Thiếu vitamin trong khẩu phần ăn thường mắc bệnh gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thiếu vitamin D trẻ dễ mắc còi xương vì vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và photpho.
- Nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iot vì đây là thành phần không thể thiếu của tuyến giáp.
- Trong khẩu phần ăn, ta cần:
+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa)
+ Cung cấp đủ rau, hoa quả tươi
+ Sử dụng muối vừa phải (đặc biệt là iot)
+ Trẻ em cần được tăng cường các thức ăn chứa nhiều canxi
+ Chế biến thức ăn hợp lý để chống mất vitamin khi nấu ăn
trong khẩu phần ăn mà thiếu muối iot cơ thể người sẽ dễ mắc bệnh nào
a. quáng gà
b.bướu cổ
c.thiếu máu
d.viêm lợi
- Protein tham gia cấu trúc lên các các bào quan và bộ khung tế bào, tham gia cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Do đó, nếu thiếu hụt protein, cơ thể sẽ không có nguyên liệu và năng lượng để xây dựng cơ thể, khiến cơ thể gầy yếu, chậm lớn.
a, Bạn Lan nói đúng
Giải thích:
- Quáng gà là hiện tượng thị lực bị giảm trong điều kiện thiếu ánh sáng, đây là biểu hiện sớm nhất của bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.
- Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, giúp mắt có khả năng nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Ngoài ra, vitamin A còn giúp mắt tổng hợp và ổn định lớp mucin giúp nước mắt dính chặt vào bề mặt giác mạc, đồng thời hỗ trợ tổng hợp chất nhờn trong mắt và thúc đẩy quá trình lành biểu mô.
b,
* Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần chú ý để tránh suy giảm hệ thần kinh như:
- Không làm việc quá sức.
- Đảm bảo giấc ngủ để hồi sức, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
- Tránh các kích thích quá mạnh về âm thanh và ánh sáng.
- Giữ gìn vệ sinh tai, mắt...
* Tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như:
- Chất kích thích: rượu, chè, cà phê... thường kích thích làm thần kinh căng thẳng gây khó ngủ, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
- Chất gây nghiện: hêrôin, cây cần sa... thường gây tê liệt thần kinh, ăn ngủ kém, cơ thể gầy gò, yếu. Ấy là chưa nói đến tác hại khác về mặt xã hội.
- Các chất khác làm suy giảm chức năng hệ thần kinh.
2.Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iot?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, ở những vùng thiếu iốt nặng, có nhiều thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ, dù có điều kiện đi học họ cũng không thể biết chữ, không biết làm các phép tính cộng trừ. Khoảng 10% trẻ em thuộc nhiều lứa tuổi phải bỏ học vì hậu quả của thiếu iốt. Nhiều trẻ em và người lớn bị điếc nặng, bị liệt hoặc có tư thế đặc biệt. Thiếu iốt cũng gây nên sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh. Bệnh bướu cổ do thiếu iốt là bệnh hay gặp nhất và dễ nhận ra nhất trong các rối loạn do thiếu iốt.
Thế nên để thấy tầm quan trọng của muối iốt là quan trọng thế nào.
3.Trong khẩu phần ăn hằng ngày ần được cung cấp những thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể ?
* Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm và chế biến để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể:
- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày, bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.
Các muối khoáng giữ vai ưò quan trọng đối với cơ thể:
- Muối ăn (NaCl) là thành phần quan trọng của môi trường trong tham gia vào nhiều quá trình sinh lí của cơ thể, điều hoà áp suất thẩm thấu, giữ môi trường trong được ổn định.
- Thiếu canxi thì bộ xương ở trẻ khồng phát triển (còi xương), ở người lớn sinh bệnh loãng xương.
Vitamin là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần mặc dù vitamin không cung cấp năng lượng cho cơ thể và cơ thể cũng cần một lượng rất nhỏ. Vì vậy khẩu phần ăn cần:
- Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa) và rau, quả tươi. - Cung cấp muối (hoặc nước chấm) vừa phải.
-Nên dùng muối iốt.
- Trẻ em cần được tăng cường muối canxi (ăn bổ sung sữa, nước xương hầm)...
- Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.
- Khi cơ thể bị thiếu hụt i-ốt sẽ dẫn đến mắc bệnh bướu cổ và tình trạng đần độn. Với bệnh bướu cổ, nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Còn tình trạng đần độn có thể xảy ra ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ (nếu người mẹ mang thai bị thiếu hụt i-ốt trầm trọng).
- Dấu hiệu cơ thể thiếu iốt- Tăng cân đột ngột. Tăng cân đột ngột cũng là một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang bị thiếu iốt. ...
- Cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi và suy nhược cũng là triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu iốt. ...
- Rụng tóc. ...
- Da khô và bong tróc. ...
- Cảm thấy lạnh hơn bình thường. ...
- Nhịp tim đập chậm bất thường. ...
- Khó ghi nhớ ...
- Gặp nhiều vấn đề khi mang thai.
THAM KHẢO
Tác hại của việc thiếu I ốtThiếu I ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng,... Ngoài ra còn gây bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi.
Làm trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ,chậm lớn,.......
Và sẽ gây ra bệnh bướu cổ.Vì tuyến giáp bị sự kích thích của tuyến yên sẽ tăng cường hoạt động để huy động lượng iod trong máu, cố gắng bù chỗ thiếu từ nguồn iot đang có và vì thế dẫn đến tuyến giáp phình ra để bắt giữ nhiều iod nhất có thể.
=>Bướu cổ.
Vitamin có nhiều loại :
Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1
Phát ban, rụng tóc do thiếu B7
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D
Viêm lợi, chảy máu chân răng do thiếu vitamin C
Thiếu vitamin K gây chảy máu không kiểm soát
Quáng gà do thiếu hụt vitamin A