K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập củng cố bài 20 A. Tự luận: Câu 1. Vì sao thời Lê sơ nho giáo lại giữ địa vị độc tôn? Câu 2. Nhận xét vị trí của phật giáo ở các thế kỉ X – XIV? Câu 3. Vì sao giáo dục nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển? Câu 4. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê sơ? B. Trắc nghiệm: Câu 1. Hệ tư tưởng và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta từ thời Bắc...
Đọc tiếp

Bài tập củng cố bài 20

A. Tự luận:

Câu 1. Vì sao thời Lê sơ nho giáo lại giữ địa vị độc tôn?

Câu 2. Nhận xét vị trí của phật giáo ở các thế kỉ X – XIV?

Câu 3. Vì sao giáo dục nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển?

Câu 4. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê sơ?

B. Trắc nghiệm:

Câu 1. Hệ tư tưởng và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc?

A. Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

B. Nho giáo, phật giáo, Thiên chúa giáo.

C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.

D. Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo.

Câu 2. Ở thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Ấn Độ giáo.

Câu 3. Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.

Câu 4. Hệ tư tưởng nào dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị ở Việt Nam trong các thế kỷ X – XV?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 5. Luận điểm nào của Nho giáo qui định tôn ti, trật tự xã hội phong kiến và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử?

A. Tam cương (quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ).

B. Tam tòng tứ đức.

C. Ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghiã, Trí, Tín).

D. Quân, sư, phụ.

Câu 6. Từ thế kỷ XV, hệ tư tưởng nào được nâng lên địa vị độc tôn trong xã hội phong kiến Việt Nam?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 7. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng công trình nào sau đây?

A. Chùa Quỳnh Lâm. C. Chùa Một Cột.

B. Văn miếu. D. Quốc tử giám.

Câu 8. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo nào giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 9. Bia Tiến sĩ được dựng ở Văn miếu (Hà Nội) từ triều đại nào?

A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ. D. Nhà Lê Sơ.

Câu 10. các thế kỷ X – XV, nền giáo dục Nho học góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tuy nhiên nó không tạo điều kiện cho sự phát triển

A. tư tưởng. B. văn hóa. C. văn học. D. kinh tế.

Câu 11. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm văn học tiêu biểu ở các thế kỷ X – XV là

A. ca ngợi phong cảnh quê hương đất nước.

B. nói lên lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

C. ca ngợi tinh thần hiếu học, lao động cần cù của nhân dân ta.

D. ca ngợi những người học giỏi, đỗ đạt cao trong các kỳ thi.

Câu 12. Chùa Một Cột ở Hà Nội - một di tích văn hoá - lịch sử của dân tộc ta được xây dựng dưới thời nào?

A. Tiền Lê. B. Lý. C. Trần. D. Hồ.

Câu 13. Công trình nào được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Kinh thành Huế. B. Kinh thành Thăng Long.

C. Thành Cổ Loa. D. Thành nhà Hồ.

Câu 14. Tác phẩm nào được coi là bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta?

A. Đại Việt sử ký. B. Đại Việt sử ký toàn thư.

C. Đại việt sử lược. D. Lam Sơn thực lục.

Câu 15. Năm 1484, nhà Lê cho dựng các bia đá ở Văn Miếu để làm gì?

A. Khắc tên, vinh danh những người đỗ Tiến sĩ.

B. Khắc tên những anh hùng có công với nước.

C. Khắc tên những vị vua thời Lê Sơ.

D. Khắc tên những người có học hàm.

BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập

HS cần nắm được biểu hiện của sự khủng hoảng, suy yếu của nhà Lê sơ từ đầu thế kỉ XVI và nhà Mạc được thành lập như thế nào:

- Biểu hiện:

+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực…

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ…

- 1527: Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc

- Chính sách của nhà Mạc: (4 chính sách cơ bản)…

=> Những chính sách đó có tác dụng gì?

