Anh chị làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như hiện nay?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
b. Thân bài
- Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn lµ các vụ tai nạn đường bộ.
*Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...
- Chủ quan:
+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.
* Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO (Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
* Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:
- TNGT ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.
- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động
- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...
- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.
* Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?
Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
* Suy nghĩ và hành động như thế nào trước vấn đề đó
- An toàn giao thông góp phần giữ vững trật tự xã hội và đảm bảo hạnh phúc gia đình. Bất cứ trường hợp nào, đi đâu cũng phải nhớ : " An toàn là bạn, tai nạn là thù"
- Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông.
- Vận động mọi người tham gia chấp hành tốt. Nhiệt tình hưởng ứng các phong trào cổ động tuyên truyền về giao thông, biểu gương người tốt việc tốt trong tham gia giao thông
c. Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông.
Gợi ý
I. Mở bài:
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông .đang !à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà 1 ấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở 'Việt Nam hiện nay?
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường...)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn....) .
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông
- m. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội
- Tuổi trẻ học đường có cần góp phần về an toàn giao thông.
Bài làm
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?
Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp" giữa những n tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn r không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không c do mất điện. Va quẹt nhau một tí, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ c' văng tục, gườm nhau... Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông kh đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn đặc biệt ờ các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.
Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang đ tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì... 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục phải kể đến là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng ngán ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau xe còi báo động xin đường inh ỏi,... và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão" mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trờ tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.
Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tưởng và tiền phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thấy biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn đe người vi phạm Phương tiện đi lại, thời gian và công ăn việc làm rất quan trọng đối với mọi người, vì vậy chúng ta cần nhắm vào điểm này để buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông luôn “thường trực ý thức” mỗi khi tham gia giao thông.
Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây, chính chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường - đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hoá nhiều phương diện trong đó có văn hoá giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hoá trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hoá giao thông.
Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong "kế sách" giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cán phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hoá giao thông.
Nêu vấn đề: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
- Giao thông là hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội.
- Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ.
a. Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông:
- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...
- Chủ quan:
+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.
b. Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới): Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:
Tai nạn giao thông ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý.
Tai nạn giao thông gây rối loạn an ninh trật tự.
Tai nạn giao thông gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế.
Tai nạn giao thông làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động.
Do đó, giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội.
c. Thanh niên, học sinh cần có hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu "Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", "An toàn là bạn, tai nạn là thù"...
- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm an toàn giao thông.
a, -Tai nạn giao thông càng ngày gia tăng là do ý thức của người lái giao thông và các người tham gia giao thông.
-Nguyên nhân phổ biến nhất là do người tham gia giao thông uống bia rượu trong khi lái xe, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đánh võng lạng lánh, đi đường không chú ý xe cộ qua lại.
b, -Luôn chú ý khi tham gia giao thông, giải thích cho những người tham gia giao thông sai biết những điều nên làm và điều không nên làm khi tham gia giao thông.
a,Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu... Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí.Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông.
b.hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy.
Để góp phần bảo đảm trật tự ATGT thì mỗi người hãy tự nâng cao ý thức trong việc tham gia giao thông, cũng như vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Có như vậy, số vụ TNGT cũng như số người thương vong vì TNGT mới có thể nhanh chóng kéo giảm; để thực hiện được mục tiêu trên, cần làm những việc như sau:
Một là: Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: dán 1 vị trí nào đó ở nhà sao cho hàng ngày, hàng giờ nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành). Đồng thời, ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự ATGT. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông đường bộ.
Hai là: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu, bia thì không trực tiếp lái xe mà sử dụng các phương tiện công cộng khác cho an toàn.
Ba là: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.
Bốn là: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.
Năm là: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con. Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.
Sáu là: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự ATGT.
Bảy là: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Tám là: Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hóa như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ TNGT.
Chín là: Cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.
Trên đây là một số ý tưởng rất đơn giản nhưng thiết thực góp phần giúp mọi người cùng nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Ngoài ra lực lượng chức năng cũng cần tăng cường các biện pháp để giúp giảm thiểu tai nạn giao thông như:
Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật.
Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm... theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy.
Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.
Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
2. Làm gì giúp giảm thiểu tai nạn giao thôngĐể hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.
Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.
Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Mỗi một học sinh chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay./.
3. Nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinhTuyên truyền tại trường học
Các trường học trên địa bàn tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, tặng mũ bảo hiểm, phát tờ rơi. 100% nhà trường cho học sinh ký các cam kết tuyệt đối tuân thủ đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện đến trường và khi tham gia giao thông cùng gia đình. Qua đó, hướng dẫn các em tham gia giao thông đúng quy định và giải đáp các thắc mắc, câu hỏi liên quan đến an toàn giao thông. Phối hợp với nhà trường nhắc nhở phụ huynh, đề nghị không cho con em điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, đi xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Các trường hợp vi phạm sẽ bị lập danh sách gửi về nhà trường và gia đình để phối hợp nhắc nhở, giáo dục.
Xây dựng các đội “Sao đỏ” phối hợp với lực lượng bảo vệ tại cổng trường, qua đó kiểm tra kiên quyết xử lý đối với các trường hợp học sinh đi xe máy điện đến trường không đội mũ bảo hiểm hoặc đi xe mô tô khi chưa đủ tuổi. Ngay sau đó sẽ liên lạc với phụ huynh để giải quyết.
1.Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng. Theo báo cáo tổng kết của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia 6 tháng đầu năm 2019 toàn quốc xảy ra 8.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.810 người, bị thương 6.358 người.Người tham gia giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về phá luật, sử dụng chất ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu...là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
2.Các biện pháp:tuyên truyền,cổ động,tăng cường thêm các cán bộ cảnh sát nhất là ở đường quốc lộ và các tuyến đường giao nhau,..............
3.Chú ý : -Không chở quá số người quy định
-Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
-Không vượt đèn đỏ
...............................................................................
Nguyện nhân:
-Do không đội mũ bảo hiểm
-Vượt đèn đỏ
-Không nắm rõ các quy định khi tham gia giao thông.
................................................
Em sẽ:
-Tuân thủ quy định giao thông.
-Khi đi xe không phóng nhanh,vượt ẩu.
-Nhìn kĩ trước khi đi.
...................................................................
Nguyên nhân: Do sử dụng chất kích thích ,chất gây nghiện khi đi xe, buông hai tay khi đi xe, ...
đọc luận tham gia giao thông ,đường sắt khi tham gia
Bài làm
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc. TNGT tăng cao nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành rước khách, uống rượu say, ùn tắc giao thông…Từ thực trạng vấn đề trên, tôi xin đề xuất những giải pháp và hoạt động sau nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu TNGT: Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật. Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm... theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy. Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông. Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
# Học tốt #
chấp hành luật giao thông
kiểm tra phương tiện trước khi đi