Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiển thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
(Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ - SGK TV 4, tập 1)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ
3. Em hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên
4. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả trong 2 câu thơ? Vì sao?
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"
5. Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
Câu 1 :Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: biểu cảm
Câu 2 : Nội dung chính của đoạn thơ:
- Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy.
Câu 3: Đó là:
- Ở hiền gặp lành
- Tương người như thể thương thân
- Yêu nhau mấy núi cũng leo - mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Câu 4 : Có 2 cách trả lời, đồng tình hoặc không đồng tình. Lí giải :
- TH1. Truyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ
- TH2 :Vì truyện cổ dân gian kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa.
Câu 5: Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến những truyện:
- Tấm Cám.
- Đẽo cày giữa đường.
Chúc bạn học tốt!
1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.
3. Hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên:
- Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
- Ở hiển thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì