Ai biết để thi môn Địa Lý trung học cơ sở lớp 7 không
Giúp mình với, mình đang cần gấp, ai nhanh mình like
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn vào đây nha
https://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/3427472
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017- 2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
I. Văn:
Câu 1: Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng văn bản“Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh.
Câu 3: Hãy nêu cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua bài văn “Vượt thác” của Võ Quảng?
Câu 4: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể lại câu chuyện gì? Em hãy tóm tắt lại diễn biến của câu chuyện đó.
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng của truyện “ Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê.
Câu 6: Em hãy viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu? Hãy cho biết hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?
Câu 7: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ ấy?
Câu 8: Qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” nên hiểu thế nào về câu: Đất là mẹ?
II. TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Phó từ là gì? Hãy đặt câu có phó từ?
Câu 2: Tìm 4 câu (có thể là thành ngữ, ca dao, tục ngữ) có phép so sánh.
Câu 3: Nhân hóa là gì? Em hãy cho ví dụ về phép nhân hóa.
Câu 4: Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì ?
Hãy xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Nam, Việt, Hùng là học sinh lớp 6.
Câu 5: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Cho ví dụ minh họa.
Câu 6: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ minh họa.
Câu 7: Vẽ sơ đồ về dấu câu tiếng việt.
Đặt 2 câu có sử dụng các dấu câu tiếng việt.
III.Tập làm văn:
Đề 1: Hãy miêu tả hình ảnh người mẹ của em.
Đề 2: Em hãy tả lại một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
Đề 3: Hãy tả lại cây phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
Đề 4: Hãy tả một ông Tiên trong truyện cổ dân gian bằng tưởng tượng của em.
............HẾT.........
GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6
I. VĂN:
Câu 1: - Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.
- Những đống gỗ cao như núi.
- Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.
- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.
- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.
- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.
Câu 2:
Ý nghĩa:
- Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm ghen ghét, đố kị.
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn tình cảm ghen ghét, đố kị.
Câu 3: Cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua văn bản“ Vượt thác” của Võ Quảng.
- Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ…
- Con người có vẻ đẹp hùng dũng, khoẻ mạnh…
Câu 4:
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế về đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Trên đường đi chiến dịch, trời lạnh, mưa lâm thâm. Đêm đã rất khuya, một anh đội viên tĩnh giấc, giật mình khi thây Bác Hồ đang đốt lửa và đi dém chăn cho bộ đội thật nhẹ nhàng. Anh mời Bác ngủ, nhưng tới lần thứ ba thức giấc, anh vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh. Chứng kiến cảnh đó, anh đội viên xúc động và cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
Câu 5: Ý nghĩa tư tưởng của truyện:
- Phải biết yêu quí, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói và ngôn ngữ của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.
- Tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do...
Câu 6: Bài thơ “ Lượm” của tác giả Tố Hữu.
- Hai khổ thơ đầu của bài thơ:
Ngày Huế đổ máu
…………………..
Nhảy trên đường vàng.
- Hình ảnh chú bé Lượm: Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái.
Câu 7:
- Những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.
- Những hình ảnh miêu tả làm nổi bất cảnh sắc một vùng biển đảo tươi đẹp, giàu sức sống.
Câu 8: Đất là mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người và đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự che chở, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
II- TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Phó từ:
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
- Đặt câu: An đã tham gia nhiều cuộc thi.
Câu 2: So sánh:
-Trắng như bông
- Nhanh như chớp
- Khỏe như voi
- Đẹp như tiên
Câu 3: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
HS tự nêu ví dụ
Câu 4: Các thành phần chính của câu:
- Chủ ngữ và vị ngữ( Trang 93- ghi nhớ)
- Xác định: Nam, Việt, Hùng //là học sinh lớp 6.
CN VN
Câu 5: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là( Ghi nhớ SGK)
Cho một ví dụ minh họa: Tô Hoài là người quận Cầu Giấy, Hà Nội.
( HS tự cho ví dụ)
Câu 6: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là( Ghi nhớ SGK)
HS tự cho ví dụ minh họa.
Câu 7:Vẽ sơ đồ dấu câu tiếng việt( Trang 168- Các dấu câu đã học)
Ví dụ: - Hôm nay, trời đẹp quá!
- Bạn Hùng là học sinh giỏi.
III- TẬP LÀM VĂN:
ĐỀ 1:
Mở bài: Giới thiệu người định tả: mẹ
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
ĐỀ 2 :
a) Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
b) Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,...).
