Phần II : TỰ LUẬN
Câu 2) Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?Nguyên nhân ngộ độc thức ăn. ? Nêu các biện pháp
phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng ?
Câu 3) Thức ăn được phân chia thành những nhóm chất dinh dưỡng nào? Việc phân nhóm đó có tác dụng gì
trong việc tổ chức bữa ăn gia đình?
Câu 4)Trình bày chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột, chất béo?
Câu 5)Nhu cầudinh dưỡng của cơ thể?
Help me please 🙏
Câu 2
-Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
-Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của các chất độc vào thực phẩm
-• Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
• Do thức ăn bị biến chất
• Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc( mầm khoai tây, cá nóc,..)
• Do thức ăn bị ô nhiễm, chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.
-Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
a. Phòng tránh nhiễm trùng
• Rửa tay sạch trước khi ăn
• Vệ sinh nhà bếp
• Rửa kĩ thực phẩm
• Nấu chín thực phẩm
• Đậy thức ăn cẩn thận
• Bảo quản thực phẩm chu đáo
b. Phòng tránh nhiễm độc
• Không dùng thực phẩm có chất độc
• Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc có chất độc hóa học
• Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng
Câu 3
• Thức ăn được phân làm 4 nhóm dựa vào giá trị dinh dưỡng đó là :
+ Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
+ Nhóm giàu chất đường bột.
+ Nhóm giàu chất đạm.
• Ý nghĩa
+ Tổ chức bữa ăn tốt hơn
+ Cân bằng đầy đủ dinh dưỡng trong 4 nhóm
Câu 4
Chức năng dinh dưỡng của
1. Chất đạm( protein)
- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt về thể chất và trí tuệ
- Tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào chết
- Tăng sức đề kháng và năng lượng.
2. Chất đường bột( gluxit)
• Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể: để làm việc, vui chơi …
• Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác
3. Chất béo.
• Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ giúp bảo vệ cơ thể
• Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
Câu 5
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm
a) Thiếu đạm trầm trọng
• Trẻ em bị suy dinh dưỡng
• Dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
• Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển; cơ bắp trở nên yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.
b) Thừa đạm
• Lượng chất đạm bị thừa sẽ được tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ, có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch…
• Thừa đạm gây ngộ độc cho cơ thể.
2. Chất đường bột
a) Thiếu đường bột
• Thiếu đường bột cơ thể ốm yếu, đói mệt.
b) Thừa đường bột
• Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì vì lượng chất thừa đó sẽ “biến thành” mỡ.
3. Chất béo
a. Thiếu chất béo
• Thiếu năng lượng và Vitamin
• Cơ thể ốm yếu, dễ mệt, đói
• Không đủ năng lượng, không làm việc
• Khả năng chống đỡ bệnh tật kém
b. Thừa chất béo
• Cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
• Các chất khoáng, sinh tố, nước, xơ, cần được quan tân sử dụng đầy đủ trong mọi trường hợp.