. Phần Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào trước chữ cái có câu trả lời đúng nhất: ( mỗi câu trả lời đúng 0,5điểm)
Câu 1: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào?
A. Mùa xuân năm 40 TCN B. Mùa xuân năm 40
C. 981 D. 938
Câu 2: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích:
A. Trả thù cho Thi Sách. B. Trả thù riêng.
C. Rửa hận. D. Trả thù nhà, đền nợ nước.
Câu 3: Nghĩa quân Hai Bà Trưng toàn thắng sau khi:
A. Làm chủ tình hình. B. Làm chủ Mê Linh, đánh chiếm Cổ Loa, Luy Lâu.
C. Tô Định bỏ trốn . D. Giết Tô Định.
Câu 4: Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra nhận xét:
A. Nhà Hán muốn người Hán cùng người Việt cai quản đất nước.
B. Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.
C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt.
D. Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng xã.
Câu 5: Nhà Hán chiếm Âu Lạc vào thời gian nào sau đây?
A. 179 TCN B.111 TCN C.207 TCN D.40
Câu 6: Những vùng nào của nước ta hiện nay là vùng đất của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước đây:
A. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình.
B. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Trị
C. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.
D. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Ngãi.
Câu 7: Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc, làm như vậy là để:
A. Người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở.
B. Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
C. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán.
D. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.
Câu 8: Thủ phủ của châu Giao được đặt ở:
A. Thăng Long. B. Cổ Loa. C. Luy Lâu. D. Hoa Lư.
Câu 9: “ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
4 câu thơ trên được trích từ:
A. Đại Việt sử kí toàn thư. B. Đại Nam thực lục.
C. Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII.
D. Đại Việt sử kí tiền biên.
Câu 10: Dưới sự cai trị của chính quyền nhà Hán, chúng đã đưa các tầng lớp nào vào Âu Lạc cũ, cho ở lẫn với người Việt?
A. Quý tộc. B. Nông dân. C. Dân nghèo, tội nhân. D. Địa chủ, quan lại.
Câu 13: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)
Cột A ( Thời gian) |
Cột B ( Tên nước) |
Đáp án |
1. 179 TCN |
A. Tô Định được cử làm Thái Thú quận Giao Chỉ. |
|
2. 111TCN |
B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. |
|
3. Năm 34 |
C. Nhà Hán chia nước ta làm ba quận và gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. |
|
4. Mùa xuân năm 40 |
D. Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. |
|
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi ? ( 3 điểm)
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào? (3 điểm)
I:TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào?
B. Mùa xuân năm 40
Câu 2: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích:
D. Trả thù nhà, đền nợ nước.
Câu 3: Nghĩa quân Hai Bà Trưng toàn thắng sau khi:
C. Tô Định bỏ trốn .
Câu 4: Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra nhận xét:
C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt
Câu 5: Nhà Hán chiếm Âu Lạc vào thời gian nào sau đây?
A. 179 TCN
Câu 6: Những vùng nào của nước ta hiện nay là vùng đất của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước đây:
C. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.
Câu 7: Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc, làm như vậy là để:
C. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán
Câu 8: Thủ phủ của châu Giao được đặt ở:
C. Luy Lâu.
Câu 9: “ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
4 câu thơ trên được trích từ:
C. Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII.
II:TỰ LUẬN:
Câu 1: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi ?
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Đứng đầu châu và quận là quan lại người Hán. Đứng đầu huyện vẫn là Lạc Tướng người Việt.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo: bị bắt phải theo phong tục Hán, phải nộp nhiều loại thế và hàng năm phải tìm sản vật để cống nạp.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.
=> Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
ủa bn!! câu 10 và 13 âu