hướng dẫn mình chơi rubic biến dạng và rubic 3x3 hình tam giác với !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a: Diện tích đáy là:
\(44.002\cdot3:5.88=22.45\left(cm^2\right)\)
b: Chiều cao của hình chóp tam giác đều là:
\(12\sqrt{3}\cdot\dfrac{3}{9\sqrt{3}}=4\left(cm\right)\)
Khối rubic có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau (xem hình bên dưới).
Vậy khối rubic có dạng hình lập phương.
Đáp án A
1.Giới thiệu:
Đây là bài hướng dẫn cực kỳ đơn giản, dựa theo hướng dẫn của Leyan Lo, mình đảm bảo khi học theo hướng dẫn này thì chỉ cần biết đọc là có thể giải được khối rubik 3x3. Trong trường hợp đọc xong vẫn không làm được thì mình khuyên nên tìm những trò khác dễ dễ mà chơi kiểu như nhảy dây, bắn bi hay trốn tìm gì đấy.
Trước khi bắt đầu học, ta cần quy ước một số thứ cho dễ làm việc:
- Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt.
- Viên cạnh: là viên có 2 màu.
- Viên góc: là viên có 3 màu.
Trong hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan trọng sẽ được đánh dấu X.
- Các ký hiệu:
Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng:
Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B
R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay các mặt tương ứng 180 độ.
- Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự.
Video giải thích ký hiệu:
-Phương pháp giải: đây là phương pháp làm từng tầng, khi giải các tầng sau phải đảm bảo không làm xáo trộn các tầng trước. Tầng 1 là dễ làm nhất, có thể giải bằng trực giác, tự nghĩ ra cách giải. Tầng 3 dĩ nhiên là khó nhất, phải học nhiều công thức và chỉ một sai lầm ở tầng này cũng khiến ta phải làm lại khá nhiều.
2. Tầng 1:
Ta quy ước tầng 1 là tầng có mặt trắng, tầng 3 là tầng có mặt vàng. Lúc đầu, ta sẽ để mặt trắng là mặt U. Để giải tầng 1 ta cần làm 2 bước: giải các viên cạnh để tạo thành hình chữ thập và sau đó giải các viên góc. Chú ý rằng các viên góc và cạnh cần phải được đưa về đúng vị trí của nó.
Tạo hình chữ thập:
Ta cần tạo ra được cái này
Bước này cực kỳ đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được, mình gợi ý cách làm sau: đầu tiên, ta cần tìm các viên cạnh có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.
Đây là 2 ví dụ sai và đúng:
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:
B1: Sau khi chọn được 1 viên cạnh, ta phải xác định nó thuộc về vị trí nào trên khối rubik. Để làm được việc này, ta xem màu kề với màu trắng là màu gì. Ở trường hợp 1 màu đó là màu đỏ, do vậy viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X bên phải, ngay phía trên viên giữa màu đỏ. Ở trường hợp 2, màu đó là màu xanh lá cây, do đó viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X phía trước. Ta gọi vị trí mà viên cạnh cần đưa tới là goal.
B2: Sau khi xác định được goal, việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của viên cạnh lên mặt U. Trong trường hợp 1, ta xoay F’, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X bên phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi làm bước 2 là target.
B3: Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là được đưa đến mặt U nhưng viên cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal tới vị trí target bằng cách xoay U hoặc U’ hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa goal trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U’, U2 ở trên. Ví dụ ở trường hợp 1, cách làm sẽ là (U F’ U’). Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U’ R U).
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3:
Ta xoay F hoặc F’ để đưa viên cạnh về tầng 2 rồi dùng phương pháp trên để giải.
Giải viên góc:
Từ bước này trở đi, ta sẽ lật ngược khối rubik lại, tức là mặt trắng thành mặt D còn mặt vàng thành mặt U. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định vị trí các viên cần tìm.
