em hãy thể hiện vấn đề dân số tăng quá nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? ( viết dưới dạng 1 câu chuyện dựa trên cuộc sống) Help me pls mn ui. Khó qué!!!!! Giúp mik đi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Đặc điểm của đới nóng trên trái đất:
Đới nóng là một trong ba đới chính trên trái đất, nằm giữa đới cận nhiệt đới và đới ôn đới.
- Khí hậu nóng ẩm: Đới nóng có khí hậu nóng quanh năm với nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối lớn. Mùa đông ít hoặc không có, và mùa hè kéo dài.
- Rừng nhiệt đới: Đới nóng chứa rừng nhiệt đới rộng lớn với đa dạng cây cối và loài động vật. Đây là môi trường sống cho nhiều loài quý hiếm.
- Sự biến đổi trong mùa mưa: Một số vùng trong đới nóng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, dẫn đến sự thay đổi trong việc trồng trọt và chăn nuôi.
- Các nguồn tài nguyên quý báu: Đới nóng chứa nhiều nguồn tài nguyên như than, dầu mỏ, và khoáng sản quý giá.
- Bão và rủi ro thảm họa: Được biết đến với sự xuất hiện thường xuyên của bão, vùng đới nóng có nguy cơ cao về rủi ro thảm họa như lũ lụt, lở đất và nạn đói.
Câu 2: Năm thành phố đông dân nhất thế giới và hậu quả của gia tăng dân số:
Năm thành phố đông dân nhất thế giới là:
1.Tokyo, Nhật Bản
2.Delhi, Ấn Độ
3.Shanghai, Trung Quốc
4.Sao Paulo, Brazil
5.Mumbai, Ấn Độ
Sự gia tăng nhanh chóng của dân số trên thế giới gây ra một số hậu quả quan trọng:
- Áp lực lên tài nguyên: Gia tăng dân số đồng nghĩa với việc tăng cầu sử dụng tài nguyên như nước, thức ăn, năng lượng và đất đai, gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ô nhiễm môi trường: Với việc gia tăng sản xuất và tiêu dùng, sự gia tăng dân số có thể gây ra sự tăng cường trong ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất.
- Mất rừng và suy thoái môi trường tự nhiên: Để đáp ứng nhu cầu của dân số đông đúc, rừng và môi trường tự nhiên thường bị mất đi và suy thoái.
- Áp lực đô thị hóa: Gia tăng dân số thường đi kèm với tăng cầu xây dựng đô thị, dẫn đến việc mất đất đai nông nghiệp và các vùng xanh.
- Khả năng quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Dân số đông đúc đặt áp lực lên hệ thống giao thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ cơ bản, làm cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ trở nên khó khăn hơn.
a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào,
- ở đô thị thì thất nghiệp tăng,
- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v...
b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường
- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt.
- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút.
- Đông dân
+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..
- Có nhiều thành phần dân tộc:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.
Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.
Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.
Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.
Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.
Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…
Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.
Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.
Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tích cực hay tiêu cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt. Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế xã hội ngày nay thì mối quan hệ trên càng được thể hiện rõ nét. Sự bùng nổ dân số:
Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX. Càng những năm về sau thời gian dân số tăng 1 tỷ người càng rút ngắn. Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người. Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng 8 tỷ người.
Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng của thế giới. Sự gia tăng dân số nhanh trên thế giới thể hiện ở một số nguyên nhân chính như: Dân số và tập quán sống di cư, du cư; đô thị hóa; các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Đến nay thế giới đã có trên 270 thành phố trên 1 triệu dân và 50 thành phố trên 5 triệu dân.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v...
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất hầu như không thay đổi nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia súc. Từ năm 1950 - 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất cây trồng bằng thủy lợi và phân bón. Nhưng ngày nay diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi hoá và lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp diễn chừng nào số dân còn tiếp tục tăng.
Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999, con số này chỉ còn lại 86 triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị suy thoái.
Tại hầu hết các châu lục, các đồng cỏ bị khai thác kiệt quệ. ở những nơi mà số lượng bò và cừu vượt quá mức thì đồng cỏ dần biến thành đất hoang. Hiện tượng này đã xảy ra ở các nước có nền kinh tế chăn nuôi tại châu Phi và Trung á. Đất chăn nuôi bị suy thoái làm cho nhiều người mất việc làm, buộc phải đổ về các thành thị hoặc sống bằng lương thực cứu trợ.
Đô thị hoá với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải. Năm 1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950. Hiện nay, có tới một nửa dân số thế giới sống ở thành thị, những thách thức về môi trường bắt nguồn một phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% lượng CO2 trên toàn cầu vì sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tiêu thụ 3/4 lượng gỗ công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị hoá nhanh, những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ ở những nơi Chính phủ không đủ năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông, nước và xử lý rác thải. Hiện nay có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các nước đang phát triển đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt trong bầu không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bị ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Lượng chất thải tăng cùng với sự gia tăng dân số.
❤ Lê Thủy Tiên ❤: - Dài tke pạn
- Ngắn hơn đc hoqq < vì cái này mikk hk thuộc để maii ktra á >