Hãy Tóm tắt Sự tích Sông Công núi Cốc & Sự tích Đền Thượng núi Đuổm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu 1:
có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại
Hồ Núi Cốc nguyên là một đoạn của sông Công, một trong các chi lưu của sông Cầu chảy vòng quanh một ngọn núi đất có tên là núi Cốc. Đập Núi Cốc được khởi công xây dựng đầu năm 1972 nhưng do Không quân Mỹ mở chiến dịch Linebacker I đánh phá trở lại miền Bắc Việt Nam nên công trình bị đình hoãn đến đầu năm 1973 mới tái khởi động. Tháng 10 năm 1978, một trận lũ lịch sử trên sông Công có lưu lượng 3.000 mét khối/giây, gấp gần 4 lần lưu lượng xả thiết kế của cửa xả chính và làm vỡ hai vai đập. Công trình Đập Núi Cốc hoàn thành phần đầu mối vào năm 1979 và hoàn thành toàn bộ vào năm 1982.
Đập Núi Cốc thuộc hạng A là hạng đập đất đắp không có lõi chống thấm (theo phân hạng của Bộ Thủy Lợi, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn). Công trình gồm 1 đập chính và 7 đập phụ. Đập chính có cao trình 27m, dài 480m, là loại đập tràn có cửa xả kiểu máng phun với lưu lượng xả tối đa 850 mét khối/giây. Thân đập được làm bằng đắt đắp, đầm hỗn hợp thủ công và đầm lăn cơ giới hạng nhẹ. 7 đập phụ cũng là đập đất đắp không có lõi chống thấm, cao 12,5m. Từ năm 1999, đập được xây thêm 2 khoang xả tràn có lưu tốc xả 585 mét khối/giây. Tổng chiều dài các kênh dẫn dòng cấp I cung cấp nước cho hạ lưu dày 72 km từ cửa cống rộng 195 m. Đập Núi Cốc tạo ra Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước trung bình 25 km vuông, ở thời điểm lũ tối đa là 32 km vuông; độ sâu 46,2 m, thời điểm cường lũ tối đa là dung tích toàn bộ 175,5 triệu mét khối, dung tích hữu ích 168 triệu mét khối. Hồ-đập Núi Cốc cùng các công trình phụ trợ tạo thành hệ thống thủy lợi Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12 nghìn ha lúa thuộc bốn huyện, thành phố phía nam tỉnh Thái Nguyên và khu công nghiệp Thái nguyên với lưu lượng 30 mét khối/giây; cung cấp nước phục vụ đời sống dân sinh của cư dân thành phố Thái Nguyên với lưu lượng 7,2 mét khối/giây. Tổng lượng nước do Hồ Núi Cốc cung cấp cho Thái Nguyên đạt từ 40 triệu đến 70 triệu mét khối/năm. Trong một số năm hạn hán, Hồ Núi Cốc còn còn tiếp nước cho hệ thống thủy nông Sông Cầu (Bắc Giang) khoảng 30 triệu đến 50 triệu mét khối/năm. Hệ thống thủy lợi Hồ Núi Cốc cũng có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ lưu sông Công; chăn nuôi thủy sản và kết hợp du lịch.
tham khảo :
gày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi ở vùng đất mầu mỡ và đông dân dưới chân núi Tam Đảo có một chàng trai mồ côi nghèo khó sinh sống bằng nghề kiếm củi. Sớm tinh mơ vảo rừng, chiều nhọ mặt người mới lầm lũi trở về túp lều rơm của mình, ăn bữa cơm đêm không dầu đèn. Vì vậy, dân làng quen gọi chàng là Cốc – tên một loài chim cần cù một mình mò mẫm kiếm ăn. Vì quá nghèo chàng chẳng có ai kết bạn. Chỉ có cây sáo tự làm là người bạn tâm tình. Tiếng sáo vút lên, chim rừng đang say sưa hót im bặt ngơ ngác, gió đang lang thang dừng lại bồn chồn. Đất trời, cây cỏ, chim muông, trai gái, trẻ già nghe tiếng sáo không khỏi động lòng thương cảm. Đến tuổi tìm vợ chàng vẫn cô đơn. Quá nghèo cũng chẳng dám nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.