2. Đất nước bị chia cắt

HS cần nắm được tình hình cơ bản nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII, đó là: đất nước bị chia cắt, cụ thể:

- Chia cắt Nam triều – Bắc triều:…

- Chia cắt Đàng Trong (họ Nguyễn) – Đàng Ngoài (họ Trịnh)

3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài (HS đọc thêm SGK)

4. Chính quyền ở Đàng Trong (HS đọc thêm SGK)

Bài tập củng cố bài 21

A. Tự luận

Câu 1. Em hãy cho biết nguyên nhân sụp đỏ của triều Lê sơ?

Câu 2. Hãy đánh giá vai trò của nhà Mạc?

Câu 3. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn?

B. Trắc nghiệm:

Câu 1. Triều Lê Sơ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy sụp từ khi nào?

A. Từ giữa thế kỉ XV. B. Từ đầu hế kỉ XVI.

C. Từ cuối thế kỉ XVI. D. Từ đầu thế kỉ XVII.

Câu 2. Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập trong bối cảnh

A. nhà Minh (Trung Quốc) ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

B. các tướng lĩnh triều Lê Sơ suy tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua.

C. nhà Lê Sơ suy sụp, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi.

D. vua Lê chỉ thích ăn chơi nên nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

Câu 3. Trong những năm đầu mới thành lập, nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của

A. nhà Lý. B. nhà Trần. C. nhà Hồ. D. nhà Lê Sơ.

Câu 4. Mối quan tâm và là thành tựu lớn nhất trong giai đoạn đầu của triều Mạc là

A. xây dựng một đạo quân thường trực mạnh để đối phó với nhà Minh.

B. cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, bước đầu ổn định lại đất nước.

C. tổ chức thi cử đều đặn để lựa chọn người tài ra làm quan.

D. xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

Câu 5. Ở nửa cuối thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bơỉ cục diện

A. chiến tranh Nam - Bắc triều. B. chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

C. Vua Lê - chúa Trịnh. D. Họ Nguyễn cát cứ ở phía Nam.

Câu 6. Cuối thế kỷ XVI, chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc, đất nước bước đầu được thống nhất lại, nhưng có một thế lực cát cứ được hình thành ở phía Nam là

A. thế lực phong kiến họ Mạc. C. thế lực phong kiến họ Trịnh.

B. thế lực phong kiến họ Nguyễn. D. thế lực phong kiến họ Lê.

Câu 7. Vì sao ở các thế kỷ XVI – XVIII, chúa Trịnh có thể lấn át được quyền vua Lê?

A. Do thế lực của vua Lê ngày càng yếu.

B. Vua Lê đồng ý nhường quyền lực cho chúa Trịnh.

C. Chúa Trịnh nắm toàn bộ binh quyền, tổng chỉ huy quân đội.

D. Vua Lê không nhận được sự ủng hộ của nhân dân như trước.

Câu 8. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, ai là người thay thế vị trí của ông, tiếp tục chỉ huy cuộc chiến tranh với nhà Mạc?

A. Nguyễn Hoàng. B. Nguyễn Phúc Ánh.

C. Trịnh Kiểm. D. Lê Duy Ninh.

Câu 9. Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện Nam - Bắc triều. Đó là hệ quả của cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều).

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

C. Lê (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

Câu 10. Từ năm 1627 đến năm 1672, ở nước ta đã nổ ra cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến, đó là cuộc

A. chiến tranh Nam – Bắc triều. C. chiến tranh Lê – Mạc.

B. chiến tranh Trịnh – Nguyễn. D. chiến tranh Lê – Trịnh.

Câu 11. Con sông lịch sử chia cắt nước ta thành Đàng trong và Đàng ngoài từ năm 1672 đến cuối thế kỷ XVIII là

A. sông Bến Hải. B. sông Gianh. C. sông Nhật Lệ. D. sông Lam.

Câu 12. Từ năm 1672, sau khi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bất phân thắng baị, đất nước ta bị chia cắt bởi cục diện

A. Nam - Bắc triều. B. chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

C. Vua Lê - chúa Trịnh. D. Đàng trong – Đàng ngoài.

BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII

- Thế kỉ XV – dầu XVI: nông nghiệp sa sút

+ Nguyên nhân là gì?...