Đầu tiên, ta cũng phải tìm các viên góc có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3.
Nếu viên góc nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal.
B3: Tùy vào từng trường hợp, ta dùng 1 trong các công thức sau để giải.
1. Dùng công thức (R U’ R’ U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh.
2. Dùng 1 trong 2 công thức trên để giải.
Nếu viên góc nằm ở tầng 1:
B1: Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp trên để giải.
3. Tầng 2:
Ở tầng này, công việc rất nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh. Đầu tiên ta xác định các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu (xem hình minh họa phía dưới).
B3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:
B1: Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa viên cạnh về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp phía trên để giải.
4. Tầng 3:
Để giải tầng 3, ta làm 4 bước như sau:
Định hướng cạnh:
Mục đích của bước này là tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Có 3 trường hợp cần giải quyết, tuy nhiên ta chỉ cần học 1 công thức duy nhất. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi theo thứ tự như sau:
Công thức: (F R U) (R’ U’ F')
Định hướng góc:
Mục đích của bước này là đưa toàn bộ mặt U về đúng màu (màu vàng). Có tất cả 7 trường hợp cần giải quyết. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi như hình minh họa. Chú ý hình minh họa bên dưới thể hiện góc nhìn từ trên xuống, khi làm công thức ta vẫn phải giữ khối rubik sao cho mặt vàng nằm ở trên cùng.
Công thức: (R U) (R’ U) (R U2) R’
Hoán vị góc:
Mục đích của bước này là đưa các viên góc về đúng vị trí của nó. Công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 2 viên góc như hình minh họa. Để đưa cả 4 viên góc về đúng vị trí, ta có thể phải làm công thức này 2 lần.
Công thức: (R U R' F') (R U R' U') (R' F) (R2 U') (R' U')
Hoán vị cạnh:
Đây là bước cuối cùng, 2 công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 3 viên cạnh như hình minh họa. Để đưa 4 viên cạnh về đúng vị trí, ta có thể phải làm các công thức đó 2 lần. Lưu ý ta có thể chỉ cần nhớ 1 trong 2 công thức là có thể hoàn thành bước này, tuy nhiên khi đó thời gian làm sẽ lâu hơn.
Kết thúc : Chúc mừng bạn đã giải được khối Rubik Cube 3x3x3.
Tham khảo:
Để chúc mừng em đạt điểm cao trong kì thi vừa rồi, mẹ đã quyết định tặng cho em một món quà mà em yêu thích. Khi đó em đã bảo mẹ mua cho mình một chiếc rubic. Nó được làm bằng nhựa cứng. Đó là loại lập phương ba nhân ba với độ dài khoảng 5 cm.
Mỗi mặt của rubic này có chín ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, đó là trắng, đỏ, cam, vàng, xanh lá cây và xanh dương. Các ô vuông này chính là hình lập phương loại nhỏ tầm 1,7 cm được ghép thành khối lớn và sắp màu lộn xộn và có thể di chuyển vị trí bằng cách xoay theo các khớp nối. Trò chơi bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau, sau đó trò chơi chỉ kết thúc khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất. Rubic có rất nhiều cách chơi, nó sẽ luôn biết cách làm khó người chơi bằng các trường hợp đặc biệt, từ đó giúp khai thác khả năng suy nghĩ, giải quyết và tăng khả năng sáng tạo cho người chơi. Mọi thứ sẽ dễ hơn khi bạn tìm ra quy luật sắp xếp của nó. Khi mới mua về, em đã mất cả tuần mới có thể lắp được nó thành một khối đúng màu nhưng sau này nhờ quen tay em đã tìm ra một số cách để rút ngắn thời gian hơn.
Chiếc rubic này đã giúp em có thể thư giãn giải trí sau những giờ học tập chăm chỉ. Đây là một đồ chơi vừa vui, vừa giúp em tăng khả năng phản xạ. Em sẽ luôn đem nó theo mình để nhắc nhở mình phải luôn luôn cố gắng và không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ.
