K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2019

mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, dân gian thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.
Bánh giầy còn là lễ vật khao vọng cho những người được thăng quan tiến chức, hay học hành đỗ đạt. Biếu cặp bánh giầy là có ý nói lên lòng mơ ước tân chức biết sống có đức – độ, lấy quyền hành mà làm ích quốc lợi dân, thảo hoạch chương trình hành động theo ý trời hợp với lòng dân. Một thứ nhắc khéo là đừng vinh thân phì gia, đừng hãm hiếp dân lành, đừng vơ vét tham nhũng của dân.Bánh giầy tượng trưng cho Trời, hình tròn, nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay. Màu trắng nõn. Có hai miếng lá xanh cắt tròn đậy trên dưói. Mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời. Trong xã hội Việt Nam thời xưa, bánh giầy dùng làm lễ vật tinh khiết để tế Trời và tế Thần. Chấp nhận Trời là đấng khai sáng vũ trụ, chủ tể trời đất. Thần là chủ trị địa phương.

Còn bánh chưng thì hình vuông, tượng trưng cho đất, theo quan niệm bình dân: Trời tròn đất vuông. Bánh giầy tượng trưng cho cho cha, cho rồng, cho sức mạnh… thì bánh chưng tượng trưng cho mẹ, cho Âu Cơ, cho vẻ đẹp mỹ miều của Tiên.

Chiếc bánh chưng bánh giầy gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

Bánh chưng, bánh giầy là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những hạt "ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sức lao động của con người. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc
chúc bạn học tốtvui
.

30 tháng 11 2019

- Đề cao nghề làm nông có từ thời xa xưa.
- Một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là phong tục cổ truyền của nước ta.
- Giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên và thể hiện lòng kính trọng với người sinh thành và nuôi dưỡng mình.

Thì ra là bức tranh ở đây ! 

29 tháng 11 2019

thấy thì giải đi

12 tháng 5 2017

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

23 tháng 2 2023

- Đặc điểm hình thức:

+ Có từ cầu khiến "hãy", "đi", đừng".

-

Câu b và câu c có chủ ngữ.

-> câu mang ý bình đẳng giữa 2 người đối thoại.

Câu a không có chủ ngữ.

-> câu mang ý đối thoại giữa người bề trên và người bề dưới.

Ý nghĩa của các câu trên không thay đổi khi thêm hoặc bớt chủ ngữ.

 

23 tháng 2 2023

Cần gấp

1 tháng 10 2019

có lẽ là vì muốn nói đến công sức của con người khi lmf ra những hạt gạo để ăn

mik ko chắc lắm nhưng bạn thông cảm nha

chúc bạn hok tốt

Hãy xác định trạng ngữ trong văn bản bánh chưng bánh giầy (Chân trời sáng tạo)                       BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦYHùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con. Nhưng vì có đến hai mươi người con trai, ngôi báu lại chỉ có thể truyền cho một người, vua bèn nghĩ cách chọn người thật xứng đáng.Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo: “Ai trong số các...
Đọc tiếp

Hãy xác định trạng ngữ trong văn bản bánh chưng bánh giầy (Chân trời sáng tạo)

                       BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con. Nhưng vì có đến hai mươi người con trai, ngôi báu lại chỉ có thể truyền cho một người, vua bèn nghĩ cách chọn người thật xứng đáng.
Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo: “Ai trong số các con tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ dâng Trời Đất, tổ tiên có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng được truyền ngôi báu. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của vua Hùng là Lang Liêu tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng. Lang Liêu là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiếu thảo. Nhưng chẳng may mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ nên chàng chưa biết làm món gì để tham dự cuộc thi.
Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi không chán. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Theo lời thần dặn, chàng chọn gạo nếp thật dẻo thơm làm những chiếc bánh vuông vức, có nhân thịt đậu, để tượng hình Đất. Lại lấy lá xanh bọc ngoài, chẻ lạt buộc lại cẩn thận, rồi cho vào nồi lớn đổ nhiều nước, đun thật kĩ. Cũng với gạo nếp ấy, chàng đồ' xôi, giã nhuyễn, làm thành những chiếc bánh tròn trặn, xinh xắn để tượng hình Trời,...
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ, rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ ngạc nhiên, thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem chuyện gặp thần trong mộng kể lại và giải thích về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh.
Vua Hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn cho họp mọi người lại, truyền rằng: “Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong,... là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,...; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta truyền ngôi cho con”.
Và cũng từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi Tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

1
20 tháng 7 2023

Trạng ngữ: 

+ Hùng Vương thứ sáu

+ lúc về già

+ Nhân dịp đầu xuân

+ Trong khi đó

+ Một hôm

+ Đến ngày hẹn

+ Trong khi đó

+ Và cũng từ đó

+ Mỗi khi Tết đến

11 tháng 12 2017

ý nghĩa:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

hiện nay nhân ta vẫn làm bánh chưng để làm j thì ko bt

11 tháng 12 2017

Tự Biết nhé bạn 

TRONG HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 6 CÓ

4 tháng 10 2016

Thân mình cường tráng , cơ bắp khỏe mạnh , nhìn như một tráng sĩ ra trận đấu

Mình biết có nhiêu đó thôi

Chúc bạn học tốt ! banhqua