Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thiếu vitamin D trẻ dễ mắc còi xương vì vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và photpho.
- Nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iot vì đây là thành phần không thể thiếu của tuyến giáp.
- Trong khẩu phần ăn, ta cần:
+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa)
+ Cung cấp đủ rau, hoa quả tươi
+ Sử dụng muối vừa phải (đặc biệt là iot)
+ Trẻ em cần được tăng cường các thức ăn chứa nhiều canxi
+ Chế biến thức ăn hợp lý để chống mất vitamin khi nấu ăn
- Khi cơ thể bị thiếu hụt i-ốt sẽ dẫn đến mắc bệnh bướu cổ và tình trạng đần độn. Với bệnh bướu cổ, nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Còn tình trạng đần độn có thể xảy ra ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ (nếu người mẹ mang thai bị thiếu hụt i-ốt trầm trọng).
- Dấu hiệu cơ thể thiếu iốt- Tăng cân đột ngột. Tăng cân đột ngột cũng là một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang bị thiếu iốt. ...
- Cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi và suy nhược cũng là triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu iốt. ...
- Rụng tóc. ...
- Da khô và bong tróc. ...
- Cảm thấy lạnh hơn bình thường. ...
- Nhịp tim đập chậm bất thường. ...
- Khó ghi nhớ ...
- Gặp nhiều vấn đề khi mang thai.
Thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn gây bướu cổ vì :
-Nếu khẩu phần ăn thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hoocmon của tuyến giáp. Thiếu i-ốt trong khẩu phần thì tuyến giáp cần làm việc nhiều hơn để bù vào chỗ thiếu từ nguồn i-ốt, vì thế phình to, gây ra bướu cổ. Khi bướu cổ có kích thước to, có thể chèn ép đường thở, đường ăn uống lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe
- Nếu trong khẩu phần ăn của bạn thiếu iot có thể ảnh hưởng đến sự tiết hormone của tuyến giáp. Thiếu iot thì tuyến giáp sẽ kích thích tuyến yên hoạt động để bù vào chỗ thiếu từ nguồn iot.
- Trong cơ thể, có tới hơn 75% iot tập trung ở tuyến giáp để tổng hợp hormone tuyến giáp T3 (tri-iodothyronin) và T4 (thyroxin). T3 và T4 sẽ giúp cơ thể phát triển bình thường và chuyển hóa năng lượng.
- Nếu khẩu phần ăn thiếu iot sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hormone của tuyến giáp. Thiếu iot trong khẩu phần, thì tuyến giáp cần làm việc nhiều hơn để bù vào chỗ thiếu từ nguồn Iot vì thế phình ra, gây ra bệnh bướu cổ. Khi bướu cổ kích thước to, có thể chèn ép đường thở, đường ăn uống lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2013 – 2014 thì tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi là 9,8%.
- Ngoài ra thiếu iot sẽ gây ra nhiều hậu quả khác. Với phụ nữ mang thai thiếu iot có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra dễ bị đần độn, câm điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
- Trẻ em thiếu iot sẽ dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, bị điếc, bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển, học tập.
trong khẩu phần ăn mà thiếu muối iot cơ thể người sẽ dễ mắc bệnh nào
a. quáng gà
b.bướu cổ
c.thiếu máu
d.viêm lợi
thiếu iot sẽ dẫn đến
Trong bào thai: trong giai đoạn đầu của bào thai, cơ thể thai nhi chịu ảnh hưởng từ việc hấp thu I-ốt của mẹ. - Thiếu I-ốt trong thời kì bào thai gây đần độn, thiểu năng trí tuệ, bướu cổ sơ sinh. - Thiểu năng trí tuệ và đần độn ở trẻ gây tổn thương vĩnh viễn không chữa được. Ở những lứa tuổi khác - Trẻ em thiếu I-ốt trí não kém phát triển, đần độn. - Phụ nữ có thai thiếu I-ốt dẫn đến sảy thai, thai chết lưu... - Thiếu I-ốt dẫn đến bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp. - Thiếu I-ốt làm giảm khả năng lao động và phát triển sức khỏe. Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt: Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt còn được gọi tên là bướu giáp đơn thuần, bướu giáp lành tính, bướu giáp không nhiễm độc, hoặc là bướu giáp dịch tễ, bướu giáp địa phương,… Bởi vì: Ta biết rằng Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ươngthiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ gây bướu cổ vì khi thiếu iot trong khẩu phần ăn hàng ngày tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp
➜bướu cổ.
