Thuyết minh về Covid 19
Giúp mk với plzz!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
COVID-19 là một loại virus (cụ thể hơn là virus Corona) được xác định là nguyên nhân gây ra dịch bệnh suy hô hấp được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ngay từ những ngày đầu, nhiều bệnh nhân trong vụ dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc được cho là có mối liên hệ với một chợ buôn bán hải sản và động vật lớn tại địa phương, điều đó cho thấy có sự lây lan từ động vật sang người. Sau đó, ngày càng nhiều bệnh nhân được báo cáo là không tiếp xúc với chợ hải sản, chứng minh thêm cho việc có sự lây lan từ người sang người. Tại thời điểm này, mức độ lây nhiễm dễ dàng và bền vững từ người sang người của chủng virus này vẫn chưa được xác định.
Triệu chứng
Đối với các trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, các báo cáo cho thấy các triệu chứng bệnh khá đa dạng từ nhẹ hoặc không có triệu chứng biểu hiện rõ nét nào, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm:
SốtHoKhó thởMệt mỏiMất khứu giácTrong một vài trường hợp, virus Corona không có triệu chứng sốt, cảm lạnh thông thường, nhưng vẫn tồn tại trong cơ thể.
Virus lây lan như thế nào
Nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ về cách thức lây lan của chủng virus mới COVID-19. Những thông tin, kiến thức hiện nay phần lớn dựa vào các thông tin đã biết của các chủng virus Corona tương tự. Virus Corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm lạc đà, gia súc, mèo và dơi. Các loại virus Corona ở động vật như MERS, SARS hiếm khi lây nhiễm sang người và ít lây lan giữa người với nhau.
Thông thường, sự lây lan giữa người và người xảy ra khi có tiếp xúc gần (khoảng 2m). Sự lây lan từ người sang người được cho rằng phần lớn diễn ra qua các giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự như cách bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác lây lan. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc có thể được hít vào phổi.
Phòng chống
Điều quan trọng cần lưu ý là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm. Mặc dù chưa được chứng minh sẽ bảo vệ được khỏi virus corona nhưng đeo khẩu trang là điều cần thiết sẽ giúp ngăn chặn cá nhân lây nhiễm cho người khác.
Điều quan trọng hơn là đảm bảo rằng chúng ta luôn giữ cho tay của mình sạch sẽ. Chúng ta chạm vào rất nhiều đồ vật trong ngày và chắc chắn chúng ta chạm vào mặt hoặc thậm chí chạm vào các thành viên trong gia đình. Đây là cách virus và vi khuẩn lây lan. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa phổ biến khác mà bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus gây bệnh viêm đường hô hấp.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; và sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Để tìm hiểu thêm về các bước rửa tay đúng cách, vui lòng truy cập àDẫn link về infographic hoặc clip hướng dẫn rửa tayNếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn với ít nhất 60% cồn. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn, và có thể nhĩn thấy được vết bẩn.Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch.Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.Ở nhà khi bạn bị bệnh.Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác.Hãy chắc chắn rằng thịt và trứng được nấu chín kỹ.Tránh hoặc hạn chế đi chợ.Khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.Điều trị
Hiện tại không có vắc-xin để chống nhiễm COVID-19. Người bị nhiễm bệnh nên ngay lập tức liên hệ Trung tâm kiểm soát bệnh tật hoăc các cơ sở y tế được phân công để được hướng dẫn điều trị.
Tham khảo:
Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch. Theo số liệu mới thống kê tổng số ca nhiễm virus Corona mới trên toàn thế giới đã tăng lên trên 40.000 người, trong đó khoảng 3.300 người được xác nhận là khỏi bệnh nhưng cũng đã có hơn 900 người chết, chủ yếu ở Trung Quốc - quốc gia đang là tâm dịch. Ở Việt Nam đã có 16 ca nhiễm virus corona, và con số này vẫn tiếp tục gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại. Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này. Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Như vậy có 4 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này Thứ nhất, lây truyền qua không khí: tiếp xúc với nước bọt từ người ho, hắt hơi, rồi virus xâm nhập vào đường hô hấp. Thứ hai, lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay khi không thực hiện các biện pháp dự phòng như rửa tay... Thứ ba, lây truyền khi tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn như bề mặt gỗ, đá, sắt, thép, vải,... có thời gian tồn tại khá lâu, khi con người sờ vào các bề mặt đó rồi đưa lên mắt mũi miệng dễ bị nhiễm. Thứ tư, lây truyền qua đường phân, chủ yếu do chăm sóc người bệnh. Theo ước tính, mỗi người mắc bệnh COVID-19 có thể lây cho ít nhất 3 hoặc 4 người khác. Thực tế cho thấy, cơ chế lây nhiễm của virus này gần giống với H1N1 hay cúm hơn là SARS. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được. Bởi vậy, số ca nhiễm COVID-19 cứ liên tục tăng, một “sự lây lan chưa từng thấy”. Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào? Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã. Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng… Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.
COVID-19 là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi một chủng vi-rút được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Chủng vi-rút này rất dễ gây truyền nhiễm và nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới.
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.
Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập đều bị tạm ngưng. Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2. Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2020, đã có hơn 850.000 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 42.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 178.000 ca đã phục hồi.
Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.