Đề 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
(1)Gậy tre chông tre chống lại sắt thép của quânthù. (2)Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. (3)Tre giữlàng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (4)Tre hi sinh để bảo vệ con người. (5)Tre, anh hùnglao động! (6)Tre, anh hùng chiến đấu!
(Trích Cây tre Việt Nam, ThépMới)
Câu 1 (1đ): Nêu xuất xứ và thể loại của văn bản “Câytre Việt Nam”?
Câu 2 (2đ): Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu (4) vàcho biết đó là câu gì?
Câu 3 (2đ): Phân tích tác dụng của phép nhân hóatrong đoạn trích trên?
Câu 4 (5đ): Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu,nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cây tre Việt Nam, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. (Gạch chân và chú thích rõ)
Đề 2:
Bằng niềm xúc động về người anh hùng nhỏ tuổi, nhàthơ Tố Hữu viết: "Chú bé loắt choắt”
Câu 1(1đ): Hãy chép chính xác các câu thơ còn lại đểtạo thành hai khổ thơ hoàn chỉnh.
Câu 2 (2đ): Cho biết hoàn cảnh sáng tác và thể loại củabài thơ có hai khổ thơ trên.
Câu 3 (2đ): Chỉ ra phép tu từ so sánh và tác dụng củaphép tu từ ấy trong hai khổ thơ em vừa chép.
Câu 4 (5đ): Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhậncủa em về hình ảnh chú bé Lượm trong hai khổ thơtrên, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ“là”. (Gạch chân và chú thích rõ)
Đề 3:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Câu 1 (2đ): Những dòng thơ trên nằm trong bài thơnào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác củabài thơ?
Câu 2 (1đ): Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ mấy của bàithơ? Đoạn thơ kể về lần thứ mấy anh đội viên thứcdậy?
Câu 3 (2đ): Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp nghệthuật gì? Em hãy trình bày tác dụng của biện phápnghệ thuật đó?
Câu 4 (5đ): Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhậnvề đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng một câu trầnthuật đơn có từ “là”. (Gạch chân và chú thích rõ)