giúp mình với mình cần làm gấp
viết cảm nghi của em về phim tai lieeuh hành trình giữ nước tập 1
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhiều năm trước, chúng tôi tình cờ gặp chị Nguyễn Thị Thu Hà, cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh tại phòng đọc của Báo Nhân Dân khi chị đến tìm đọc những bài viết của Bác Hồ đăng trên báo Ðảng. Qua thời gian làm việc những năm sau này, chúng tôi bị cuốn theo sự nhiệt tình, đam mê của chị mỗi khi nhắc đến công tác sưu tầm các tư liệu, hiện vật gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau mỗi chuyến công tác nước ngoài để sưu tầm các tư liệu, hiện vật, chị Hà lại hào hứng kể cho chúng tôi nghe quá trình làm việc của mình. Ánh mắt rạng rỡ, nụ cười luôn thường trực trên môi mỗi khi chị Hà nhắc đến những bạn bè quốc tế và bà con Việt kiều đã nhiệt tình cung cấp thông tin, hiến tặng tài liệu, hiện vật càng khiến chúng tôi hiểu thêm và trân trọng sự đam mê, tâm huyết của các cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh trong nỗ lực sưu tầm các kỷ vật về Bác.
Ðúng dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi biết chúng tôi muốn tham quan Khu di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh, dù đã về hưu nhưng chị Hà vẫn muốn trực tiếp hướng dẫn, đưa chúng tôi đi thăm từng di tích, giới thiệu tỉ mỉ nguồn gốc, xuất xứ từng hiện vật. Qua buổi giới thiệu ấy, chúng tôi cảm nhận rõ hơn công việc, mong muốn của các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh đã không quản ngại gian khó, vất vả để có những tư liệu, hiện vật quý giá giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Mỗi cán bộ, nhân viên Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn nhớ như in từng cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng để Bảo tàng có được cơ ngơi khang trang với khối tài liệu, hiện vật phong phú như ngày nay. Khi Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập, khối tài liệu, hiện vật đặc biệt quý hiếm từ Văn phòng Chủ tịch nước lưu giữ và giao lại là một trong những cơ sở, tiền đề quan trọng để Ban phụ trách xây dựng kế hoạch toàn diện, trong đó có việc bảo quản tốt khu lưu niệm, các di tích và hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12-9-1977 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh). Trong 20 năm đầu chuẩn bị hình thành và phát triển (từ tháng 11-1970 đến tháng 5-1990), cán bộ Bảo tàng tập trung nghiên cứu, thu thập các tài liệu, hiện vật, hình ảnh tĩnh và động, bổ sung kho cơ sở và đáp ứng các yêu cầu phục vụ nội dung trưng bày. Tất cả cán bộ, lãnh đạo đều nỗ lực hết mình để Bảo tàng được khánh thành đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất.
20 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận từng chi tiết nhỏ để mở cửa Bảo tàng là hành trình không dễ dàng, đòi hỏi sự chính xác với tinh thần khoa học cao nhất cùng tác phong khẩn trương của mỗi nhân viên, cán bộ và lãnh đạo Bảo tàng. Làm việc bằng niềm kính yêu vô hạn với Lãnh tụ Hồ Chí Minh, rất nhiều kế hoạch hoạt động, cách thức để thực hiện cho hoạt động sưu tầm đã được triển khai ở giai đoạn đầu như: Tổ chức đoàn đến các địa phương, tăng cường và đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu, thống kê, sưu tầm, sao chụp tài liệu hiện vật từ các cơ quan, tổ chức, các trung tâm lưu trữ, các bảo tàng; tiếp nhận tài liệu, hiện vật từ các tổ chức và cá nhân gửi tặng; mở rộng hợp tác với Bảo tàng Trung ương Lê-nin trong việc sưu tầm các tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ tại Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga ngày nay.
Theo số liệu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, tính đến ngày 19-5-1990, Bảo tàng đã sưu tầm và tiếp nhận hơn 6.000 tài liệu, hiện vật mới, trong đó hơn 1.000 tài liệu đã được đưa vào nội dung trưng bày. Cùng với hàng nghìn tài liệu, hiện vật, phim ảnh về Bác được tiếp nhận từ Văn phòng Phủ Chủ tịch, Văn phòng Phủ Thủ tướng, Văn phòng Trung ương Ðảng, các cơ quan khác của Trung ương và các địa phương, công tác sưu tầm của Bảo tàng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặt nền móng vững chắc cho hoạt động sưu tầm phát triển lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ bổ sung tài liệu, hiện vật, góp phần kiện toàn kho cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới các tầng lớp nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.
Chúc tran truc lam học tốt ^^
Tham khảo
Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.
tham khảo :
Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.
Thao khảm:
Người mà em yêu quý nhất trong gia đình chính là ông nội. Ông là tấm gương sáng ngời để em học tập.
Ông nội em năm nay đã gần tám mươi tuổi. Tuy thế, ông vẫn thật khỏe mạnh. Ông có dáng người đậm và chắc, bước đi điềm tĩnh, khoan thai. Râu tóc của ông đã bạc trắng nhưng da dẻ vẫn hồng hào. Đôi mắt của ông không còn màu đen trong tinh anh mà đã thoáng màu mờ đục, khi đọc sách, ông thường phải dùng đến cặp kính lão cất cẩn thận trong hộp. Râu ông mọc dài đến ngang ngực.
