưởi thì đặt ở dưới thấp

      5. Trước mặt em là 1 lon nước ngọt và 1 cục đá lạnh. Em phải đặt lon nước trên cục đá hay đặt cục đá trên lon nước để nước trong lon có thể lạnh đi nhanh nhất? tại sao?

III. Bài tập định lượng

Bài 1. Một học sinh thả một miếng đồng có khối lượng 600 g ở nhiệt độ 100oC vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài, biết nhiệt dung riêng của đồng bằng 380J/kg.K, của nước bằng 4200J/kg.K

Bài 2.Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100o C vào
một cốc nước ở 20o C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều
bằng 25o  C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt
cho nhau, biết nhiệt dung riêng của nhôm bằng 880J/kg.K, của nước bằng 4200J/kg.K

Bài 3: Vào mùa đông người ta pha một lượng nước nóng ở 85oC vào bình chứa 12 lít nước lạnh có nhiệt độ 15oC. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 38oC. Tính lượng nước nóng đã pha thêm bào bình. Cho nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K.

 

 

 

 

 

 

 

3
16 tháng 4 2023

1. Do nhiệt lượng đồng tỏa ra bằng với nhiệt lượng nước thi vào nên:

\(Q_1=Q_2\)

\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\Delta t_1=m_2.c_2.\Delta t_2\)

\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\Delta t_2\)

\(\Leftrightarrow0,6.380.\left(100-30\right)=2,5.4200.\Delta t_2\)

\(\Leftrightarrow15960=10500\Delta t_2\)

\(\Leftrightarrow\Delta t_2=\dfrac{15960}{10500}\approx1,52^oC\)

2. Do nhiệt lượng của miếng nhôm tỏa ra bằng với nhiệt lượng nước thu vào ta có:

\(Q_1=Q_2\)

\(\Leftrightarrow m_1.c_2.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

\(\Leftrightarrow0,15.880.\left(100-25\right)=m_2.4200.\left(25-20\right)\)

\(\Leftrightarrow9900=21000m_2\)

\(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{9900}{21000}\approx0,47kg\)

3. Do nhiệt lượng nước nóng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước lạnh thu vào ta có:

\(Q_1=Q_2\)

\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

\(\Leftrightarrow m_1.4200.\left(38-15\right)=12.4200.\left(85-38\right)\)

\(\Leftrightarrow96600m_1=23688800\)

\(\Leftrightarrow m_1=\dfrac{2368800}{96600}\approx24,5kg\)

16 tháng 4 2023

Bạn chia từng bài ra đăng từng lần mình trả lời cho

22 tháng 11 2018

Đáp án B

Khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

28 tháng 4 2018

Khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn

⇒ Đáp án B

23 tháng 10 2019

Đáp án B

Khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

2 tháng 5 2023

Mùa đông khi ngồi bên lò sưởi ta thấy ấm áp năng lượng nhiệt của bếp lửa đã truyền tới người chủ yếu bằng hình thức bức xạ nhiệt.

ĐÔNG VỀ ... Sau bao ngày không gian xung quanh tôi cứ trầm xuống vì mưa gió, những căn nhà chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi, thì hôm nay, bỗng chốc thật khác lạ. Vẫn một chiếc áo cộc tay, tôi bước ra khỏi giường mà rét run cầm cập, ánh nắng của sớm ban mai đã len lỏi vào ngôi nhà đằng Đông của mình,... đó chính là lúc tôi nhận ra đông đã về.  Đông về, kèm theo cái nắng hanh khiến người ta...
Đọc tiếp

ĐÔNG VỀ ...
 Sau bao ngày không gian xung quanh tôi cứ trầm xuống vì mưa gió, những căn nhà chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi, thì hôm nay, bỗng chốc thật khác lạ. Vẫn một chiếc áo cộc tay, tôi bước ra khỏi giường mà rét run cầm cập, ánh nắng của sớm ban mai đã len lỏi vào ngôi nhà đằng Đông của mình,... đó chính là lúc tôi nhận ra đông đã về. 