+ Tư thế ngồi.
- Miêu tả lại hành động của ông lão (chú ý đôi tay).
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
c Kết bài
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có gợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,...).
ĐỀ 3 :
1. Mở bài:
- Trưa hè thăm lại trường xưa
- Đối tượng cần tả là hàng phượng vĩ và tiếng ve
2. Thân bài:
Trong màu phượng đỏ và tiếng ve gợi lên bao kỉ niệm.
-Vẻ đẹp riêng, rực ở của hàng phượng vĩ vào một ngày hè qua các hình ảnh:
-Tả hàng phượng đỏ:
+ Chùm hoa phượng rực rỡ như lửa cháy khát khao.
+ Màu sắc của hoa.
+ Hình dáng của canh hoa, nhụy hoa, lá phượng.
- Miêu tả âm thanh râm ran, rộn rã của tiếng ve.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
- Những suy tư, cảm xúc, gợi nhớ kỉ niệm học trò.
ĐỀ 4:
Mở bài: Giới thiệu chung:
- Em rất thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn.
- Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
Thân bài: Tả ông Tiên:
* Ngoại hình:
- Tiên ông xuất hiện trong hào quang và hương thơm.
- Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống gậy trúc.
- Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp…
* Tính nết:
- Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ…
- Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác…
* Phép thuật:
- Có phép thần thông biến hóa.
- Đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện.
Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Nhân vật Tiên ông trong cổ tích đại diện cho công lí của nhân dân.
- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in đậm trong trí nhớ của em.
...................... Hết...........................
Câu 1: Dựa vào yếu tố nào người ta phân chia ra các loại đất tốt, đất xấu? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Đất tốt: Là có độ phì lớn, thực vật sinh trưởng thuận lợi cho năng suất cao. - Đất xấu: Có độ phì kém, thực vật sinh trưởng khó khăn, năng suất thấp. | ||||
Câu 2: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất, trình bày vị trí đặc điểm đới nóng (nhiệt đới) ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Kể tên: một nhiệt đới, hai ôn đới, hai hàn đới - Vị trí đặc điểm: + Vị trí: Từ chí tuyến B(230 27’ B) đến chí tuyến N(230 27’ N) + Đặc diểm: góc chiếu sáng tương đối lớn, nhiệt độ nóng quanh năm, gió tín phong, lượng mưa trung bình từ 1000mm đến 2000 mm.
| ||||
Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành mây, mưa ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Khi không khí bão hòa, mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một khối khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ. - Khi không khí đã ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
| ||||
Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa sông và hồ? Nêu những lợi ích và tác hại của sông trong sản xuất và đời sống? GỢI Ý TRẢ LỜI: - So sánh: + Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. + Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Lợi ích: Cung cấp nước tưới cho sinh hoạt và sản xuất, bồi đắp phù sa, có giá trị về thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông vận tải đường sông và du lịch sinh thái. -Tác hại: Gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân
| ||||
Câu 5: Hãy kể tên các sông và các hồ mà em biết ? Sông và hồ có những giá trị như thế nào đói với con người chúng ta ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Tên các sông và hồ: + Sông Hồng, sông Trường Giang, sông Nin, sông Cửu Long... + Hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trị An..... - Gía trị của sông và hồ: + Cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu + Vận chuyển hàng hóa và đi lại trên sông + Xây dựng các nhà máy thủy điện + Cung cấp cá, tôm, cua cho con người... + Phát triển du lịch trên sông
| ||||
Câu 6: Nêu vị trí và đặc điểm của tầng Đối lưu? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Tầng Đối lưu dày từ 0 đến 16 km, càng lên cao không khí càng loảng , 900/0 không khí tập trung sát mặt đất. - Không khí chuyển động lên xuống theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp…
| ||||
Câu 7: Lớp vỏ sinh vật là gì? Nêu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Sinh vật sống trong các lớp đất, đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật. - Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất: + Đối với thực vật: các nhân tố khí hậu, địa hình, đất. + Đối với động vật: Các nhân tố khí hậu, thực vật.
| ||||
Câu 8: Do đâu nước biển có vị mặn? Vì sao độ măn của nước biển và đại dương lại khác nhau ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa rồi đổ ra biển. - Tại vì tùy thuộc nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
| ||||
Câu 9: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? GỢI Ý TRẢ LỜI: - So sánh sự khác nhau: thời tiết và khí hậu.
