Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với bà nội của mình( sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm nghị luận)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu học sinh xuất sắc nên em được đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi trên ca nô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn rất vui vẻ và thú vị. Tối đến, lúc mọi người ngủ say thì em lại thao thức nhớ mẹ - người mẹ hiền từ và yêu quý. Mỗi lần nhớ mẹ, kỉ niệm về một cơn mưa lại hiện lên trong kí ức của em…
Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ phải đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo:
- Con khoác áo vào đi cho khỏi ướt.
Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi:
- Đừng lo con ạ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khoẻ hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao.
Mưa vẫn nặng hạt, nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường, vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người trú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá mà chẳng biết làm sao.
Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên:
- Mẹ cố ăn bát cơm cho khoẻ!
Mẹ gượng cười:
- Chắc không sao đâu con! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi. Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.
Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết phải làm thế nào nên chạy sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.
Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.
Lần ấy, mẹ phải nằm bệnh viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc cây bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên:
- Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé! Ngày mai, mẹ sẽ về với con. Em ngả đầu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé…
Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm.
Mẹ khen em:
- Con gái mẹ giỏi quá! Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu, đảm đang như mẹ.
Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào… Lời hát nặng ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời mẹ ạ!
tHAM khảo
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật ?Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi .Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần,trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ.Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao.Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng.Trong vầng hào quang sáng lấp lánh,ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi.Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí.Ông tôi vẫn thế:dáng người cao đậm,bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến!Tôi ngồi bên ông,tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé…Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào?Ông ở đâu?Ông có nhớ đến gia đình không …Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể.Giọng ông vẫn thế:rủ rỉ,trầm và ấm.Ông hỏi tôi chuyện học hành,kiểm tra sách vở của tôi.Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả.Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn.Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ.Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực.Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này.Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi…Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ.Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui.Ông bảo đến chợ hoa xuân,ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu.Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp:màu phấn hồng,mềm,mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân.Nụ hoa chi chít,cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao.Tôi tung tăng đi bên ông,lòng sung sướng như trẻ nhỏ.Ông cầm cành đào trên tay.Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy…Xung quanh ông cháu tôi,kẻ mua,người bán,ồn ào và náo nhiệt.Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về !Tôi đang bám vào tay ông,ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến,chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to.Tôi giật mình tỉnh dậy,thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà.Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi ..Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó.Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông , được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.
Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, sâu sắc về tình bạn của em kết hợp với yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm
Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, sâu sắc về tình bạn của em kết hợp với yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm
Khi nhìn lại quá khứ, có một kỷ niệm về tình bạn đã in sâu trong tâm trí tôi. Đó là một khoảnh khắc đáng nhớ, nơi tình bạn và sự nghị luận gắn kết lại với nhau.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng trong trường học. Tôi và bạn thân của mình, (=> tên bạn thân của bạn), đã được chọn làm đồng đội trong một dự án nghiên cứu. Chúng tôi đã quyết định nghiên cứu về tác động của việc đọc sách đối với sự phát triển trí tuệ của học sinh. Đây là một chủ đề thú vị và có ý nghĩa, và chúng tôi đã quyết tâm tìm hiểu sâu hơn về nó.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đọc nhiều tài liệu và tham khảo các nghiên cứu trước đó. Chúng tôi đã thảo luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra những luận điểm của riêng mình. Mỗi cuộc thảo luận đều là một cơ hội để chúng tôi hiểu sâu hơn về quan điểm của nhau và phát triển khả năng nghị luận của mình.
Trong quá trình làm việc cùng nhau, tôi đã nhận ra rằng tình bạn của chúng tôi không chỉ dựa trên sự chia sẻ sở thích chung mà còn dựa trên sự tôn trọng và sự tưởng tượng. Chúng tôi đã học cách lắng nghe và đánh giá ý kiến của nhau một cách công bằng, và luôn tìm cách tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu.
Khi chúng tôi hoàn thành dự án, chúng tôi đã tổ chức một buổi thuyết trình để chia sẻ kết quả của chúng tôi với các bạn cùng lớp. Chúng tôi đã nhận được sự hoan nghênh và sự đánh giá cao từ giáo viên và bạn bè. Điều này đã làm tăng thêm niềm tự hào và sự tin tưởng vào khả năng của chúng tôi.
Kỷ niệm về dự án nghiên cứu này không chỉ là về thành công của chúng tôi, mà còn là về sự phát triển của tình bạn và khả năng nghị luận của chúng tôi. Chúng tôi đã học cách làm việc cùng nhau, tôn trọng ý kiến của nhau và tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Điều này đã tạo nên một kỷ niệm đáng nhớ và sâu sắc về tình bạn của chúng tôi.
Trong cuộc sống, tình bạn là một phần quan trọng để chúng ta có thể phát triển và trưởng thành. Nó không chỉ mang lại niềm vui và sự hỗ trợ, mà còn giúp chúng ta học hỏi và phát triển các kỹ năng quan trọng như nghị luận. Kỷ niệm về tình bạn đáng nhớ này đã cho tôi một bài học quý giá về tình bạn và sự phát triển cá nhân.
Với những kỷ niệm như vậy, tôi luôn biết rằng tình bạn là một kho báu quý giá và tôi sẽ luôn trân trọng và chăm sóc nó.
Tham Khảo
Tuổi thơ của tôi đã trải qua biết bao kỉ niệm vui buồn, có những kỉ niệm cùng bạn bè, cùng gia đình hay chỉ là kỉ niệm của riêng tôi. Những kỉ niệm chính là những kí ức tươi đẹp đáng nhớ nhất, là quá khứ để tô vẽ nên tương lai của chúng ta, đối với tôi kỉ niệm không thể quên đó là ngày đầu tiên đi học.
Nhớ ngày đó, khi tôi mới chỉ là cậu bé 6 tuổi bé tẹo, ngồi đằng sau chiếc xe đạp Thống Nhất và chị tôi chở đến trường ngày khai giảng. Trên đường đi tôi cứ ghì bám hai bên vạt áo của chị, hỏi chị đủ thứ về ngày khai giảng, nào là “khai giảng có đông người không?”, “đi khai giảng có phải mang sách vở không?”,... vô vàn câu hỏi ngây ngô của tôi khi ấy khiến chị của tôi rất buồn cười. Tôi còn nhớ mình đã rất gìn giữ bộ quần áo mới mặc trong ngày đi học đầu tiên, lúc nào cũng ngó xuống lấy tay phủi bụi rồi lại sửa khăn quàng cho chỉnh tề, không dám đưa tay bẩn lên sờ vào quần áo. Chị đưa tôi tới trường rồi chị cũng đi tới trường của chị, chỉ còn mình tôi bơ vơ, tôi sợ đến suýt khóc nhưng nghĩ rằng khóc ở đây thì thật xấu hổ nên lại cố gắng không khóc. Tôi nhìn các bạn đi vào trường cũng theo vào, đứng vào hàng ghế lớp mình và ngồi xuống, một vài bạn cùng lớp với tôi đã bắt chuyện với tôi giúp tôi đỡ bỡ ngỡ và lo lắng hơn, không ngờ sau đó chúng tôi đã chơi thân với nhau cho đến tận bây giờ.
Thật khó để kể được hết những cảm xúc của tôi trong ngày đi học đầu tiên, khó để nói thành lời hay viết thành văn nhưng dù trải qua bao thời gian tôi vẫn ghi sâu và nhớ về những kỉ niệm đó.
Tuổi học trò như những tia nắng luôn rực rỡ trong ánh nắng mặt trời. Thời gian trôi đi vô tình mà không đợi một ai chỉ để những kỉ niệm ở lại. Kỉ niệm đối với mỗi ngươi thật đẹp, thật tuyệt vời. Đối với tôi cũng vậy, kỉ niệm với mái trường, thầy cô, bạn bè luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi không thể nào quên kỉ niệm giữa tôi, lớp tôi và cô Khánh – giáo viên môn văn lớp 6 của chúng tôi. Đến bây giờ khi nhứo về ngày hôm ấy tôi vẫn còn thấy xúc động.