- Từ nửa sau thế kỉ XVII: dần ổn định trở lại

+ Biểu hiện:….

- Hạn chế:…

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

- Các nghề thủ công truyền thống:…

- Một số nghề thủ công mới:…

- Các làng nghề ngày càng nhiều…

- Nét mới trong kinh doanh: lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng

* Nhận xét về sự phát triển của thủ công nghiệp thời kì này?

3. Sự phát triển của thương nghiệp

a. Nội thương: buôn bán trong nước phát triển

- Chợ:…

- Nét mới:

+ Xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

b. Ngoại thương: phát triển mạnh

- Biểu hiện:…

* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngoại thương là gì?

- Từ giữa thế kỉ XVIII: suy yếu dần (nguyên nhân?)

4. Sự hưng khởi của các đô thị

Sự phát triển của kinh tế hàng hóa dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị

- Đàng Ngoài:…

- Đàng Trong:…

-> Đầu thế kỉ XIX: đô thị suy tàn dần (nguyên nhân?)

Bài tập củng cố bài 22

A. Tự luận

Câu 1. Nêu điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 3. Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn ban trong nước?

Câu 4. Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Câu 5. Sự phát triển của các làng nghề thủ công có ý nghĩa tích cực gì? Liên hệ ngày nay?

B. Trắc nghiệm

Câu 1. Từ đầu thế kỷ XVIII, tình hình nông nghiệp nước ta như thế nào?

A. Đàng Trong ổn định và phát triển, Đàng Ngoài điêu đứng.

B. Cả hai Đàng có dấu hiệu ổn định và phát triển.

C. Cả hai Đàng lâm vào tình trạng bất ổn định.

D. Đàng Ngoài ổn định, Đàng Trong điêu đứng.

Câu 2. Trong suốt thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII, nền nông nghiệp nước ta sa sút, đình đốn; nạn mất mùa đói kém xảy ra liên miên, nguyên nhân chính là do

A. sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến tạo nên.

B. những biến đổi của nhà nước phong kiến tạo nên.

C. bị chiến tranh tàn phá, ruộng đất tập trung vaò tay địa chủ, quan lại.

D. nhân dân không còn tha thiết với sản xuất nông nghiệp.

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nông nghiệp nước ta cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI?

A. Ruộng đất ngày càng tập trung vaò tay địa chủ, quan lại.

B. Nhà nước phong kiến không quan tâm đến sản xuất như trước.

C. Ở Đàng trong, nền nông nghiệp tương đối phát triển.

D. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.

Câu 4. Qua thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nhân dân ta đã đúc kết được kinh nghiệm nào?

A. “Tùng, Trúc, Cúc, Mai”. C. “Long, Ly, Qui, Phụng”.

B. “Trông trời, trông mây”. D. “Nước, phân, cần, giống”.

Câu 5. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta gồm

A. Nghề rèn sắt, đúc đồng. C. nghề làm gốm sứ, dệt lụa.

B. Nghề làm giấy, đồ trang sức. D. nghề khắc in bản gỗ, làm đồng hồ.

Câu 6. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, nghề nào trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài?

A. Trồng lúa. B. Khai mỏ. C. Chăn nuôi. D. Tranh sơn mài.

Câu 7. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, “Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn” là nhờ sự phát triển của nghề nào?

A. Khai mỏ. B. Đúc đồng. C. Rèn sắt. D. Thủ công nghiệp.

Câu 8. Câu ca “Đình Bảng bán ấm, bán khay/Phù lưu họp chợ mỗi ngày một đông” phản ánh điều gì?