| ||||
Câu 10: Đất có mấy thành phần? Đặc điểm mỗi thành phần? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Đất có 2 thành phần:Thành phần khoáng và thành phần hửu cơ. - Đặc điểm: + Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất.. + Thành phần hửu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại tầng trên cùng của lớp đất. | ||||
Câu 11: Vẽ vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất, sau đó vẽ các đường: Xích đạo( 00), chí tuyến Bắc( 23027'B ), chí tuyến Nam ( 23027'N ), vòng cực Bắc( 66033'B ), vòng cực Nam( 66033'N ), điểm cực Bắc, điểm cực Nam, điền tên các đới khí hậu ( 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh ) ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Vẽ vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất. - Vẽ đúng các đường : Xích đạo( 00), chí tuyến Bắc( 23027'B ), chí tuyến Nam( 23027'N ), vòng cực Bắc( 66033'B ), vòng cực Nam( 66033'N ), điểm cực Bắc, điểm cực Nam - Điền đúng vị trí các đới: 1 nhiệt đới, 2 ôn đới, 2 hàn đới.
| ||||
Câu 12: Dựa vào đâu có sự phân ra các khối khí? Khi nào các khối khí bị biến tính? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh. Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa. - Các khối khí không đứng yên tại chổ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi chúng đi qua. Đồng thời, chúng cũng chịu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất ( biến tính ).
|
---------------------------Hết----------------------------
Câu 1: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượng sóng ?
Đáp án: Các tấm tôn lợp có dạng lượng sóng để khi có thời tiết nóng lạnh thì tấm tôn có thể co giãn bình thường mà không bị ngăn cản, tránh làm tấm tôn bị nức.
Câu 2: Tại sao khi thiết lập đường tàu hỏa, người ta phải để hở một khoảng nhỏ ở chỗ nối các thanh ray ?
Đáp án: Chỗ nối giữa các thanh ray phải để hở đủ cho chúng dãn nở khi trời nắng nhiệt độ tăng lên. Nếu không chúng không có chỗ nở ra sẽ gây ra một lực lớn làm đường tàu bị cong vênh.
Câu 3: Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm.
Đáp án: Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
Câu 4: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước( bình thủy) rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Đáp án: Khi rót nước nóng ra khỏi phích, có một không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bậc nút phích.
Để tránh hiện tượng này, ta không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Câu 5: Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy?
Đáp án: - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau;
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 6: Nhiệt kế dùng để làm gì? Tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350C và trên 420C ?
Đáp án: - Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
- Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ nằm trong khoản từ 350C đến 420C.
Câu 7: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên các yếu tố đó?
Đáp án: - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố.
- Nhiệt độ.
- Diện tích mặt thoáng.
- Gió.
Câu 8: Khi đun nước ta có nên đổ nước thật đầy ấm không? Tại sao
Đáp án: - Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm
- Tại vì nước nóng lên nở ra, nước tràn ra ngoài.
Câu 9: Hiện tượng nóng chảy là gì? Hiện tượng đông đặc là gì?
Đáp án: - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là hiện tượng nóng chảy.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là hiện tượng đông đặc.
Câu 10: Do sự nóng lên của trái đất mà băng của hai đại cực tan ra làm mực nước biển dâng cao.Nước biển dâng có nguy cơ gì đối với các dồng bằng ven biển?Để giảm thiểu tác hại của việc nước biển dâng các nước trên thế giới cần có các biện pháp gì?
Đáp án: - Nước biển dân có nguy cơ làm cho các đồng bằng ven biển bị lủ lục.
- Để giảm thiểu tác hại của nước biển dâng thì các nước trên thế giới cần cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Câu 11: Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì?
Đáp án: - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
- Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
Câu 12: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng?Tại sao khi mặt trời vừa mọc sương mù lại tan? Xung quanh nhà ở, người ta trồng cây xanh để làm gì?
Đáp án: - Sương mù thường có vào mùa lạnh
- Khi mặt trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
- Để làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh.
Câu 13: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất.
Đáp án: Trong các chất rắn, lỏng, khí thì chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
Câu 14: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong cuộc sống?
Đáp án: - Dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất.
- Nhiệt kế y tế, dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
- Nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ làm thí nghiệm.
- Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ trong không khí.
Câu 15: Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiết độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
Đáp án:
- Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi.
- Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.
------Hết ------
Đây, có hết đó
ĐỀ 1
I. Hãy chọn phương án đúng.
1. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?
