K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2019

Hướng dẫn: Mục I, SGK/104 địa lí 10 cơ bản.

Đáp án: D

21 tháng 3 2022

B

21 tháng 3 2022

B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Nêu một số đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Mỹ La-tinh.

a) Địa hình và đất: Nhìn chung, khu vực Mỹ La-tinh có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.

- Khu vực phía tây: là miền núi cao, bao gồm: sơn nguyên Mê-hi-cô và vùng núi trẻ Trung Mỹ, hệ thống núi An-đét cao và đồ sộ bậc nhất thế giới chạy sát bờ Thái Bình Dương.

- Khu vực phía đông: là miền núi thấp, sơn nguyên và đồng bằng, bao gồm:

+ Sơn nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Bra-xin, bề mặt nhiều nơi phủ đất feralit hình thành từ dung nham núi lửa;

+ Phần trung tâm sơn nguyên Guy-a-na và phần đông sơn nguyên Bra-xin được nâng lên thành một số dãy núi.

+ Các đồng bằng La-nốt, La Pla-ta là những vùng đất thấp, bề mặt được bồi đắp phù sa dày, khá bằng phẳng. Riêng đồng bằng A-ma-dôn có phần lớn diện tích là đầm lầy, rừng rậm phát triển.

- Vùng biển Ca-ri-bê: có nhiều đảo, đất màu mỡ.

b) Khí hậu

- Khí hậu của phần lớn lãnh thổ Mỹ La-tinh có tính chất nóng, ẩm.

- Do phạm vi lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ và đặc điểm địa hình nên khí hậu Mỹ La-tinh phân hóa đa dạng thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau, như:

+ Đới khí hậu xích đạo quanh năm nóng, ẩm, bao gồm: phần phía tây đồng bằng A-ma-dôn, duyên hải phía tây Cô-lôm-bi-a và Ê-cu-a-đo.

+ Đới khí hậu cận xích đạo một năm có hai mùa (mùa khô và mùa mưa) rõ rệt, bao gồm: toàn bộ phần phía bắc Nam Mỹ, đông và nam đồng bằng A-ma-dôn, bắc sơn nguyên Bra-xin.

+ Đới khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây, có ở khu vực Trung Mỹ, phía nam đồng bằng A-ma-dôn.

+ Đới khí hậu cận nhiệt có mùa hạ nóng, mùa đông ấm và đới khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, bao gồm: toàn bộ phần lãnh thổ phía nam của lục địa Nam Mỹ.

+ Các vùng núi cao ở phía tây lục địa Nam Mỹ có kiểu khí hậu núi cao.

c) Sông, hồ

- Mạng lưới sông khá phát triển, có nhiều sông lớn và dài, phần lớn các sông nhiều nước quanh năm như A-ma-dôn, Ô-ri-nô-cô,...

- Các hồ ở Mỹ La-tinh đa số là hồ nhỏ, nằm trên các độ cao lớn, có nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng hà.

d) Sinh vật

- Thảm thực vật của Mỹ La-tinh rất đa dạng, bao gồm: rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới, xa van và rừng thưa, hoang mạc và bán hoang mạc,...

- Giới động vật ở Mỹ La-tinh rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu, như: thú ăn kiến, cá sấu Nam Mỹ, vẹt, lạc đà Nam Mỹ (La-ma),...

e) Khoáng sản

- Mỹ La-tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.

- Khoáng sản phong phú về chủng loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-xin - trữ lượng 80 tỉ tấn,...); chì - kẽm, bạc (Bô-li-vi-a, Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,...). Ngoài ra còn có thiếc, man-gan, ni-ken,...

g) Biển

Mỹ La-tinh giáp ba đại dương, có vùng biển rộng.

- Tài nguyên sinh vật biển phong phú tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản phát triển, nhất là ở vùng biển Thái Bình Dương.

- Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.

- Nhiều nơi, nhất là khu vực Ca-ri-bê có các bãi biển đẹp, nước trong xanh thuận lợi phát triển du lịch biển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Phân tích ảnh hưởng một trong những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Mỹ La-tinh.

 - Ảnh hưởng của địa hình và đất đai:

+ Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.

+ Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400m, chủ yếu là đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt.

+ Miền tây có địa hình hiểm trở, đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nhưng có thể trồng rừng, chăn nuôi gia súc.

- Ảnh hưởng của khí hậu:

+ Miền đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú. Tuy nhiên, mưa tập trung vào mùa hạ gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

+ Miền tây khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

- Ảnh hưởng của sông, hồ:

+ Ở miền đông, sông ngòi có giá trị cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy, tuy nhiên vào mùa hạ nước sông dâng cao gây ra lũ lụt cho nhiều vùng đất rộng lớn ở hạ lưu.

+ Các hồ nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển du lịch; các hồ nước mặn thích hợp phát triển du lịch.

- Ảnh hưởng của tài nguyên sinh vật:

+ Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc.

+ Hệ động vật phong phú có giá trị về nguồn gen, bảo tồn…

- Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản: sự giàu có, phong phú về khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Ảnh hưởng của biển:

+ Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác.

+ Các vùng biển có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.

+ Ven biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển, một số vùng biển, đảo có tiềm năng phát triển du lịch.

16 tháng 7 2018

Đáp án D

23 tháng 1 2018

Đáp án: D

Giải thích: Ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng là:

- Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.

- Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.

- Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...

4 tháng 2 2021

Câu 1 : 

 Thuận lợi: Phát triển nền kinh tế mở, phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản, ngành GTVT biển.

+ Khó khăn: Hay xảy ra thiên tai: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ,..

Câu 2 : 

- Do vị trí  của Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Do nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương nên nền địa chất không bền vững mà thường  xuyên có những hoạt đông( như xô húc, chờm, tách dãn ...) đã làm cho quá trình động đất xảy ra. Chính quá trình này là nguyên nhân chủ yếu làm cho sóng thần hay núi lửa hoạt động.

Câu 3 : 

- Người dân Nhật Bản rất cần cù và không bao giờ chịu khất phục trước thiên nhiên. Vì thế họ luôn cố gắng để phát triển đất nước và giảm bớt thiệt bại do thiên nhiên gây ra. 

Câu 1:

– Nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

– Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loại cá.

– Địa hình chủ yếu là núi, ít đồng bằng, sông ngòi ngắn, dốc; nhiều núi lửa, động đất.

– Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.

– Nghèo khoáng sản.

 

Câu 2:

-Nhật Bản là một quốc gia đặc biệt khi các mặt xung quanh của nó đều giáp biển. ... => Như vậy Nhật Bản phải chịu nhiều thiên tai như vậy đó là do vị trí của Nhật Bản nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương, nơi  cấu tạo địa chất không được ổn định.

 

-Các vụ thiên tai đó là:Động đất và sóng thần Tōhoku 2011,Thảm họa núi lửa Asama,Thảm họa núi lửa Ontake ,Thảm họa núi lửa Unzen,...

 

Câu 3:Người dân Nhật Bản có các đức tính như:cần cù,siêng năng,tiết kiệm,niềm nở,..

 

Điều em học được:Khi ta có các đức tính tốt,là một con người lương thiện thì sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống,sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng.

25 tháng 10 2023

- Việt Nam có một bờ biển dài, trải dài từ miền bắc đến miền nam, cung cấp một diện tích lớn cho hoạt động thủy sản. Vùng biển rộng lớn này chứa nhiều loài cá và tài nguyên biển quý báu.

-Ngoài biển, Việt Nam còn có nhiều hệ thống sông ngòi lớn như sông Hồng và sông Cửu Long. Các hệ thống sông này cung cấp môi trường phù hợp cho nuôi trồng và thu hoạch cá.

- Biển đông nước ta có động, thực vật biển đa dạng, bao gồm nhiều loại cá, giảm, mực, vàng biển, và nhiều loại hải sản khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản.

- Khí hậu ôn hoà của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là trong việc nuôi trồng các loại tôm và cá nước ngọt.

- Việt Nam có một hệ thống ao nuôi và vùng lợp canh tác đáng kể, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và ven biển. Điều này tạo điều kiện cho nuôi trồng và chế biến thủy sản.

- Nước ta đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản, bao gồm cả các trung tâm nuôi trồng và xử lý thủy sản hiện đại. Các nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến ngành thủy sản cũng đang được phát triển.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
* Một số đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Mỹ La-tinh
Địa hình, đất: Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích
Khí hậu: Có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo
- Đới khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn
- Đới khí hậu cận nhiệt chiếm diện tích nhỏ
- Sông, hồ: có nhiều hệ thống sông lớn Biển: có vùng biển rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Sinh vật: có diện tích rừng lớn trên thế giới và có nhiều kiểu rừng khác nhau; có tiềm năng rất lớn về kinh tế và có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn.
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La-tinh: Địa hình, đất: đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi; sơn nguyên có đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Các đảo lớn trong biển Ca-ri-bê có đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, thuận lợi cho cây công nghiệp và cây ăn quả. Địa hình phân hóa từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến giao thông kết nối với khu vực đồng bằng gặp nhiều khó khăn. Ở vùng núi có tiềm năng lớn về khoáng sản, thủy điện và phát triển du lịch.Khí hậu: Đới khí hậu xích đạo và cận xich đạo thuận lợi cho trồng trọt và rừng phát triển. Đới khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện để chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và rừng Đới khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới Các vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân. Ở khu vực Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê thường gặp một số thiên tai như: bão nhiệt đới, lũ lụt,... đã gây ra nhiều thiệt hại cho các quôc gia trong khu vực. Sông, hồ: Sông có giá trị về thủy điện, giao thông, thủy sản và du lịch. Tuy nhiên, thường xuyên xảy ra tình trạng lũ lụt nên đã gây ra khó khăn đến đời sống và sản xuất của người dân; các hồ có giá trị lớn về mặt giao thông, điều tiết nước và phát triển du lịch. Biển: có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển; các ngư trường lớn tạo thuận lợi để phát triển nghề cá; dọc theo bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu, tạo điều kiện xây dựng và phát triển cảng biển; có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch. Dầu, mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế. Sinh vật: tài nguyên có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch,..) có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường; có hệ động vật phong phú với nhiều loại đặc hữu như: vẹt Nam Mỹ, trăn Nam Mỹ,... Khoáng sản: Sắt, đồng, dầu mỏ và khí tự nhiên Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: vàng, bô-xít, chì, kẽm,... Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản quá mức đã làm cho nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.