Em hiểu người xưa nhắn nhủ gì qua câu ca dao
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Mọi người đừng chép mạng nha
Cảm ơn trước
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương,đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.Đúng với câu ca dao,tục ngữ mà nhân dân ta thường khuyên răn nhau:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,người trong một nước thì thương nhau cùng.".Câu nói đó như một lời nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái,giúp đỡ lẫn nhau.
Ở đây,nghĩa đen:"Nhiễu điều" là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá;"giá gương"là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa.Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không có gì đặc sắc.Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng rực rỡ,vừa uy nghiêm.Tấm "nhiễu điều"giữ cho gương sáng mãi,khói bị ố mờ vì bụi,còn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn tươi sáng mãi.Chính nhờ bao phủ,chở che cho nhau mà cả hai trở nên có giá trị,tôn vinh thêm nét đẹp.
Nghĩa bóng ở đây:từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó,người xưa muốn nêu lên một lời khuyên:Là người trong một nước ta phải biết yêu thương,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau,nhất là trong lúc hoạn nạn,khó khăn.Đây chính là chân lí sâu xa,phương châm sống cho mỗi con người chúng ta.
Về mặt tình cảm:Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử,cùng chung một tổ tiên,nói cùng một thứ tiếng "mẹ đẻ",cùng phong tục tập quán...không khác gì anh em trong một nhà.Về mặt lí trí,không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng,phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau,cùng nhau gắn bó,đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.Đây là cách sống,là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước,đoàn kết,yêu thương,đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù,đoàn kết,yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt.Chính nhờ tinh thần "lá lảnh đùm lá rách","miếng khi đói bằng gói khi no"của người trong một nước nên đất nước ta,dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.Yêu thương,giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ tấm lòng chân thành,tự nguyện,tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp,đáng trân trọng.Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.
Câu ca dao mãi mai là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.Tình cảm yêu thương,đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẹ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.
Refer:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
Tham khảo
Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
Tham khảo:
Thành ngữ, tục ngữ từ lâu đã trở thành một vẻ đẹp bất diệt trong kho tàng văn học Việt Nam. Nó không chỉ tôn vinh văn học dân gian mà còn làm đẹp thêm kho tàng tri thức, những bài học, đạo lý của người xưa. Và trong số đó là câu tục ngữ:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó là tiếng vang êm ái nhắc nhở đến con cháu muôn đời hãy biết đùm bọc, che chở, thương yêu và san sẻ lẫn nhau.
Từ bao đời nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, tình yêu thương đùm bọc, một dân tộc “trọng nghĩa nặng tình” đã để lại cái riêng rất đặc biệt cho con người Việt Nam. Dường như tình yêu thương, sự đùm bọc đã trở thành bản năng tất yếu có sẵn từ khi sinh ra. Câu tục ngữ trên là một trong những biểu hiện ấy, lưu truyền lại muôn đời nhắc nhở con cháu về truyền thống đạo lý của người xưa cũng như càng khẳng định thêm tinh thần tương thân tương ái của người Việt. Ta biết rằng, “nhiễu điều” là một loại vải đỏ mềm, mịn thường được dùng để phủ trên giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy những bụi bặm, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn được sạch sẽ. Hai thứ ấy hoàn toàn tách biệt, không liên quan tới nhau nhưng vẫn gắn bó, tôn vinh nhau. Có tấm gương, “nhiễu điều” mới phát huy được công dụng của mình và “tấm gương” được sạch sẽ, láng bóng đều nhờ nhiễu điều phủ bên ngoài. Người xưa quả thật vô cùng tinh tế khi sử dụng hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để nói lên ý “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cũng bởi hai sự vật đùm bọc nhau nhưng có nguồn gốc khác biệt, huống chi người Việt cùng một nòi giống con rồng cháu tiên cớ gì lại không yêu thương nhau. Tình yêu thương ấy được ví như tấm “nhiễu điều” đỏ rực son sắt, tuy hứng lấy bụi bẩn, gió bão nhưng không mất đi được vẻ đẹp vốn có, đó cũng là tấm lòng rộng lớn của người dân Việt Nam từ trước đến nay chưa từng thay đổi. Câu tục ngữ là lời dạy bảo của cha ông rằng tình yêu thương, sự đùm bọc không bao giờ mất đi giá trị trân quý vốn có của nó. Dặn con cháu cùng “một nước” hãy thương yêu nhau bằng sự chân thành, không tính toán.
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước, dòng máu của chúng ta đã hòa lẫn đất mẹ và chảy trong nhau, huyết thống quý báu không phân tách ấy xuất phát từ tình thương yêu, đùm bọc như anh em trong nhà của người dân Việt Nam. Chúng ta cùng nguồn cội, cùng sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cũng bởi lẽ vậy nên không ai sinh ra có thể sống tách biệt mà không cần đến mọi người xung quanh được. Đoàn kết lại, che chở và gắn bó với nhau sẽ tạo nên những sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa… Ta vẫn thấy những bao tải quần áo, những thùng đồ ăn lớn được đưa lên vùng Tây Bắc, miền Trung cứu trợ cho mùa lạnh đỉnh điểm hay những đợt mưa bão thiệt hại lớn về người và của. Mùa dưa hấu bị thừa quá nhiều, là các doanh nghiệp vận động người dân mua ủng hộ bà con không bị lỗ tiền. Những trung tâm bảo trợ, tình thương được dựng lên nhờ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cũng là biểu hiện rõ nét nhất của tình yêu thương, đoàn kết, bao bọc, hỗ trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam.
Truyền thống tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ vẫn được lưu truyền đến tận bây giờ, chỉ cần nơi nào có đói, khổ, đau ốm không có tiền, rất nhiều người sẵn sàng quyên góp, ủng hộ. Tình yêu thương trở nên đẹp đẽ và mãnh liệt qua các thời kỳ, nhất là thời điểm phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay phát triển rầm rộ, việc giúp đỡ, quyên góp lại càng thuận tiện. “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, câu tục ngữ vẫn cứ tiếp nối qua mọi thế hệ, tình yêu thương, chở che luôn được vun trồng ngày một lớn lên, để rồi đất nước phát triển, con người tốt đẹp và xã hội văn minh.
Hãy biết quan tâm lấy những người nghèo khổ, khó khăn, hoạn nạn. Không có ai giàu nếu nọ nghèo nàn tình thương. Người có tình thương yêu mọi người, quê hương, dân tộc nhiều nhất là người giàu có nhất. Xóa dần đi khoảng cách giữa người với người, cố gắng gạt bỏ những nghi kỵ về lòng tin, sự tốt đẹp, chúng ta sẽ thấy một thế giới tươi sáng hơn. Đừng sống theo lẽ sống ích kỷ, chỉ biết có mình, như vậy không ai thật lòng với ai, không ai biết thương yêu ai, sống trong xã hội như vậy quả thật đau lòng biết mấy.
Mỗi chúng ta, biết yêu thương kịp thời, yêu thương chưa bao giờ là muộn, xuất phát từ sự chân thành, tự nguyện mới là yêu thương đẹp đẽ nhất. Đừng vì danh tiếng hay quyền lợi mới yêu thương bất cứ ai, như thế chúng ta cũng sẽ chỉ nhận lại giả dối và bất hạnh.
Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đúc kết, cô đọng lại không chỉ truyền thống đạo lý nhân ái yêu thương mà còn là bài học cho cả thế hệ tiếp theo lẫn mai sau, không bao giờ được quên đi việc sống để yêu thương người xung quanh. Yêu thương, che chở lấy những đồng bào ruột thịt, lưu truyền muôn đời truyền thống tốt đẹp này và khẳng định một Việt Nam giàu niềm tự hào về tình yêu thương cũng như sự đùm bọc có từ lâu đời.
banj tham khảo nha
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
- Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
bài văn:
Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam đó là tinh thần tương thân, tương ái. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu ca dao gồm hai vế, ở vế đầu tiên, ông cha ta đã mượn hình ảnh “nhiễu điều” có nghĩa là tấm vải đỏ. Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tóm lại, câu ca dao muốn khuyên nhủ con người cần phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
Dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết sẻ chia, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cuộc sống luôn tồn tại những điều thử thách, khó khăn. Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Bởi vậy mà một tấm lòng sẻ chia, yêu thương sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự sẻ chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.
Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Những người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện... Hoặc cụ thể như năm 2020 vừa đi qua là một năm đáng quên nhưng cần phải nhớ. Hết trận lũ này đến trận lũ khác kéo đến mảnh đất miền Trung thân yêu. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình.
Đối với một học sinh như tôi, bài ca dao là lời khuyên vô cùng quý giá. Nó giúp tôi biết yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người hãy nhớ đến lời bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” để từ đó sống thật có ý nghĩa.
Như vậy, câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đem đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa. Tình yêu thương luôn có một sức mạnh to lớn đối với cuộc sống của nhân loại.
chúc bạn học tốt nha
Mở bài: Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thỳ thương nhau cùng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận 2 câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:
+ Nghĩa đen: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. => Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo
+ Nghĩa bóng: câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau.
- Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? (để cùng chia sẽ những gian nan trong cuộc sống, trong đánh giặc,…)
- Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? (hãy thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với những người thân yêu và với cộng đồng)
Kết bài: Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.
TÔI XIN CÁC CÔ CÁC BÁC ĐỪNG NÓI CÂU NÀY NỮA ĐAU ĐẦU LẮM
Đây.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
Bằng những kinh nghiệm trong vốn sống của mình, người xưa đã nhắn nhủ với con cháu rất nhiều điều thông qua những câu ca dao. Cho đến nay, những câu ca dao ấy vẫn tiếp tục được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong số những câu ca dao ấy, có một câu ca dao mà hẳn nhiều người đã thuộc nằm lòng rằng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Đọc câu ca dao lên, chúng ta bắt gặp ngay một hình ảnh đẹp đó là “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Trong xã hội xưa kia, nhiễu điều là một loại vải có màu đỏ và có nhiều giá trị. Ai có tấm vải này thì thường là những người phú quý và sang trọng. Lấy tấm vải quý ấy phủ lên bài vị của tổ tiên là để chỉ sự bao bọc cho “giá gương” trước những bụi bặm của trần gian. Hình ảnh này khiến người đọc liên tưởng đến sự đùm bọc giữa con người với con người, là sự yêu thương lẫn nhau mà đời đời, kiếp kiếp con người cần phải lưu giữ.
Trở lại thời khởi thuỷ của chúng ta, hẳn mọi người còn nhớ đến truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với cái bọc trăm trứng. Vốn dĩ người Việt Nam đều là con rồng, cháu tiên. Chính vì vậy mà sau này người ở rừng, người ở biển thì cũng vẫn là anh em một nhà, cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nhiều người cho rằng đó chỉ là truyền thuyết và không có thật. Nhưng thông qua truyền thuyết ấy, chúng ta thấy được rằng người xưa đã gửi gắm mong ước về một sợi dây vô hình gắn kết giữa con người với con người. Người xưa đã mong ước như vậy và chúng ta, thế hệ con cháu sau này đã và đang thực hiện lời nhắn nhủ ấy.