Thủa ấy, ở vùng sông Đáy, sông Gâm có một quan lang giầu có. Ruộng của quan lang chim bay rã cánh, nai chạy cuồng chân. Kho thóc của quan lang mọc san sát như núi. Đàn trâu nhà quan lang không ai đếm xuể. Người đến làm mướn, làm thuê cho quan lang đông nườm nượp, toàn những trai tráng khắp vùng. Ai cũng hy vọng được làm rể quan lang.
Cô con gái độc nhất của quan lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng, người ta quen gọi nàng là nàng Công. Chỉ những ngày hội đầu xuân có tung còn, có hát si, hát lượn nàng mới được vui chơi cùng bè bạn. Còn quanh năm, vâng lời cha, nàng chỉ quanh quẩn trong nhà với kẻ hầu người hạ, buồn tẻ, chán chường không kể xiết. Cha nàng đặt điều kiện kén rể xem ra cũng không khó lắm. Ai muốn làm rể quan lang, phải làm công cho nhà quan lang ba năm. Mãn hạn thì được gặp nàng Công. Nếu nàng Công ưng ai thì quan lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai. Vì đến tuổi mãn hạn trai tráng đứng chen chúc dưới sân ngước mắt nhìn nàng Công đứng trên đầu sàn, ai cũng mong được nàng để ý. Còn nàng Công thì đứng lặng trước đám người, gầy ốm, đên đúa, thân tàn ma dại sau mấy mùa đổ mồ hôi làm giàu không công cho cha mình.
Hết ba năm lại một đợt trai tráng khác. Nhà quan lang cứ thế giầu mãi lên .
Một ngày kia tin quan lang kén rể đến vùng chân Tam Đảo. Trai làng lũ lượt khăn gói lên đường. Chỉ riêng có chàng Cốc vẫn lủi thủi vào rừng hái củi kiếm sống. Nhưng rồi, năm ấy, trời làm đại hạn mất mùa, chẳng còn người đổi gạo lấy củi. Chàng Cốc đành tìm đường đến nhà quan lang xin làm thuê để sống độ thân. Thấy chàng có vẻ hiền lành, thật thà, quan lang giao cho chàng việc trông coi đàn trâu trong rừng. Chàng thui thủi đêm ngày trong chiếc chòi canh xiêu vẹo giữa rừng sâu. Đêm đêm, chàng lại gửi tâm tình vào cây sáo nứa. Tiếng sáo réo rắt vút lên bay đến phòng ở nàng Công. Nàng Công nghe tiếng sáo như nghe nỗi lòng ai cô đơn, buồn khổ và khao khát. Nước mắt nàng ứa lưng tròng. Nàng vùng dậy trong đêm lần theo tiếng sáo. Hai người vừa gặp nhau, vừa kịp nhận rõ nhau thì có tiếng gà rừng eo óc gáy. Nàng công phải vội vã quay về. Từ đó đêm đêm tiếng sáo gọi nàng Công vào rừng tình tự cùng chàng Cốc và sáng ra nàng đã có mặt ở nhà. Nhưng một ngày kia, người nhà quan lang mang gạo, muối vào chợt nhìn thấy những sợi tóc mượt dài vươn trên sàn chòi canh trâu. Biết chuyện này quan lang vô cùng tức giận và lo lắng. Phen này chắc mất con gái rồi! Mất con gái tức là mất mấy trăm trai tráng làm mướn không công! Hắn bèn lập mưu giết chàng Cốc. Hắn cho người vào rừng bảo chàng Cốc rằng chàng xứng đáng làm rể nhà quan lang, nhưng chàng phải đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp giữa ba bề vách đá, là nơi có nhiều thú giữ ăn thịt người chắc chắn Cốc sẽ không có đường về. Vừa vui vừa lo, chàng Cốc lên đường. Tới nơi chàng cất tiếng sáo than thở tự tình. Tiếng sáo động lòng các loại thú rừng, chúng tụ tập xung quang chàng Cốc, bảo nhau giúp chàng. Voi hiến đôi ngà óng chuốt. Tê giác, hươu nai dâng những cặp rừng đẹp hiếm thấy. Người nhà quan lang vào Lũng Phia dò la, thấy vậy về báo quan lang. Quan lang tức giận ra lệnh đốt khu rừng. Lửa cháy rừng rực vây kín bốn phía. Bỗng trời đổ cơn mưa rào dập tắt lửa. Chưa hết bàng hoàng thì chàng Cốc đã thấy hiện ra trước mặt một ông lão râu tóc bạc trắng như mây. Chàng vội lậy tạ công ơn cứu mạng. Tiên ông nói cho chàng biết lòng dạ hiểm độc của quan lang và khuyên chàng trở về quê hương. Rồi tiên ông cho chàng một chiếc lược làm vật hộ mệnh và dặn “nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược vứt lại phía sau”. Quá thương nhớ nàng Công và chưa kịp một lời từ giã, chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng lời hò hẹn. Đã biết giã tâm của cha, nghe tiếng sáo quen thuộc, nàng Công vội xuống sàn nhẩy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Sáng ra, không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, quan lang chợt hiểu và hốt hoảng hò hét người ngựa rầm rập đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi lần nghe tiếng vó ngựa, tiếng chó sủa và tiếng người hò hét sau lưng, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của lũ người nhà quan lang. Đêm khuya, đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt nghỉ ngơi lấy sức.