Cô là người được giao dạy môn văn cho lớp chúng tôi. Ngay từ lần đầu gặp cô tôi đã có ấn tượng rất sâu sắc bởi gương mặt tròn phúc hậu cùng mái tóc dài thướt tha. Cô đi đứng, nói năng rất nhẹ nhàng khiến tôi không thể rời mắt. Cô đẹp chuân rmột nét đẹp Á Đông, một nét đẹp của một người con gái dịu dàng. Lúc cô bước vào lớp, cả lớp im phăng phắc, không có một tiếng động khác hẳn với lúc ban đầu, cô mỉm cười chào chúng tôi, giới thiệu về bản thân cô. Cô giảng bài hăng say truyền đạt cho chúng tôi tất cả những tinh hoa của tri thức.
Những lúc học sinh không hiểu, cô đề ân cần giảng lại từng chút một, những lúc chúng tôi không chú ý,mất tập trung cô đều nhẹ nhàng nhắc nhở. Tôi cũng không biết tại sao mà giờ học văn mà tất cả lũ học sinh chúng tôi đều chăm chú nghe cô giảng bài. Thỉnh thoảng cô có kể thêm các câu chuyện bên lề là những đứa học trò lại típ mắt lắng nghe. Cô như một nguồn sáng nhẹ nhàng truyền cho chúng tôi tất cả những năng lực tích cực. Chúng tôi đều rất yêu quý cô.
Nhưng rồi một hôm, lớp chúng tôi lại nghịch một cách kì lạ vào tiết của cô. Mặc dù đã được cô nhắc nhở nhưng chúng tôi vẫn không nghe, bỏ ngoài tai lời cô nói để tiếp tục những câu chuyện dang dở. Cô đột nhiên im lặng một lúc, cả căn phòng như bị thời gian ngưng lại. Cô nói với chúng tôi: “hôm nay cô rất buồn vì thái độ của các em, có lẽ đây sẽ là buổi dạy cuối cùng của cô với lớp mình, nhưng lời từ biệt cuối cùng này lại không được hoàn hảo. Chúc các em ở lại sẽ hoàn thành nốt ước mơ của mình, chăm ngoan, học giỏi”.
Giọt nước mắt nhẹ nhàng rơi xuống trên khóe mắt cô, cô bước ra lớp để lại chúng tôi một bầu tâm trạng. Những giọt lệ đang tuôn trào trên khóe mắt của từng đứa con gái. Tôi và cac s bạn lại không thể ngờ rằng hôm nay là buổi cuối cùng cô thep lớp vì bị chuyển công tác. Chúng tôi cảm thấy rất có lỗi và rất buồn. Dường như không điều gì có thể ngăn được came xúc của chúng tôi lúc ấy. Tôi cìn nhứo như in chúng tôi đã khóc suốt tiết ra chơi, khi đi học thể dục thầy đã phải cho nghỉ bởi vì chúng tôi ai cũng rơi nước mắt, không tập trung học được.
Vậy là lần cuối tôi được gặp cô, người mà tôi yêu quý nhất trong trường. Trước kia khi còn là đứa nhỏ, vẫn còn ngây thơ chưa biết bộc lộ cảm xúc, càng lớn lên mới nhận thấy rằng, mình nên chịu trách nhiệm với những lối lầm của mình. Đến bây giừo tôi thực sự thèm cái cảm giác được quan tâm, được che chở như cách cô đã yêu quý chúng tôi ngày xưa ấy. Lời xin lỗi của chúng tôi đã không bao giờ có cơ hội để nói ra, chỉ mong cô vẫn còn nhớ đến chúng tôi, những học trò đầu tiên của cô.