Câu 1:
- Cơ thể thiếu vitamin D thì không hấp thụ được canxi mà canxi là thành phần cấu tạo xương.
- Vì khi thiếu muối iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết ra hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn trí não kém phát triển(nói thẳng ra là bị đần độn á, đừng ghi câu trong ngoặc vào). Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém
Câu 2:
- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
- Bạn tự lập nha.
Câu 3:
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận
- Gồm 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu:
. Diễn ra ở cầu thận và nang cầu thận
. Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc được giữ lại trong máu
⇒ Tạo nước tiểu đầu
- Quá trình hấp thụ lại:
+ Diễn ra ở ống thận
+ Các chất dinh dưỡng, cần thiết được hấp thụ lại máu
+ Sử dụng năng lượng ATP
- Quá trình bài tiết tiếp:
+ Diễn ra ở ống thận
+ Các chất độc, cặn bã, ... được bài tiết ra khỏi máu
+ Sử dụng năng lượng ATP
⇒ Tạo nước tiểu chính thức
Chú thích(sợ bạn hk hiểu nên chú thích): ATP là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng
- Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.(nói thẳng ra là do có bóng đái chứa nước tiểu á, nếu không có bóng đái thì chúng ta có thể mọc cánh bay như chim rồi=)))
Câu 4:
- Thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu
+ Khẩu phần ăn uống hợp lí
+ Đi tiểu đúng lúc
Bài 1:
a) Nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương vì:
Cơ thể thiếu vitamin D thì không hấp thụ được canxi mà canxi là thành phần cấu tạo xương.
b) Nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối i ốt vì i ốt là thành phần không thể thiếu của tuyến giáp, thiếu i ốt thì tuyến giáp phình to (bướu cổ) và trí tuệ kém phát triển
Bài 2:
Khẩu phần ăn là suất ăn của một người trong một người trong một ngày nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể ( protein, lipit, vitamin, chất khoáng , gluxit,...)
*Khẩu phần của 1 nữ sinh lớp 8:
- Gạo tẻ: 400g = 1376Kcal
- Bánh mì: 65g = 162Kcal
- Đậu phụ: 75g = 71Kcal
- Thịt lợn ba chỉ: 100g = 260Kcal
- Sữa đặc có đường: 15g = 50Kcal
- Dưa cải muối: 100g = 9,5Kcal
- Cá chép: 100g = 57,6Kcal
- Rau muống: 200g = 39Kcal
- Đu đủ chín: 100g = 31Kcal
- Đường kính: 15g = 60Kcal
- Sữa su su: 65g = 40,75Kcal
- Chanh: 20g = 3,45Kcal
→ Tổng cộng: 2156,85Kcal
*Khẩu phần ăn của 1 nam sinh lớp 8 mỗi ngày cần khoảng 2500 Kcal
- Buổi sáng:
+ Mì sợi: 100g = 349Kcal
+ Thịt ba chỉ: 50g = 130Kcal
+ 1 cốc sữa: 20g = 66,6Kcal
- Buổi trưa:
+ Gạo tẻ: 200g = 688Kcal
+ Đậu phụ: 150g = 142Kcal
+ Rau: 200g = 39Kcal
+ Gan lợn: 100g = 116Kcal
+ Cà chua: 10g = 38Kcal
+ Đu đủ: 300g = 93Kcal
- Buổi tối:
+ Gạo tẻ: 150g = 516Kcal
+ Thịt các chép: 200g = 115,3Kcal
+ Dưa cải muối: 100g = 9,5Kcal
+ Rau cải bắp: 3g = 8,7Kcal
+ Chuối tiêu: 60g = 194Kcal
→ Vậy tổng 2505Kcal.
Bài 3:
a)
-Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận
-Gồm 3 quá trình:
*Quá trình lọc máu:
+Diễn ra ở cầu thận và nang cầu thận
+Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc được giữ lại trong máu
=> Tạo nước tiểu đầu
*Quá trình hấp thụ lại:
+Diễn ra ở ống thận
+Các chất dinh dưỡng, cần thiết được hấp thụ lại máu
+Sử dụng năng lượng ATP
*Quá trình bài tiết tiếp:
+Diễn ra ở ống thận
+Các chất độc, cặn bã, ... được bài tiết ra khỏi máu
+Sử dụng năng lượng ATP
=> Tạo nước tiểu chính thức
b)
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định). Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.