A. Buôn bán phát triển mạnh. C. Thủ công nghiệp phát triển mạnh.

B. Ngoại thương phát triển mạnh. D. Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.

Câu 9. Điểm mới thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp nước ta ở các thế kỷ XVI – XVIII là gì?

A. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ ngày càng nhiều.

B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

C. Xuất hiện nhiều chợ họp theo chu kỳ 5 đến 10 ngày một phiên.

D. Có sự giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài.

Câu 10. Nhận định nào không phản ánh sự phát triển của hoạt động thương nghiệp nước ta ở các thế kỷ XVI – XVIII?

A. Các làng nghề thủ công mọc lên ở nhiều nơi.

B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ ngày càng nhiều.

C. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

D. Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược tăng lên.

Câu 11. Hoạt động ngoại thương nước ta phát triển mạnh ở các thế kỷ XVI – XVIII là do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển tạo ra nhiều hàng hóa.

B. chủ trương mở cửa của chính quyền Trịnh – Nguyễn.

C. nước ta có nhiều cảng biển thuận lợi cho tàu thuyền nước ngoài cập bến.

D. chính sách ưu đãi thuế má đối với thương nhân nước ngoài.

Câu 12. Nét mới trong hoạt động ngoại thương ở nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII là sự có mặt của các thương nhân

A. Trung Hoa, Nhật Bản, Gia Va, Xiêm. C. Ấn Độ và Đông Nam Á.

B. Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. D. Nhật Bản, Ấn Độ, Gia Va.

Câu 13. Ở các thế kỷ XVII - XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân nước ngoài định cư và buôn bán là

A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Nhật Bản, Ấn Độ. D. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Câu 14. Ở các thế kỷ XVII - XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất, đó là đô thị nào?

A. Kinh Kì, Phố Hiến. B. Thăng Long, Phố Hiến.

C. Thanh Hà, Phố Hiến. D. Thăng Long, Hội An.

Câu 15. Trong các thế kỷ XVII - XVIII, ở Đàng Trong có đô thị nào tiêu biểu nhất?

A. Thanh Hà (Huế). B. Hội An (Quảng Nam).

C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh). D. Nước Mặn (Bình Định).

2
28 tháng 2 2020

Mình chỉ giúp tự luận thôi nha

Bài tập củng cố bài 20

A. Tự luận:

Câu 1. Vì sao thời Lê sơ nho giáo lại giữ địa vị độc tôn?

Vì ở thời Lê nho giáo rất phát triển và được xem trọng hơn,trong bối cảnh hệ tư tưởng thống trị của triều đình thời Lê sơ là nho giáo, phật giáo cùng các tôn giáo khác lâm vào cảnh tưởng chừng như suy tàn. Dưới thời Lê Thánh Tông, năm 1461 ban hành sắc lệnh “chùa quán nào không có ngạch cũ thì không được tự tiện làm mới”. Thời Lê sơ, muốn làm tăng nhân, nhà sư phải thi nhiều cuộc thi tuyển chọn lựa, phải làu thông kinh sử và tuổi tác trên năm mươi. Những cấm đoán của nhà nước như ban hành các đạo luật hạn chế phật giáo phát triển .

Câu 2. Nhận xét vị trí của phật giáo ở các thế kỉ X – XIV?

Phật giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong các thế kỉ X đến XIV:

- Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước.

- Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật.

Câu 4. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê sơ?

- Đời sống văn hóa của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý, Trần, Lê phát triển phong phú và đa dạng.

- Ngoài những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc và dân gian, văn hóa dân tộc thời kì này còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố từ bên ngoài vào.

Bài tập củng cố bài 21

A. Tự luận

Câu 1. Em hãy cho biết nguyên nhân sụp đỏ của triều Lê sơ?

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp do những nguyên nhân sau:

- Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

- Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

- Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

- Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.

⟹ Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi vua, nhà Mạc thành lập. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2. Hãy đánh giá vai trò của nhà Mạc?

- Đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.

- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như:

+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.

+ Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

- Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân.

⟹ Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.

Câu 3. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn?

* Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Bài tập củng cố bài 22

A. Tự luận

Câu 1. Nêu điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII?

* Tích cực:

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại và phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển.

+ Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất.

* Hạn chế:

- Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

Câu 2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

- Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây.

Câu 3. Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn ban trong nước?

Sự phát triển buôn bán trong nước có tác dụng:

- Buôn bán trong nước thời kì này phát triển, không đơn thuần chỉ là trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như trước nữa mà đã phát triển thành một nghề.

- Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển các ngành nghề trong nước.

- Cải thiện cuộc sống người dân

Câu 4. Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

- Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển.

- Ngoại thương phát triển, hàng hóa trao đổi phong phú hơn, nhân dân và thương nhân có nhiều lựa chọn hơn về mặt hàng, chất lượng, giá cả.

- Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.

Câu 5. Sự phát triển của các làng nghề thủ công có ý nghĩa tích cực gì? Liên hệ ngày nay?

* Ý nghĩa:

- Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

- Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

* Liên hệ với ngày nay:

- Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khiến một số ngành thủ công nghiệp bị lãng quên.

- Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng; các sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm (làng gốm Bát Tràng), hàng tơ lụa (lụa Hà Đông),…

28 tháng 2 2020

Chia ra đi bn.Chóng mặt quá

8 tháng 3 2021

vì chế độ phong kiến đã bị suy yếu, tôn ti trật tự không còn giữ được như trước nữa

8 tháng 3 2021

Chế độ phong kiến bị suy yếu, tôn ti trật tự không được như trước.

Vì các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. ngay nền giáo dục lấy nho giáo làm nền giáo dục chính , sách giáo khoa lấy tứ thư ngũ kinh làm giáo án , Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho thành lập quốc tử giám dựng bia tiến sĩ, thế nên Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ. Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ

=> Đạo nho phát triển và đạo phật và đạo giáo bị hạn chế

2 tháng 4 2021

Tham khảo:

Câu 1:

 

a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:

- Đất nước độc lập thống nhất

- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp

- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

b. Chính sách khuyến nông

- Chính sách khai hoang

+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác

+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.

+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.

- Phát triển thủy lợi

+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng

+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.

+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".

+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.

- Bảo vệ sức kéo

+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.

+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.

- Đảm bảo sức sản xuất

+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".

+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu

+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.

- Đánh giá

+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.

+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp

- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.

- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

Câu 2:

1. Nho giáo

- Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị (những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ), chi phối nội dung giáo dục thi cử. Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

- Thời Lê sơ:

+ Nho giáo chính thức được nâng lên vị trí độc tôn đến cuối thế kỉ XIX, số người theo Phật giáo và Đạo giáo giảm bớt.

+ Nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội Nho giáo trong nhân dân.

+ Sự phát triển của giáo dục Nho học củng cố sự phát triển của Nho giáo.

Mục 2

2. Đạo Phật

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng.

+ Các nhà sư được triều đình tôn trọng và có lúc đã tham gia bàn việc nước.

+ Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí Phật.

+ Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

Mục 3

3. Đạo giáo:

- Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian.

- Một đạo quán được xây dựng.

- Cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần.



 

25 tháng 2 2022

A
A
A
=)))

25 tháng 2 2022

A

A

C

4 tháng 2 2019

Chọn D

Câu 11: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?A. Phật giáo              B. Đạo giáo                 C. Nho giáo           D. Thiên Chúa giáoCâu 12: Thời Lê sơ, tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyênB. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyênC. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyênD. 26 khoa...
Đọc tiếp

Câu 11: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

A. Phật giáo              B. Đạo giáo                 C. Nho giáo           D. Thiên Chúa giáo

Câu 12: Thời Lê sơ, tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?

A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên

C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên

D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca

A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo           B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo

C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo                      D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập

Câu 14: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Nôm gồm những tác phẩm tiêu biểu nào dưới đây?

A. Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập                                  B. Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập

C. Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, thập giới cô hồn quốc ngữ   D. Tất cả các tác phẩm trên

2
10 tháng 3 2022

z lun

10 tháng 3 2022

Câu 11: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

A. Phật giáo              B. Đạo giáo                 C. Nho giáo           D. Thiên Chúa giáo

Câu 12: Thời Lê sơ, tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?

A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên

C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên

D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca

A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo           B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo

C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo                      D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập

Câu 14: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Nôm gồm những tác phẩm tiêu biểu nào dưới đây?

A. Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập                                  B. Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập

C. Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, thập giới cô hồn quốc ngữ   D. Tất cả các tác phẩm trên

6 tháng 12 2016

Các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia[2].

Để tỏ sự tôn sùng Nho học, năm 1435, Lê Thái Tông sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng chọn ngày làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ năm Nhâm tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam

Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Dù vẫn để tâm tới Phật giáo và Đạo giáo nhưng tư tưởng chủ đạo của Lê Thánh Tông là Nho giáo. Lê Thánh Tông đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống văn hóa tinh thần của thời đại. Để làm đời sống tư tưởng của xã hội quy về với Nho giáo, ông đã tìm cách "làm sáng tỏ đạo thánh hiền" khiến muôn người tin theo[3].

Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học.

Nho giáo thời Hậu Lê áp dụng theo kiểu nhà Tống, còn gọi là Tống Nho. Năm 1467, ông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội. Bản thân Thánh Tông cũng có học vấn khá cao về Nho học, ông thường cùng các quan lại bàn về Nho giáo trong lúc rỗi rãi. Ông đề cao "tam cương": quân thần, phụ tử, phu phụ (vua tôi, cha con, vợ chồng) và chữ "hiếu", ít bàn về phạm trù "nhân nghĩa"

6 tháng 12 2016

Vì ở thời Lê nho giáo rất phát triển và được ưa chuộng hơn,trong bối cảnh hệ tư tưởng thống trị của triều đình thời Lê sơ là nho giáo, phật giáo cùng các tôn giáo khác lâm vào cảnh tưởng chừng như suy tàn. Dưới thời Lê Thánh Tông, năm 1461 ban hành sắc lệnh “chùa quán nào không có ngạch cũ thì không được tự tiện làm mới”. Thời Lê sơ, muốn làm tăng nhân, nhà sư phải thi nhiều cuộc thi tuyển chọn lựa, phải làu thông kinh sử và tuổi tác trên năm mươi. Những cấm đoán của nhà nước như ban hành các đạo luật hạn chế phật giáo phát triển .

25 tháng 3 2022

tham khảo

 

Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

 vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội. - Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo (phá bỏ chùa triền, loại bỏ quyền lực của các nhà sư), đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

25 tháng 3 2022

tham khảo

 

* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo (phá bỏ chùa triền, loại bỏ quyền lực của các nhà sư), đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

22 tháng 3 2022

Tham khảo:

Vai trò của Nho giáo ở:

- Thế kỉ XVI-XVII: Không đóng vai trò quan trọng, đã dần suy thoái, Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí của mình ⇒ Nền kinh tế phát triển.

- Thời Lê Sơ: Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, đóng vai trò quan trọng ⇒ Giúp đào tọa nhân tài, củng cố địa vị của các vị vua chúa, quan lại song không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

+ Nho giáo suy thoái do khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội, chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến, từ cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc cho đến Trịnh – Nguyễn, làm đảo lộn đời sống xã hội. Nho giáo, mặc dù trước đó có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam nhưng lúc này, đã bộc lộ những hạn chế, dần mất vị trí của mình, tạo điều kiện cho sự phát triển Phật giáo, Đạo giáo…
+ Thế kỉ XVI - XVIII, là thời kỳ hưng khởi của các đô thị và ngoại thương phát triển nên kinh tế hàng hóa phát triển.