Kỉ niệm ngày hôm đó sẽ mãi in sâu vào trong tâm trí của tôi. Tôi luôn thầm cảm ơn cô vì đã quan tâm, chăm sóc chúng tôi trong suốt thời gian dài. Hình bóng cô mãi mãi in đậm trong tâm trí của tôi. Cô hãy luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc và có sức khỏe dồi dào cô nhé.
Đây anh nhé
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp ba.
Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may măn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa. Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.
Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá. Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thong báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiêp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại dành them thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó. Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô và có lẽ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em sẽ mãi nhớ về cô và luôn thầm hứa học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.
Khi nhìn lại quá khứ, có một kỷ niệm đẹp mà tôi không thể quên được. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời mà tôi đã trải qua cùng với bạn thân của mình. Trong kỷ niệm đó, chúng tôi đã trải qua nhiều trải nghiệm thú vị và tạo dựng mối quan hệ đáng trân trọng.
Một trong những yếu tố quan trọng trong kỷ niệm đó là miêu tả. Chúng tôi thường xuyên đi dạo quanh khu phố nơi chúng tôi sống. Tôi nhớ rõ những chiều hè nóng bức, khi chúng tôi cùng nhau đi qua những con đường nhỏ, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xưa và ngắm nhìn những bông hoa đầy màu sắc. Mỗi chi tiết nhỏ trong cảnh vật đều được miêu tả kỹ lưỡng, từ màu sắc của bầu trời đến hương thơm của hoa. Những miêu tả này giúp chúng tôi tạo ra một không gian thực tế và sống động trong kỷ niệm của chúng tôi.
Ngoài ra, miêu tả nội tâm cũng đóng vai trò quan trọng trong kỷ niệm đó. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ của mình với nhau. Tôi nhớ rõ những buổi tối dài, khi chúng tôi ngồi bên nhau và trò chuyện về cuộc sống, tương lai và những điều quan trọng trong trái tim chúng tôi. Những miêu tả nội tâm này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhau và tạo dựng một mối quan hệ thân thiết và chân thành.
Kỷ niệm đó không chỉ là những miêu tả và miêu tả nội tâm, mà còn là những trải nghiệm thú vị mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau. Chúng tôi đã cùng nhau khám phá những địa điểm mới, thử những món ăn lạ và tham gia vào những hoạt động thể thao. Mỗi trải nghiệm đều là một cảm xúc đáng nhớ và tạo dựng thêm những kỷ niệm đẹp trong tâm trí chúng tôi.
Kỷ niệm đó đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tình bạn và giá trị của một người bạn thân. Nó đã cho tôi những trải nghiệm đáng nhớ và những bài học quý giá về tình yêu thương, sự chia sẻ và sự đồng hành. Tôi biết rằng những kỷ niệm đó sẽ mãi mãi ở trong trái tim tôi và tôi sẽ luôn trân trọng mối quan hệ đặc biệt này.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp gỡ và chia tay với nhiều người. Nhưng những kỷ niệm đẹp với bạn thân sẽ mãi mãi ở trong trái tim chúng ta. Hãy trân trọng những kỷ niệm đó và tạo dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống của bạn.
Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
Hằng rất phục tôi, tôi nói gì bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần…
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa…
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.
Chúc bạn học tốt ^^
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.
Một trong những điều tôi cảm thấy mình may mắn trong cuộc đời là có gia đình tôi yêu thương và yêu thương tôi. Nơi đó có bố mẹ, anh em và có cả người bà luôn chăm sóc và nuôi dưỡng để tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Mỗi ký ức với bà đều là một mảnh ghép đáng trân quý và tự nhiên trở nên vô cùng sâu sắc trong trái tim đó. Tôi nhớ về lần bà đã truyền dạy cho tôi những tình cảm cao đẹp mà tôi luôn mang theo trên mọi hành trình.