A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
A. 45 cm3.
B. 55 cm3.
C. 100 cm3.
D. 155 cm3.
3. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
4. Trọng lượng của một vật 20 g là bao nhiêu?
A. 0,02 N. B. 0,2 N. C. 20 N. D. 200 N.
5. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
6. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
7. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
A. 102 cm. B. 100 cm. C. 96 cm. D. 94 cm.
8. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?
A. 4 N/m3. B. 40 N/m3. C. 4000 N/m3. D. 40000 N/m3.
9. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000 N. B. Lực ít nhất bằng 100 N.
C. Lực ít nhất bằng 10 N. D. Lực ít nhất bằng 1 N.
10. Trong 4 cách sau:
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Các cách 1 và 3
B. Các cách 1 và 4
C. Các cách 2 và 3
D. Các cách 2 và 4
11. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
12. Đơn vị khối lượng riêng là gì?
A. N/m B. N/ m3 C. kg/ m2 D. kg/ m3
13. Đơn vị trọng lượng là gì?
A. N B. N. m C. N. m2 D. N. m3
14. Đơn vị trọng lượng riêng là gì?
A. N/ m2 B. N/ m3 C. N. m3 D. kg/ m3
15. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
A. 1 m3 B. 1 dm3 C. 1 cm3 D. 1 mm3
16. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
A. d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m
17. Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
A. D = P.V B. d =P/V C. d = V.D D. d = V/P
18. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.
B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.
C. Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.
19. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít và khối lượng riêng của ét xăng bằng 0,7 lần khối lượng riêng của nước. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lượng của 1 lít nước nhỏ hơn trọng lượng của 1 lít ét xăng.
B. Trọng lượng riêng của nước bằng 0,7 lần trọng lượng riêng của ét xăng.
C. Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng của 10 lít ét xăng.
D. Khối lượng của 1 lít ét xăng bằng 7 kg.
20. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây:
1. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml
2. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml
3. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml
4. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml
Chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?
A. Bình 1 B. Bình 2 C. Bình 3 D. Bình 4
II. Giải các bài tập dưới đây:
21. Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên.
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động.
22. Từ một tấm ván dài người ta cắt thành 2 tấm ván có chiều dài l1 và l2. Dùng một trong 2 tấm ván này (tấm dài l1) để đưa một vật nặng lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là F1 (hình 1).
a. Nếu dùng tấm ván dài l1 để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2 (h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ như thế nào?
b. Nếu dùng tấm ván còn lại (tấm dài l2) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1. Hãy so sánh l2 với l1?
Em tham khảo: https://vietjack.com/de-kiem-tra-lop-6/de-kiem-tra-hoc-ki-1-dia-li-6-2.jsp
Bạn lên Vndic tham khảo các đề thi nhé
Ko biết trước đề được đâu
bạn thử tham khảo link này xem:
https://abcdonline.vn/chuyen-de/de-thi-hsg-toan-7/
chúc bạn thi tốt nha.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên’’ mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “ mùa xuân của xã hội” .
Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ là tương lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không?
Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thâỳ cô giáo, con giết cha, anh giết em, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là những tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông.
Đáng báo động hơn nữa hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Theo tiến sĩ Tâm lí Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm TP HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa phương tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia phong, công dung ngôn hạnh, hiếu tiết lễ nghĩa,... Đồng thời tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP.HCM – cho biết: “Thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM với khoảng 7 triệu dân mỗi năm có khoảng hơn 100 nghìn ca sinh nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh khoảng 45 nghìn người nhưng nạo phá thai hơn 30 nghìn người và tổng số 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi”.
Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim ***** được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe cũng là một trong những vấn đề nổi cộm đang được diễn ra ở nhiều nơi.Vào những đêm cuối tuần tại khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh- thành phố Vinh(Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ chức đua xe trái phép quanh khu vực này,gây náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ 20h -23h đội cảnh sát thành phố Vinh đã tiến hành bắt giữ, lập biên bản xử lý hơn 100 người đua xe ,tạm giữ 60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy nhiên đám đông vẫn không giải tán .
Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GS-Tiến sĩ Phạm Công Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù trong các cuộc chơi nhậu nhẹt số đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi, chơi hết mình. 50% sinh viên không thực sự tự tin vào năng lực, trình độ của mình. 40% sinh viên cho rằng mình không có khả năng tự học. 70% sinh viên cho rằng mình không có khả năng nghiên cứu. 55% sinh viên không thực sự hứng thú với việc học tập” (theo tuổi - trẻ online). Những con số đó thật bất ngờ. Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai đang ngày càng xuống dốc. Không những vậy, có những sinh viên còn tỏ thái độ vô lễ với giảng viên, làm ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo... Do họ nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến thoải mãi. Sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, truyền hình cáp, internet... nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Các bạn nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào các trò vô bổ trong thế giới ảo (như Võ lâm truyền kì, Đột kích, Audition...).
Nguy hiểm hơn là các phim ảnh đồi trụy có tác động tiêu cực đến nhân cách các bạn. Đau lòng hơn nữa số đông trong những bạn đó gia đình đâu có khá giả gì. Để có tiền gửi lên thành phố cho con ăn học cha mẹ các bạn ở quê đã phải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc hết mình mông một ngày được nhìn thấy con thành đạt. Thương con họ còn cố giành giùm mua cho con điện thoại, xe máy, máy tính xách tay để tiện học tập và đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều vào tiệm cầm đồ chỉ sau vài cuộc ăn chơi trác tán hoặc sau vài đòn thất thủ trong các trò cá độ hoặc lô đề. Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng quá nhiều của những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc. Từ cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều thể hiện sao cho giống thần tượng của mình. Nghiêm trọng hơn nữa, các bạn còn chạy theo một kiểu tình cảm phương tây chớp nhoáng không giới hạn. Cụm từ “sống thử” đã trở nên quá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay. Hai người sống chung với nhau như vợ chồng, nếu cảm thấy không hợp thì chia tay một cách nhẹ nhàng.
Tình yêu hôn nhân là một vấn đề nghiêm túc, tại sao các bạn lại có những quan niệm sai lầm và dễ dãi như vậy? Có bao giờ các bạn nghĩ cha mẹ sẽ đau lòng như thế nào khi biết con mình đang sống theo kiểu vợ chồng với một người con trai? Sau này, nếu đến với một người con trai khác liệu họ có chấp nhận và tha thứ khi biết rằng người mình yêu đã không còn trinh tiết và đã từng sống thử? Bạn gái ơi đừng khờ dại như vậy, khi tình yêu xảy ra những hậu quả đáng tiếc thì người phụ nữ luôn phải chịu cái nhìn khắt khe hơn từ gia đình và xã hội. Khi tình yêu tan vỡ thì người ôm nỗi đau và mất mát nhiều hơn là người con gái mà thôi. Một con thuyền sẽ mãi trôi lênh đênh trên biển nếu không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như các bạn đang có lối sống sa đoạ, sống không biết ngày mai nếu không kịp thời thay đổi thì chuyện không được ra trường hoặc bị đuổi học là điều tất nhiên. Có nhiều sinh viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi - già hối hận”. nhưng không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ mà đang liều lĩnh phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn. Rồi một ngày khi tất cả đã quá muộn các bạn phải đau đớn khi rơi vào hoàn cảnh: “ Ngước nhìn tương lai mồ hôi toát, quay đầu quá khứ nước mắt rơi”. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc học tập. Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: rôbôcon châu Á Thái Bình Dương, cuộc thi Ôlympic toán và vật lí quốc tế.
Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học tập, các bạn đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ. Các bạn mãi là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam - Một tương lai tươi sáng đang chờ các bạn ở phía trước. Các bạn cũng chính là những người tiếp thu và thực hành tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn luôn tâm niệm rằng “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.
Một nhà văn lớn đã từng nói “Sống hay không sống - đó là vấn đề”. Là một người sinh viên đồng thời cũng là một người thanh niên thuộc thế hệ trẻ, chúng ta hãy sống sao cho có mục đích, có lí tưởng, hãy sống sao để khi nhìn lại những gì đã qua ta không phải xót xa ân hận những tháng năm đã sống hoài sống phí.
Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm.
- Do sự phát triển của nền kinh tế? Một nguyên nhân được đặt ra là kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá giả chiều chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em. Điện thoại di động, Internet, phim ảnh của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn. Tuy nhiên việc vi phạm đạo đức của học sinh không chỉ diễn ra ở địa bàn thành phố, đô thị hay chỉ rơi vào trường hợp các em gia đình có điều kiện kinh tế. Các trường vùng sâu, xa, học sinh nghèo chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với Internet vẫn đang phải đối mặt với vấn nạn vi phạm đạo đức của học sinh.
