K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

27 tháng 5 2021

I. Mở bài:

– Giới thiệu về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng.

II. Thân bài:

– Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

– Đặc điểm:

+ Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

+ Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

+ Đền Hạ: Xây vào thế kỷ 17-18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi u Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

+ Chùa Thiên Quang: Nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

+ Đền Trung: Tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý – Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

+ Ðền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

+ Lăng vua Hùng: Là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

+ Đền Giếng: Nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

– Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của khu di tích Đền Hùng.

27 tháng 5 2021

Mở bài Ở nước ta có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất.

Thân bài a) Giới thiệu những nét chính về vị trí, về quy hoạch khu đền Hùng Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các vua Hùng. Quần thể này nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh (cao 175 mét). Núi Nghĩa Lĩnh còn có tên gọi khác là Núi Cả, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn. Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách thành phô’ Việt Trì khoảng 10 km. Năm 1962, đền Hùng được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia. Năm 1967, Chính phủ Việt Nam có quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm đền Hùng. Ngày 08 tháng 02 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử đền Hùng lần thứ nhất. Ngày 06 tháng 01 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định sô 82/2001/ND-CP, quy định về quy mô, nghi lỗ giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng hằng năm. Ngày 10 – 03 âm lịch trở thành ngày Quốc giỗ. Năm 2004, quyết định số’ 84/ 2004/ QĐ-UB, hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa được đầu tư xây dựng. Năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định sô’ 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lí khu di tích khu di tích đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử đền Hùng trực thuộc Ưỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Các di tích chính trong quần thể đền Hùng Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, sau nở thành 100 người con trai. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh dền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nhà bia có đặt tấm bia đá, khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch IỈỒ Chí Minh trong chuyên thăm đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954. Chùa Thiên Quang: Còn gọi là Thiên Quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Đền Trung: Tương truyền là nơi các vua Ilùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Thượng: Đền nằm trên đỉnh núi, theo truyền thuyết nơi đây ngày xưa các vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tô’t tươi… Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại… Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chú Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của vua Hùng thứ 18) thường soi gương vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 18. Đền Tổ mẫu Ầu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

Những nét chính về lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng gồm có phần Lễ và phồn Hội. Phần Lễ Có 2 Lễ được cử hành trong ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua: Đám rước bắt đầu từ chân núi lên đến đỉnh núi Thiêng. Lễ dâng hương: Mọi người đến đền Hùng để dâng hương. Tất cả muốn thể hiến lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Phần Hội Có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: thi vật, kéo co, bơi trải, hát xoan,…

Kết bài Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia của Viột Nam, nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

6 tháng 2 2020


Tràng Kênh – Bạch Đằng nằm trên đất Thủy Nguyên, cách Trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 18km về phía Đông Bắc. Từ sông Bạch Đằng nhìn vào, Tràng Kênh như một Hạ Long trên cạn với nhiều núi non hùng vĩ. 
Tràng Kênh cũng là vùng đất lưu giữ di chỉ của người Việt cổ, nơi giao thoa văn hóa của người miền núi ở cánh cung Đông Triều với người miền biển của văn hóa Hạ Long của các bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt. Từ trước công nguyên đến thời Bắc thuộc, Núi Tràng Kênh – Sông Bạch Đằng án ngữ con đường xâm lăng duy nhất về phương Nam của các thế lực Phương Bắc. Nơi đây, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13 diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược, cả 3 lần đều dùng trận địa cọc, cả 3 lần đều chỉ xảy ra trong 1 ngày, 1 con nước sáng lên chiều xuống và tiêu diệt gọn quân thù, bắt sống giặc, chém chết chủ tướng, làm quân thù Nam Hán, Đại Tống, Nguyên Mông đều bạt vía kinh hồn. Không một khúc sông nào nơi đây không nhuốm máu quân thù. Bạch Đằng – Tràng Kênh thực sự là một địa danh có lịch sử truyền thống hào hùng, oanh liệt trong lịch sử trường tồn của dân tộc “Vạn cổ Bạch Đằng lưu chính khí”. Việc xây dựng khu di tích Bạch Đằng ngay tại chiến trường oanh liệt từ xa xưa là một việc làm lưu giữ hồn thiêng dân tộc, như lời thán tuyệt diệu của thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần Phạm Sư Mạnh: “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu” (tạm dịch: khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng).