 Đông về, kèm theo cái nắng hanh khiến người ta lười bước chân ra khỏi giường để đi chợ ban sớm. Hôm nay, khu chợ tôi thường ngồi bán hàng cho mẹ vì thế vắng khách đi hẳn. Mặc dù đã mặc chiếc áo thu đông mới mua của nhà MEO, nhưng gió to khiến tôi thu mình lại vì lạnh buốt da thịt.

Đông về, bếp củi lửa đằng sau thường ngày tôi chả mấy khi bước xuống, thì nay nó lại là nơi tôi ngồi sưởi ấm, thực ra là đun nước để tắm. Cái bếp củi mẹ tôi làm ngày ấy, tôi là đứa vẽ bậy bằng than củi lên tường nhiều nhất, và cũng là nơi tôi thấy nó còn chút gì đó cổ kính của làng quê Bắc Bộ. Mùi khói bếp tuy làm cay nơi sống mũi, nhưng cảm giác có hơi ấm và ảo diệu lạ kì.

Đông về, có lẽ thứ mà tôi thích nhất là mỗi tối được ủ trong chăn ấm cùng những người thân yêu của mình, là chiếc găng tay ấm nóng nhưng gió vẫn có thể xuyên qua, là nồi lẩu quây quần cùng bè bạn. Đông rét thật đấy nhưng ôi chao, sao tôi yêu mùa Đông đến thế. Mùa đông đẹp lạ, đẹp lùng, tuy buồn nhưng man mác niềm vui. Tôi yêu mùa Đông bởi cái nắng chẳng còn gay gắt như những ngày hè đổ lửa, cũng chẳng có những bữa mưa phùn nồm ẩm khó chịu. Nhưng sao đẹp bằng trời Thu được, nhỉ nhưng tôi vẫn thích hehehe.

 Bạn yêu mùa đông bởi điều gì ? Còn tôi, tôi yêu những lớp áo tầng tầng lớp lớp như cục bông  ấm áp. Tôi nhớ lắm mùa đông của năm trước, khi vào những ngày lạnh nhất trong năm, tôi và lũ bạn rủ nhau lên Hồ Tây " lộng gió" để vi vu. Nhanh thế nhỉ, tôi vừa mới trượt đại học xong mà, vừa mới lên HN để đi làm thôi mà vậy mà giờ đã đến mùa đông năm sau, đã đặt chân vào học viện X. 

Bạn có kỉ niệm gì đáng quý với mùa đông không? Mùa đông tôi hay lượn vài vòng trong chăn ấm :)), lượn qua nhà Meo mua đồ Đông và lướt mạng nghe người ta kể về mùa đông. Mùa đông lạnh, cũng vì thế người ta muốn xích lại gần nhau, chắc vậy mà mới có bài hát " Mùa đông là quá lạnh để có thể xa nhau..." . Mùa đông vì thế mà được nhìn đặc sản cơm chó nhiều hơn. 

Mùa đông,cũng sẽ sát lắm những ngày cuối năm, vì thế mà cuộc sống hối hả, người người chạy đôn chạy đáo với mong muốn có được cái Tết an lành. Nhiều khi, tôi cũng sợ mùa Đông bởi nó khiến người ta phải bận rộn quá, bận rộn kiếm ăn, bận rộn để có tiền về quê, có tiền sắm Tết... Nhưng dù sao tôi vẫn yêu nó khôn cùng.... 

Còn với bạn, mùa đông là gì nhỉ ?
mọi người ơi bài này được không ạ?

0
4 tháng 12 2018

Nhôm dẫn nhiệt kém hơn đồng, vì vậy: Nếu sau khi nước sôi, ta tắt lửa đi, thì nhiệt truyền từ nước sôi qua ấm đồng ra môi trường xung quanh nhanh hơn nước ở ấm nhôm, nên nước ở ấm đồng lại nguội nhanh hơn.