Không biết ở nơi bạn sống thế nào nhưng ở nơi tôi sinh ra và lớn lên, mọi người sống với nhau gần gũi như anh em một nhà. Khi nhà người này gặp chuyện khó khăn, người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Mới đây thôi, ông Tý ở gần nhà tôi mất đi người con trai. Vợ ông đã mất từ lâu do chết cháy, con gái ông thì bị tâm thần đang ở trong trại. Giờ đây ông chỉ còn có một mình. Tuổi đã cao, sức đã yếu, ông chẳng còn biết trông cậy vào ai ngoài những người hàng xóm của ông. Nhờ bà con hàng xóm xung quanh, rồi những người không thân thích nhưng hay tin ông gặp khó khăn đề sẵn lòng giúp sức. Chính mẹ tôi mỗi ngày đã nấu cơm và mang sang cho ông. Gia đình tôi tuy không có họ hàng với ông nhưng vì tấm lòng của mẹ tôi, ông đã gọi mẹ tôi là con và xưng bố.
Ở trường tôi mỗi năm đều có rất nhiều cuộc vận động ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lũ. Qua ti vi, báo đài, tôi nhận thấy rằng trên đất nước ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối đủ đầy. Tôi được đến trường mỗi ngày, tôi có cơm ăn, có áo mặc. Nhưng nhiều bạn nhỏ cũng như tôi lại không được đến trường và dường như chẳng có bữa cơm nào được no bụng. Tôi và các bạn thường gom quần áo không mặc đến hay sách vở đã dùng xong để gửi cho các em nhỏ ở vùng núi cao, những hoàn cảnh còn thiếu thốn. Với chúng tôi đó chỉ là những món đồ nhỏ nhưng với những người cần, tôi tin rằng nó thật sự có giá trị.
Bản thân tôi cũng luôn nên cao tinh thần giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như khi gặp một cụ già đang muốn qua đường, tôi sẽ giúp cụ đi sang đường. Có lần gặp một em nhỏ đang đứng khóc vì lạc mẹ ở trong trung tâm thương mại, tôi đã dắt em đến gặp các chú bảo vệ và nhờ các chú loa báo giúp. Ngay sao đó, mẹ của em đã đến đón em. Cô cảm ơn tôi nhưng tôi thấy đó là việc làm mà bất cứ ai ở trong hoàn cảnh như tôi cũng sẽ làm.
Có thể nói, lời khuyên mà người xưa gửi gắm thông qua câu ca cao là hoàn toàn đúng đắn. Việc giúp đỡ người khác không chỉ có ý nghĩa với người được giúp đỡ mà bản thân người giúp đỡ cũng sẽ thấy vui và hạnh phúc ở trong lòng.
1. Mở bài:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
2. Thân bài:
- Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
- "Nhiễu" là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. "Điều" là màu đỏ. "Nhiễu điều" là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. "Giá gương" là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên…
- Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao muốn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau…
- Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
- Truyền thống đã được nhân dân ta thể hiện như thế nào?
- -Tình làng nghĩ xóm…
- -Mọi người tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"…
- -Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt…
- Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến nào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
3. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Em tham khảo nhé !
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng.
Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.
Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.
Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.
Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.
Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
b)Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
c)Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt dẹp đó.
ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.
Bài làm : Nhân dân ta thời xưa san sẻ, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau, và điều đó đã trở thành một nét đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam ta. Chính vì thế, con cháu Việt Nam đời dời phải biết ghi nhớ và giữ gìn điều đó. Để đạt được điều này, ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem rằng, ẩn ý của câu ca dao là gì hay nó chỉ đơn thuần là một lời hát trong dân gian. Điều đầu tiên khi đọc câu ca dao, đó chính là một hình ảnh đẹp, đó là: tấm vải điều phủ lấy giá gương. Nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho “giá gương” khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẽ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.
Tự thuở xa xưa, có lẽ là không ai biết, con người Việt Nam đã có truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.
Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, khó lắm các bạn ạ! Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.
Ngoài ra, như một chân lí, sự che chở đùm bọc còn làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.
Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng minh sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thối thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công. (Và qua đó, nó cũng khẳng định một điều rằng:
Đất nước VN là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giở thay đổi)