Bài 4:
-Thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
+Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu
+Khẩu phần ăn uống hợp lí
+Đi tiểu đúng lúc
Mô tả các dấu hiệu của người bị bệnh Bazơđô thể hiện trên mặt và cổ.
Trả lời :
Dấu hiệu của người bị bệnh Basedow (Bazơđô)
Tại tuyến giáp
Bướu giáp:
Bướu giáp lớn, thường lan tỏa, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng, có thể có rung miu tâm thu, thổi tâm thu tại bướu, nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận. Một số biểu hiện rối loạn vận mạch vùng cổ (đỏ, da nóng, tăng tiết mồ hôi), vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân không có bướu giáp lớn (liên quan kháng thể).
Hội chứng nhiễm độc giáp:
Các dấu chứng này thường tỉ lệ với nồng độ hormon giáp với nhiều cơ quan bị ảnh hưởng.
Tim mạch: Hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp khó thở khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi. Ở các động mạch lớn, mạch nhảy nhanh và nghe tiếng thổi tâm thu, huyết áp tâm thu gia tăng (tăng cung lượng tim) so với huyết áp tâm trương, hiệu áp gia tăng, trường hợp nặng suy tim loạn nhịp, phù phổi, gan to, phù hai chi dưới.
Thần kinh cơ: Run rõ ở bàn tay là triệu chứng dễ nhận biết và nổi bật kèm theo yếu cơ. Bệnh nhân thường mệt mỏi, dễ kích thích thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng, mất ngủ.
Rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn tay, chân ẩm. Phản xạ gân xương có thể bình thường, tăng hoặc giảm. Đặc biệt dấu yếu cơ, teo cơ, dấu ghế đẩu (Tabouret), yếu cơ hô hấp gây khó thở, yếu cơ thực quản làm khó nuốt hoặc nói nghẹn.
Ở người trẻ tuổi triệu chứng tim mạch thường nổi bật, trong khi người lớn tuổi ưu thế triệu chứng thần kinh và tim mạch.
Dấu hiệu tăng chuyển hóa: Tăng thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng, tắm nhiều lần trong ngày, gầy nhanh, uống nhiều nước, khó chịu nóng, lạnh dễ chịu. Ngoài ra có các biểu hiện rối loạn chuyển hóa calci gây tăng calci máu hoặc hiện tượng loãng xương ở người lớn tuổi sau mãn kinh gây biến chứng, xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên, viêm quanh các khớp.
Biểu hiện tiêu hóa: ăn nhiều (vẫn gầy), tiêu chảy đau bụng, nôn mửa, vàng da.
Tiết niệu sinh dục: Tiểu nhiều, giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, liệt dương và chứng vú to nam giới.
Da và cơ quan phụ thuộc: Ngứa, có biểu hiện rối loạn sắc tố da, có hiện tượng bạch ban ở lưng bàn tay và các chi; tóc khô, hoe, mất tính mềm mại rất dễ rụng; rụng lông; các móng tay, chân giòn dễ gãy.
Tuy nhiên cũng cần phân biệt trên lâm sàng hai nhóm triệu chứng để chỉ định điều trị phù hợp.
Thần kinh giao cảm: Nhịp tim nhanh, run tay, tăng huyết áp tâm thu, tăng phản xạ, khóe mắt rộng, nhìn chăm chú, hồi hộp, trầm cảm, kích thích và lo âu.
Nhiễm độc giáp: Tăng tiêu thụ oxy, ăn nhiều, sụt cân, rối loạn tâm thần, nhịp nhanh, tăng co bóp cơ tim, giảm đề kháng hệ thống mạch máu.
Biểu hiện ngoài tuyến giáp
Thương tổn mắt:
Thường hay gặp là lồi mắt. Có 2 loại: lồi mắt giả và lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết), có thể không liên quan đến mức độ nhiễm độc giáp hoặc độc lập với điều trị. Vì thế có thể xảy ra sau quá trình điều trị nhất là phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ.
Lồi mắt giả: Tổn thương không thâm nhiễm liên quan đến bất thường về chức năng do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng thyroxin gây tăng co kéo cơ nâng mi làm khoé mắt rộng ra.
Lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết): Tổn thương thâm nhiễm liên quan đến các thành phần hốc mắt gây bệnh mắt nội tiết trong bối cảnh tự miễn trong bệnh Basedow gây thương tổn cơ vận nhãn và tổ chức sau hốc mắt. Bệnh lí mắt thường phối hợp gia tăng nồng độ kháng thể kháng thụ thể TSH (kích thích). Theo phân loại của Hội giáp trạng Mỹ (American Thyroid Association) các biểu hiện ở mắt được phân độ như sau:
Độ 0: Không có dấu hiệu và triệu chứng.
Độ I: Không có triệu chứng, có dấu co kéo mi trên, mất đồng vận giữa nhãn cầu và trán, giữa nhãn cầu và mi trên (ưu thế triệu chứng này liên quan đến nhiễm độc giáp, hồi phục sau khi bình giáp).
Độ II: Ngoài các dấu hiệu của độ I, còn có cảm giác dị vật ở trong mắt, sợ ánh sáng (Photophobie), chảy nước mắt, phù mí mắt, sung huyết và sưng kết mạc... (thâm nhiễm cơ và tổ chức hốc mắt, nhất là tổ chức quanh hốc mắt).
Độ III: Lồi mắt thật sự, dựa vào độ lồi nhãn cầu do tẩm nhuận sau tổ chức hốc mắt (tẩm nhuận hốc mắt từ 3 - 4mm (lồi nhẹ); từ 5-7mm (lồi vừa) và 8mm (lồi nặng). Cần lưu ý về phương diện lâm sàng nên dựa vào yếu tố chủng tộc để đánh giá vì độ lồi nhãn cầu bình thường đánh giá qua thước Hertel của người da vàng là 16-18mm, da trắng 18-20mm và da đen 20-22mm..
Độ IV: Thương tổn cơ vận nhãn.
Độ V: Thương tổn giác mạc.
Độ VI: Giảm hoặc mất thị lực do thương tổn thần kinh thị.
Để đánh giá một cách tương đối trung thực về sự tẩm nhuận sau hốc mắt cũng như đánh giá điều trị cần siêu âm nhãn cầu.
Phù niêm:
Tỉ lệ gặp 2-3%, thường định vị ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Vùng thương tổn dày (không thể kéo lên) có đường kính vài cm, có giới hạn. Da vùng thương tổn hồng, bóng, thâm nhiễm cứng (da heo), lỗ chân lông nổi lên, mọc thưa, lông dựng đứng (da cam), bài tiết nhiều mồ hôi. Đôi khi thương tổn lan tỏa từ chi dưới đến bàn chân.
To các đầu chi:
Đầu các ngón tay và các ngón chân biến dạng hình dùi trống, liên quan đến màng xương, có thể có phản ứng tổ chức mềm, tái và nhiệt độ bình thường phân biệt với bệnh phổi mạn. Ngoài ra có dấu chứng tiêu móng tay (onycholysis).
Ngoài các biểu hiện trên còn tìm thấy một số dấu hiệu của các bệnh lí tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thượng thận, suy phó giáp, tiểu đường, nhược cơ nặng, trong bối cảnh bệnh đa nội tiết tự miễn.
khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày tizoxin không thể tiết ra được mà tuyến yên vẫn tiết ra hoocmon kích tố tyến giáp (TSH) dẫn đến hiện tượng phì đại tuyến đây là nguyên nhân gây bệnh bứu cổ
Vì khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra,tuyến yên sẽ tiết hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn trí não kém phát triển. người lớn ,hoạt dộng thần kinh giảm sút , trí nhớ kém.
vì vậy đảng và nhà nước ta đã phát động cuộc vaạn động ' toàn daan sử dung muối iốt' để phòng chống bệnh bướu cổ
THAM KHẢO
Tác hại của việc thiếu I ốtThiếu I ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng,... Ngoài ra còn gây bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi.
Làm trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ,chậm lớn,.......
Và sẽ gây ra bệnh bướu cổ.Vì tuyến giáp bị sự kích thích của tuyến yên sẽ tăng cường hoạt động để huy động lượng iod trong máu, cố gắng bù chỗ thiếu từ nguồn iot đang có và vì thế dẫn đến tuyến giáp phình ra để bắt giữ nhiều iod nhất có thể.
=>Bướu cổ.