Quá trình xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang là sự kết hợp ý chí của người xây đền với sự mách bảo của thần linh, quá trình khai sơn phục thủy, san bằng mọi trở ngại, vừa làm vừa hoàn thiện, biến ý chí quyết tâm của một người thành ý chí quyết tâm của muôn người. Đúng như lời Phật dạy: “Sự diệu kỳ của trí tuệ kết hợp với sự màu nhiệm của thánh linh sẽ làm nên tất cả”. Trí tuệ và quyết tâm của con người với hồn thiêng dân tộc đã tạo dựng thành công. 

Quá trình xây dựng khu di tích là quá trình tạo dựng cảnh quan, không gian mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc, vừa hùng vĩ của núi sông, vừa linh thiêng và thấy như tiếng ông cha từ ngàn xưa vẫn vang vọng về. Từ năm 2008 đến 2016, các công trình trong khu di tích đã lần lượt được xây dựng, tạo nên một quần thể di tích uy nghi, lung linh soi bóng xuống Bạch Đằng Giang lịch sử. Khu di tích lưng tựa núi, chân đạp sông, mắt dõi biển Đông, tạo thành điểm tựa tâm linh cho cả vùng Đông Bắc tổ quốc. Quần thể di tích gồm có:

- Vườn cuội cổ và trụ chiến thắng: Trụ chiến thắng bằng đá hồng ngọc nguyên khối cao chừng 5,5 mét, tiết diện 2,25 mét vuông, nặng chừng trăm tấn. Sau chế tác trụ có 4 mặt hình chữ nhật, khắc nổi 108 chữ tương ứng với 72 vị thiên can, 36 vị địa chi, mặt tiền 7 chữ “Giang San Vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt tả, hữu, hậu khắc công lao và thần tích của Đức vua Ngô Quyền, Lê Đại Hành Hoàng đế và Đức Thánh Trần. Các chữ khắc cùng một mẫu, các bản thần phả đều từ cung sinh, kết thúc ở cung sinh theo Kinh dịch thể hiện sự trường tồn.

- Đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn Minh Đại Việt. 

- Đền Tràng Kênh Vọng Đế, thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 ngài đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền, có công đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán.

- Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – ngài có công 3 lần đánh bại Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, đập tan dã tâm xâm lược nước ta của Đế chế Nguyên Mông, mở ra nền văn minh Đông A rực rỡ. 

- Trúc Lâm tự Tràng Kênh: Chùa mô phỏng theo mô hình Chùa Đồng – Yên tử. Chùa thờ Phật Tổ Như lai, các Đạt ma và Bồ Tát, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người đứng đầu quân dân Đại Việt trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau này ngài cùng Pháp Loa và Huyền Quang sang lập phái Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Dưới chân chùa là tượng Bạch Ngọc 18 vị La Hán, cây đa cổ thụ trên trăm tuổi được mang từ nhà máy xi măng Hải Phòng cũ để trồng, bảo tồn truyền thống.

- Đền thờ Thánh Mẫu: tín ngưỡng tôn thờ lấy hình tượng Mẫu (người mẹ) với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ, che chở con người đã đi sâu vào đời sống văn hóa dân tộc Việt, “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đền thờ Thánh Mẫu trong khu di tích thờ Mẫu đệ Nhất thượng Thiên, Mẫu đệ Nhị thượng ngàn, Mẫu đệ Tam thoải phủ. Trong đền còn có hương án và pho tượng thờ tự Ngũ vị tôn ông, tam vị ông Hoàng, Đức Nam Hải thần vương và Mẫu Sơn Trang.

- Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Nhiều đền, chùa đình, đền, miếu trong cả nước đã lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi đầu tiên tại Hải Phòng lập Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh để nhân dân và thu khách thập phương bày tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người.

- Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng - nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ cũng như hình ảnh các vị lãnh tụ đã tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích.

- Quảng trường Chiến thắng: công trình được hoàn thành vào tháng Chạp năm Bính Thân 2016, đón xuân mới Đinh Dậu 2017. Quảng trường lát đá granit vươn ra sông, gồm 3 pho tượng của Đức Ngô Quyền vương, Vua Lê Đại Hành và Đức Thánh Trần cao 11m bằng đồng. Mô hình bãi cọc lim bịt sắt gồm 180 cọc được dựng lại dưới lòng sông .