- Do luật pháp chưa nghiêm? Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Hình thành nhân cách, đạo đức một con người đâu chỉ giáo dục trong nhà trường phổ thông là đủ. Nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hộ ít nhiều đều bị chi phối bởi cách mà xã hội đó đang hành xử với nhau. Nếu được sống trong một môi trường nghiêm minh về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, mọi người hành xử với nhau một cách có tình có lý, chắc chắc đó sẽ là một môi trường giáo dục lý tưởng trong việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh. Những bài học mà các thầy cô giáo đang cố sức rao giảng để giáo dục đạo đức của học trò mình trên lớp dường như ngược lại với các hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Trong khi các giáo viên dạy nhạc cố gân cổ lên để rao giảng về thẩm mỹ âm nhạc, chắt chiu từng giờ dạy dân ca để các em biết yêu quý những giá trị tinh thần mà ông cha ta đã dày công vun đắp. Thì hàng ngày, mấy chục nhà đài liên tục phát những bài hát được gọi là nhạc trẻ với một thứ thẩm mỹ vay mượn, hổ lốn. Báo chí thì thi nhau săm soi kỹ lưỡng đời sống của các "Sao" như một sự tôn vinh. Chúng ta có nhói tim không khi nghe một học sinh lớp 6 hát nghêu ngao: "Vì em đam mê thú vui thân xác, nên em đánh mất mối tình của tôi.." ("Đ ừng để tôi biết em dối gian" - Lâm Hùng). Luật giao thông được đưa vào nhà trường để dạy cho các em, những công dân tương lai, sống và làm việc đúng luật pháp. Thế nhưng khi ra đường các em luôn phải chứng kiến những hành vi vi phạm an toàn giao thông của người lớn mà đôi khi còn có cả cảnh sát giao thông.
- Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải chứng kiến. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt". Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm". Vậy ra thành tích học tập của các em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.
- Do chính nội dung giảng dạy trong nhà trường. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là chương trình giảng dạy đạo đức ở các cấp học phổ thông. Chương trình đạo đức được thực hiện xuyên suốt, từ bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc Tiểu học là môn Đạo đức, bậc Trung học là môn Giáo dục công dân. Thế nhưng các giáo viên dạy tiểu học cho rằng chương trình nặng tính lý thuyết, thiếu kỷ năng sống, lại không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh. Những bài học ý nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú tr ọng mà thay bằng những bài học quá trừu tượng. Còn chương trình GDCD bậc THPT, chỉ có 11 tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên tổng số 105 tiết. Dạy đạo đức cho học sinh đâu chỉ có môn học Đạo Đức mà nó phải được tích hợp ở những bộ môn xã hội như Lịch sử, Văn học... Chúng tôi rất thích những bài tập làm văn, những bài học thuộc lòng được học lúc nhỏ trong sách giáo khoa với nội dung chứa đựng tình cảm yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc và giữ gìn cốt cách người Việt Nam. Còn nội dung những bài học trong sách Đạo Đức thì rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu giáo điều không còn phù hợp nữa, cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có những thay đổi từ nội dung đến phương pháp truyền đạt. Những giá trị đạo đức, ứng xử trong đạo lý của người Việt Nam cần phải được chuyển tải trong những tình huống cụ thể, gần gũi để học sinh, sinh viên dễ tiếp cận, dễ nhớ. Cần dạy cho học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống phù hợp với những chuẩn mực xã hội.
Vậy làm sao để khắc phục? Sau đây là một số biện pháp mà chúng tôi đặt ra:
- Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho học sinh, sinh viên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc của ng ười cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho học sinh, sinh viên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho học sinh, sinh viên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân”, “quên mình vì nghĩa lớn”… Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại. Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng của học sinh, sinh viên mà tiêu bi ểu là phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”…
- Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN. Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh, sinh viên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Học sinh, sinh viên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để h ọc sinh, viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quy ền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện học sinh, sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên.
- Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Học sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho học sinh, sinh viên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy. Vai trò của Giáo dục thật sự quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh đâu phải chỉ là nhiệm vụ của môn học Đạo Đức trong nhà trường, hay chỉ là của ngành Giáo Dục.
- Bốn là , nội dung chương trình SGK còn nặng về kiến thức, chưa có chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh…
Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên. Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Điều quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội. Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của học sinh, sinh viên và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.
nhìn lại thì có vẻ ko ngắn lắm nhỉ