Quân của quan lang quyết đuổi đến cùng. Khi răng lược đã hết, quân quan lang đuổi đến nơi, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và một mực bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê, chờ ngày gặp nhau. Hai người đau đớn chia tay. Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vết nứt dài và sâu. Vừa lúc đó quân quan lang tới bắt nàng Công về nhốt nàng vào buồng kín.
Từ đó hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Tiếng sáo chàng Cốc không vọng tới nàng công. Nước mắt nàng Công chỉ mình nàng Công biết.
Đã bao mùa đằng đẵng không thấy nàng Công tới. Nhớ thương, tuyệt vọng, chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sững giữa trời. Suốt bốn mùa gió man mác trong cây lá nghe như tiếng sáo năm nào ngân nga.
Còn nàng Công trong buồng giam nhớ thương chàng Cốc đầy vơi mà quằn quại khô gầy. Nàng khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu đương chung thủy qua năm tháng thấm sâu vào đất chẩy thành dòng theo vết nứt tìm về Núi Cốc.
Mỗi năm khi mùa hè đến, trên núi Cốc và đôi bờ sông Công nở đầy hoa sim tím như thầm nhắc thiên diễm tình thủa ấy. Nàng Công quặn mình đau đớn, uất hận khao khát. Đó là những ngày mưa lũ, nước sông Công dâng ào ạt để gần núi Cốc hơn.
Người ta còn kể rằng vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đất vùi lấp giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Xã Tiên Hội dưới chân Tam Đảo là nơi các nàng tiên hội tụ để chứng kiến mối tình đẹp dưới trần gian. Nước mắt chàng Cốc, nàng Công chia tay nhau và nước mắt cảm động của các nàng tiên rơi thành cơn mưa rằm tháng bẩy hàng năm ở xã Tiên Hội. Còn nước mắt nàng Công chẩy về vùng Tân Cương là quê chàng Cốc, thấm vào rễ cây chè tạo nên vị chè ngọt thơm, nổi tiếng mà chỉ có vùng này mới có.
Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.
Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.
Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?
Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".
Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.
Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.
Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.
Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.
Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.
Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.
Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?
Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".
Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.
Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.
Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.
Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.
Hồ Núi Cốc nằm ở phía Tây Nam, cách Thành phố Thái Nguyên 15 km. Diện tích mặt hồ là 25 - 30km2, độ sâu 25 - 30m, gồm 89 hòn đảo lớn nhỏ. Núi Cốc và Sông Công đã trở thành danh thắng của đất Thái Nguyên và đi vào huyền thoại. Ngọn núi và dòng sông ấy đã đi vào thơ, vào nhạc và in dấu trong lòng người Thái Nguyên. “Sự tích Sông Công, Núi Cốc” là một truyền thuyết được nhân dân Thái Nguyên sáng tạo, lưu truyền. Qua thời gian, truyền thuyết ấy đã trở thành một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của Thái Nguyên.
Sự tích sông Công núi Cốc
Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.
Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.
Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?
Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".
Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.
Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.
Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.
Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.