Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nóng hổi cũng là mảng tối trong bức tranh giao thông đòi hỏi cả xã hội phải có một cuộc chiến thực sự với nó. Đi khắp các nẻo đường, khẩu hiệu An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà như là lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm túc luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho mọi người. Dẫu không phải là một chính trị gia, một nhà kinh tế, một nhà khoa học, một bác sĩ hay một kĩ sư nhưng bạn và tôi, mỗi học sinh chúng ta hoàn toàn có thể góp phần nhỏ bé vào việc đẩy lùi hiểm họa ấy vì sự bình yên của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội.
Bạn đã bao giờ tận mắt chứng kiến tai nạn giao thông - điều đang xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên đất nước chúng ta? Bạn đã bao giờ bực bội trước sự hỗn loạn của giao thông mà bất lực vì mình chẳng thay đổi được gì? Tôi tin chắc câu trả lời là “có”. Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận một thực trạng đau xót: tai nạn giao thông là một điểm đen trong bức tranh giao thông phức tạp ở Việt Nam hiện nay.
Theo số liệu thống kê, số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng cùng với lưu lượng xe gắn máy di chuyển ngày càng nhiều. Thật khủng khiếp khi chúng ta biết rằng số người chết do tai nạn giao thông lớn hơn nhiều so với số người chết do bão lũ. Có gì đáng tự hào khi Việt Nam nằm trong nhóm nước đứng đầu thế giới về số vụ tai nạn giao thông? Có gì để tự hào đâu khi phần lớn các vụ tai nạn giao thông đều do những người Việt trẻ gây ra?
Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn ấy, trước hết là từ ý thức của những người tham gia giao thông. Họ chưa biết quý trọng bản thân, chưa nhận thức đầy đủ sự nguy hiểm của những hành vi vi phạm luật lệ giao thông, mà khi hối tiếc thì sự thể đã muộn. Vì thế, đi trên đường họ nghênh ngang, coi thường, không chấp hành luật giao thông. Bạn đừng giật mình khi tôi nêu ra một vài con số sau đây: 80% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng luật quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không dùng đèn chiếu xa và rất rất nhiều người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng hoặc không đúng quy cách nhằm đối phó với lực lượng công an. Và bạn sẽ lại giật mình nữa khi nhận thấy người thân của chúng ta cũng vi phạm những lỗi như vậy một cách rất “hồn nhiên”. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông còn xảy ra do ý thức thấp kém của những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà bất chấp sự an toàn tính mạng của người đi đường. Tivi, báo chí đã nhiều lần cảnh báo việc rải đinh trên đường quốc lộ làm người đi xe trên đường bị tai nạn dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Đó là một thực tế đau lòng mà chúng ta không thể phủ nhận.
Trên cái nền chung ấy, thực trạng tham gia giao thông của tuổi trẻ học đường ra sao? Chúng ta vui mừng trước việc ý thức tham gia giao thông của học sinh chúng ta ngày một nâng cao. Nhiều hoạt động, nhiều lời kêu gọi về an toàn giao thông đã được các bạn nhiệt tình hưởng ứng. Song bên cạnh đó, vẫn có những hiện tượng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chắc chắn bạn cũng như tôi đã từng chứng kiến cái cảnh cổng trường giờ tan học bị mắc kẹt. Từng nhóm bạn chờ nhau, tụ tập nói chuyện, mặc bác bảo vệ ra sức giải tán, mặc người đi đường la lối, nhắc nhở. Rồi khi đi trên đường, mặc cho mật độ giao thông vốn đã dày đặc, các bạn dàn hàng ba, hàng bốn nói chuyện ầm ĩ, mải mê đến mức quên cả xung quanh. Có những bạn đã bị tai nạn vì thiếu tập trung chú ý vào việc đi đường. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp những hiện tượng nổi cộm khác. Do điều kiện kinh tế khá giả, học sinh đi xe gắn máy đến trường dù chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe. Khi đi xe, nhiều bạn vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, phóng nhanh lạng lách, quẹt lửa chân chống, “tráng trứng” trên đường,… Khi xảy ra va chạm giao thông thì có thái độ hung hăng, sẵn sàng gây gổ đánh nhau, bất chấp phải trái. Đặc biệt, một vấn nạn nhức nhối là hiện tượng các “anh hùng xa lộ” lập phi đội bay, sẵn sàng đánh đổi với tính mạng của mình.
Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do ý thức của mỗi học sinh mà còn do đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi: bồng bột, ham vui, thích ra oai, thích thể hiện “cái tôi”. Tại sao bạn lại đánh đổi mạng sống của mình để bốc đầu ra oai với bạn bè? Tại sao bạn lại đánh đổi mạng sống của mình để lạng lách phóng nhanh, vượt ẩu chỉ vì một lời khích bác? Bạn ơi, đó đâu phải cách tuyên xứng “cái tôi” cá nhân của mỗi người. Cái tôi của chúng ta được khẳng định bằng những dạng thức khác: bằng học tập, bằng tính cách chân thành, cởi mở, nhiệt tình, ham học hỏi. Và bạn sẽ đẹp dần lên trong mắt mọi người.
Thực trạng giao thông Việt Nam nói chung và của nhiều bạn học sinh nói riêng đang gióng lên một hồi chuông khẩn thiết yêu cầu bạn và tôi, chúng ta cùng phải nhập cuộc và hành động. “Một cây làm chẳng nên non” nhưng “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Chỉ cần bạn thấy đau trước tai nạn giao thông, chỉ cần trong bạn vang lên tiếng nói của trách nhiệm, bạn hoàn toàn có thể tham gia giảm thiểu tai nạn giao thông bằng những việc làm thiết thực. Trước hết, mỗi chúng ta phải nắm vững luật giao thông, tôn trọng và chấp hành nghiêm túc luật giao thông. Bạn không chỉ là người thực hiện tốt mà hãy là một tuyên truyền viên tốt nữa, nhắc nhở chính bố mẹ, người thân, bạn bè nếu họ vi phạm, làm gương cho các em nhỏ tuổi hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các phong trào tìm hiểu về an toàn giao thông, phong trào tình nguyện trong giao thông. Một giọt nước không làm nên biển cả nhưng vô số giọt nước sẽ tạo thành đại dương. Chỉ cần tất cả chúng ta hợp sức, tôi có lòng tin vào sự chuyển biến tích cực của bức tranh giao thông Việt Nam.
Bản thân tôi cũng từng dàn hàng ngang đi trên đường khi tan học về và đã phải bó bột suốt hai tuần liền. Tôi tự thấy mình may mắn vì vẫn còn cơ hội để hối hận và sửa chữa sai lầm. Nhưng có bao nhiêu người đã không còn cơ hội để hối hận và làm lại nữa. Vậy thì bạn ơi, để không bao giờ phải thốt lên “nếu như", “giá như" thì bạn hãy nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông nhé.
Tôi rất tâm đắc với câu nói: “Ngày mai bắt đầu từ chính ngày hôm nay, tương lai bắt đầu từ chính hiện tại”. Bức tranh giao thông hôm nay và ngày mai phụ thuộc rất nhiều vào tuổi trẻ học đường – những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, chúng ta bằng sức trẻ và nhiệt huyết, hãy hành động thiết thực để đem lại khoảng sáng cho giao thông Việt Nam.
Bài làm
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc. TNGT tăng cao nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành rước khách, uống rượu say, ùn tắc giao thông…Từ thực trạng vấn đề trên, tôi xin đề xuất những giải pháp và hoạt động sau nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu TNGT: Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật. Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm... theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy. Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông. Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
# Học tốt #
chấp hành luật giao thông
kiểm tra phương tiện trước khi đi
- Thông tin mục 1, 2 và 3 bổ sung ý nghĩa cho nhau, mỗi mục cho thấy một nét “tinh hoa”, cả ba mục góp phần làm rõ giá trị văn hóa của tranh Đông Hồ.
- Nội dung của các mục 1, 2, 3 lần lượt nói về đề tài, hình tượng; chất liệu, màu sắc và các công đoạn chế tác.
- Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra ở phần đoạn văn in nghiêng ở ngay đầu văn bản.
a. Các nhân vật giao tiếp:
- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.
- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.
c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.
- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.
- Các vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.
+ Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.
+ Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.
d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:
- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.
- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.
e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,
Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.