Đôi lúc, hình ảnh của ông khiến em nghĩ đến một ông tiên, ông Bụt nào đó trong cổ tích. Đặc biệt, hai cánh tay của ông còn khá săn chắc, thỉnh thoảng, ông vẫn xách những xô nước mà em phải ì ạch mãi không di chuyển được. Nhìn ông đánh đàn trâu ra bờ mương chăn không ai tin được tuổi ông đã đến vậy. Ông cũng rất ít ốm đau, các cô bác hàng xóm thường khen: “Ông thật có phúc!”. Riêng em, em hiểu rõ tại sao sức khỏe của ông lại tốt như thế. Ấy là vì ông rất chăm tập thể dục. Sáng sáng, ông dậy sớm làm vệ sinh cá nhân rồi lên tầng thượng tập tạ. Buổi chiều, ông lại gọi em, hai ông cháu chạy bộ trong sân trường tiểu học. Thêm nữa còn là chế độ ăn uống của ông. Mồi bữa ông ăn nhất định một số lượng cơm, ăn nhiều rau và mỗi ngày uống một chén rượu nhỏ. Điều em khâm phục nhất là ông giữ chế độ tập luyện và ăn uống rất điều độ. Em học được ở ông tính tự giác và kỉ luật cao: theo tấm gương ấy của ông, em học bài và làm bài đều đặn, cố gắng không để những việc riêng làm ảnh hưởng đến chuyện học tập.
Không chỉ vậy, ông còn là một tấm gương mẫu mực về lối sống trong gia đình khiến mọi người yêu quý, kính trọng. Ông sống tiết kiệm, ngăn nắp và điềm tĩnh. Phòng riêng của ông lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ. Ông thường tự quét dọn, sắp xếp lấy phòng mình ít khi phiền đến con cháu. Mỗi dịp lễ Tết, bố mẹ em lại muốn mua biếu ông quần áo hoặc bộ cần câu mới nhưng ông đều từ chối nói rằng để cho cu Tít (là em) ăn học. Đôi khi, bố mẹ em có điều gì to tiếng với nhau, ông lại nhẹ nhàng hòa giải, nhắc nhở rằng phải biết lấy hòa thuận trong gia đình làm trọng, tránh cãi vã lẫn nhau ảnh hưởng không tốt đến con cái.
Riêng em, từ nhỏ đến lớn, em giống như cái bóng nhỏ loắt choắt theo chân ông. Với em, ông vừa cưng chiều vừa nghiêm khắc dạy dỗ. Được ai biếu tặng tiền, ông đều gọi bố mẹ em đến nói rằng ông cho thăng Tít, dặn bố mẹ em phải biết cách tiêu cho con. Lương hưu hàng tháng, ông cũng trích ra để khi thì mua cho em sách vở, lúc lại mua quà hay mua quần áo mới cho em. Những lúc rảnh rỗi, ông còn dạy em làm điều, làm đèn Trung thu, câu cá… Thậm chí, ông còn làm “quân sư” cho em khi em gặp những chuyện không hay, khó xử nữa. Bởi thế, với em, nhắc đến ông là nhắc đến bao niềm yêu thương đầy thiêng liêng, xúc động.
Ông nội thật là một cây cao bóng cả tỏa mát trên mái nhà của gia đình em. Yêu quý ông, em ước ông sống thật lâu để em được học từ ông những điều hay điều đẹp. Em cũng tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi để làm ông vui lòng!
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn đ
Như chúng ta đã biết, dân tộc ta có một truyền thống quý báu, đó là truyền thống yêu nước, từ xưa đến nay, truyền thống đó luôn được thể hiện và phát huy trong mọi hoàn cảnh. Nếu như ngày xưa ông cha ta ngã xuống vì độc lập dân tộc, thì ngày nay, chúng ta có rất nhiều cách khác để thể hiện truyền thống yêu nước. Với thế hệ trẻ, chúng ta cần chăm chỉ học tập, tự hào về truyền thống dân tộc, yêu quê hương làng xóm, yêu gia đình, bạn bè... Đó có khi đơn giản chỉ là một hành động vì môi trường, không vứt rác bừa bãi. Hoặc thậm chí đơn giản hơn chỉ là nở một nụ cười với vị khách nước ngoài khi ta vô tình gặp trên đường mà thôi. Là học sinh, chúng ta phải ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Luôn ghi nhớ lịch sử dân tộc và biết ơn những người đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc, cần học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh. Tất cả là những việc làm nhỏ, nhưng đều góp phần phát huy tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Thế hệ trẻ ơi, chúng ta hãy cùng nhau góp sức mình dựng xây đời, góp sức mình xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới!
uses crt;
var i,n,t:integer;
begin
clrscr;
t:=0;
for i:=1 to 300 do
begin
t:=t+i;
if (t>300) then break;
end;
writeln(t);
readln;
end.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
xin lỗi mình chưa xem phim này