Bà tôi thuở nhỏ đã được cha mình dạy chữ, cho đọc sách nên bà rất tinh thông và am hiểu văn chương. Trong những năm tham gia kháng chiến, bà vẫn sáng tác thơ ca, những bài thơ tuổi mười tám mãi sau này bà mới đọc cho con cháu nghe. Những năm sau này, bà cũng trở về nơi bục giảng của ngôi trường làng đơn sơ để làm cô giáo dạy văn. Bởi vậy, bà là một người chữ nghĩa, sâu sắc nên bố mẹ rất tin tưởng để anh em tôi lớn lên trong sự dạy dỗ của bà.
Khi tôi lên lớp ba, lúc đó đọc chữ đã thành thạo, bà bảo tôi học thuộc một vài bài thơ. Lúc đầu tôi rất chăm chỉ học nhưng cho đến khi học truyện Kiều thì tôi chỉ muốn vất quyển sách đi mà vơ lấy đống truyện tranh. Đỉnh điểm là khi tôi nói trong giận dỗi với bà:
Tại sao con phải học thuộc mấy cái này? Học để làm gì chứ?
Rồi tôi bỏ vào phòng, trùm chăn kín mít rồi thiếp vào giấc ngủ. Tối hôm đó, tôi không xuống ăn cơm với cả nhà mà xem hết phim này đến phim khác. Đến 9 giờ tối, có tiếng gõ cửa phòng, đi kèm với đó là giọng nói nhỏ nhẹ:
Bống, bà vào được không?
Tôi miễn cưỡng chạy ra mở cửa. Bà đón tôi bằng một nụ cười ấm áp, hiền dịu làm nỗi giận trong tôi cũng nguôi bớt đi. Bà mang vào cho tôi một ly sữa, ân cần đưa cho tôi:
Cháu chưa ăn tối nên uống tạm đi. Cháu đang xem phim đấy hả?
Tôi chỉ gật nhẹ rồi cầm lấy ly sữa rồi uống liền một hơi bởi vì tôi cũng hơi đói. Bà tắt ti vi đây rồi quay qua nói chuyện với tôi. Bà đọc Kiều cho tôi nghe. Tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên vì bà có thể thuộc vanh vách, không vấp váp một chỗ nào. Sau đó, bà bảo tôi:
Cha bà, tức cụ của cháu cũng bắt bà học Kiều khi bà còn rất nhỏ. Cháu biết tại sao vậy không?
Tôi lắc đầu. Bà xoa đầu tôi:
Bởi vì, truyện Kiều là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Nó không chỉ là những câu thơ mà còn là nét đẹp của đất nước mình. Người hiểu truyện Kiều sẽ biết sống chừng mực, đạo lý. Mà muốn hiểu trước hết phải thuộc!
Tôi thắc mắc:
Nó có giá trị như thế sao ạ?
Ừ, cháu ạ! Sau này cháu dần dần sẽ hiểu ý nghĩa của nó. Còn giờ, cháu cứ chăm chỉ học thuộc cho bà, được không?
Mặc dù vẫn chưa thỏa mãn với lời giải thích của bà lắm nhưng vì sự chân thành của bà, tôi đồng ý.
Nhưng sự thực thì, chính nhờ bà, nhờ câu chuyện đó mà tôi đã tìm thấy tình yêu văn chương, yêu tiếng Việt và yêu những cuốn sách. Và giờ đây học lớp 9, khi tiếp xúc lại với truyện Kiều tôi càng thấm thía lời bà hơn.
Giờ đây, bà cũng đã già yếu, cũng không còn minh mẫn để đọc thơ hay giảng giải mọi điều cho tôi nghe. Ngược lại, mỗi chiều, đứa cháu nhỏ này sẽ lại đọc Kiều hay ngâm đôi câu thơ cho người bà yêu quý của mình.
Mỗi người sẽ có những kỉ niệm sâu sắc với người thân thương của mình theo cách cảm nhận của bạn. Với tôi, những điều giản dị thường ngày cũng đã quá đỗi thiêng liêng.