Kể từ năm 2008 đến nay, khu di tích đã không ngừng mở mang, hoàn thiện, đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước về thăm quan, đồng thời cũng là nơi diễn ra nhiều Đại lễ như Đại lễ cầu siêu hương hồn các liệt sĩ dân tộc Việt Nam đã hy sinh trên biển để bảo vệ tổ quốc. Nơi đây nhiều nhân sỹ, nhà lãnh đạo đất nước đã về hội tụ để hấp thụ hồn thiêng đất nước, vạch ra những quyết sách anh minh. Về đây ta như gặp lại quá khứ hào hung của tổ tiên, như nghe thấy tiêng gươm khua lửa cháy, tiếng trống trận, tiếng hò reo và tiếng quân thù gục ngã – để chắp cánh cho chúng ta hướng tới tương lai, quyết tâm xây dựng thành phố, quê hương, đất nước giàu đẹp, trường tồn bên bờ biển Đông

4 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Hồ Bán Nguyệt chính là trái tim của Hưng Yên giống như hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên.

Hồ Bán Nguyệt dáng cong hình trăng khuyết, là một khúc sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, dân gian ở đây đều ví hồ là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong vắt.

Hồ Bán Nguyệt là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để bơi thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách mạng tháng Tám thành công, con đường này bị phá, trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho hồ. Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức một cuộc thi vịnh Kiều ở ngay bên hồ Bán Nguyệt với sự tham gia của cả Nguyễn Khuyến và Chu Mạnh Trinh.

Ngày nay, vào những ngày lễ hội như: lễ hội đền Mẫu, đền Trần, lễ hội dân gian Phố Hiến... hay các hoạt động lớn của thành phố đều diễn ra ở hồ Bán Nguyệt, như: hát quan họ trên hồ, ca nhạc chào mừng tách tỉnh Hưng Yên, bắn pháo hoa dịp tết, tổ chức thi bơi, đua thuyền,…

Trong khung cảnh ồn ã, sầm uất của đô thị, hồ Bán Nguyệt như một nét thơ điểm xuyết làm cho không gian thoáng đãng, phong cảnh thêm hữu tình. Một bên là phố phường tấp nập, một bên là con đê sông Hồng chạy dài với bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt. Cảnh hồ mây lồng bóng nước, mặt hồ phẳng lặng, nước hồ trong xanh tựa như một tấm gương lớn lung linh soi bóng những hàng cây ven hồ.

Chênh chếch như một vầng trăng khuyết, hồ Bán Nguyệt không những thơ mộng mà còn nằm ở một vùng đất linh thiêng với nhiều đền, chùa, đình, miếu. Soi bóng xuống mặt nước hồ là đền Mẫu, từ lâu đã là điểm đến tâm linh của người dân đất Việt. Cạnh đó là đền Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị đức thánh cha của dân tộc.

Về với Phố Hiến - Hưng Yên, là tìm về những giá trị tâm linh cao đẹp, chiêm ngưỡng nét trầm mắc của những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính rêu phong. Và hồ Bán Nguyệt là nơi du khách tản bộ, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ, cảm nhận không gian yên tĩnh, thanh bình của một vùng đất xưa kia đã từng nổi tiếng với câu ca: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

24 tháng 6 2023

Nói về danh lam thắng cảnh Đền Trần

Nước Việt Nam ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Ở mỗi nơi là có một danh lam thắng cảnh có vẻ đẹp khác nhau. Trong đó phải kể đến danh lam thắng cảnh Đền Trần. Đây là nơi mà rất nhiều dự khách trong và ngoài nước đến.

Đến Năm Định là phải ghé nơi đây. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695. Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa thành phố Nam Định. Nhìn từ xa ta có thể thấy kiến trúc của đền vô cùng đặc biệt. Nơi đây là nơi thờ các vị vua nhà Trần và các quan lại có công lớn trong việc giúp các vị vua nhà Trần cái quản đất nước. Nơi đây có quy mô khá rộng. Tổ chức nhiều lễ hội trong năm nhằm nhớ ơn.

Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn và Trần Miếu. Bước vào bên trong ta có thể thấy được nhiều điều thú vị. Đầu tiên là Đền Trần bao gồm tận 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường , đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Nếu bạn chưa đến đây thì cứ nghĩ chỉ có một đền thờ thôi. Dù có ba đền thờ thì cũng chỉ với mục đích duy nhất là thờ các vị vua nhà Trần. Đa số các đền này đều rộng ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn và 2 gian tả hữu. Ta có thể tham quan kĩ hơn và biết được nhiều thứ. Từ những vị vua quan lại của nhà Trần tất cả đều nằm trong Đền Trần. Phong cảnh ở đây cũng rất đẹp và nhiều cây cối. Hằng năm có rất nhiều người đến đây tham quan.

Hãy đến với đền Trần một lần khi ra Năm Định. Bạn chắc chắn sẽ không hối tiếc khi đến đây đâu.