TK :
Trước ngày sinh nhật một hôm, ông bà nội mua cho tôi một hộp đồ chơi xếp hình. Đây là món đồ chơi mà bấy lâu tôi hằng mong đợi.
Hộp đồ chơi rất to, hình vuông, ước chừng cao bảy mươi phân. Tôi phải dang cả hai tay ôm mới xuể. Mặt ngoài của hộp vẽ một ngôi nhà mái ngói đỏ tươi nằm trong khu vườn đầy hoa và cây ăn trái. Ngôi nhà mới đẹp làm sao! Tường vôi trắng xóa, có những khung cửa sổ xinh xắn màu xanh nước biển trông ra khu vườn. Tôi mường tượng, giá mình được ở trong ngôi nhà đó chắc sẽ mát và sung sướng bởi khu vườn có nhiều loại cây ăn trái.
Trong hộp có nhiều khối nhựa với nhiều màu sắc và hình thù khác nhau. Nào là màu đỏ, màu xanh, tím, vàng. Nào là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, tam giác và nhiều hình khác nữa tôi không kể hết được. Mỗi hình mỗi vẻ, khối nhựa nào cũng đẹp, bóng loáng có thể soi gương được. Trong hộp còn có cả một cuốn sách hướng dẫn xếp hình và một máy cát sét nhỏ.
Mẫu hình đầu tiên mà tôi chọn để xếp chính là ngôi biệt thự nằm giữa khu vườn có những luống hoa hồng trồng ngay trước sân nhà. Giữa hai luống hoa là một lối đi nhỏ được rắc bằng sỏi trắng, tôi xếp một hồ cá có hòn non bộ với những ngọn núi mọc từ dưới nước đâm lên trông thật hùng vĩ. Tôi ước nếu nhà mình có một hồ cá như thế này, tôi sẽ thả vào đấy mấy chú cá vàng để các chú tung tăng bơi lội.
Tôi còn xếp rất nhiều cây cối chung quanh nhà để tạo cho ngôi nhà có nhiều bóng mát. Tác phẩm của tôi đã hoàn thành, tôi đứng ngắm hàng giờ không thấy chán mắt. Tôi tự hỏi mình cũng khéo tay đấy chứ! Tôi mơ ước sau này trở thành một kiến trúc sư xây dựng, tôi sẽ xây một ngôi nhà đẹp như thế này để tặng cho ba mẹ tôi.
Với bộ đồ xếp, tôi xếp được rất nhiều hình. Có khi tôi dựa vào Catalog, có khi tôi tự nghĩ ra mẫu hình để xếp. Tôi xếp đàn gà con theo mẹ ra vườn kiếm ăn. Chú chó đốm nằm trên bậc cửa canh gác giữ nhà. Chị mèo tam thể rượt bắt chuột.
Từ khi có bộ đồ xếp hình, tôi tự cảm thấy mình khéo tay hẳn lên và việc học toán cũng khá lên rõ rệt. Tôi rất yêu và thích bộ đồ xếp này. Mỗi khi hoàn thành xong một "tác phẩm" tôi đều được mọi người khen ngợi. Mặc dù bây giờ đã lớn nhưng tôi vẫn thích bộ đồ xếp này vì nó là món quà của ông bà nội tặng cho tôi, những người tôi yêu mến và kính trọng nhất.
thể tích HLP : a x a
Từ đó ta suy ra :
Vì 64 = 8 x8 nên độ dài cạnh của khối rubik = 8
diện tích xung quanh cái thùng là
\(\left(5+4\right)\times2\times4,5=81\left(dm^2\right)\)
diện tích toàn phần cái thùng là
\(81+\left(5\times4\right)\times2=121\left(dm^2\right)\)
diện tích toàn phần khối rubic là
\(6\times6\times6=216\left(cm^2\right)\)
đổi \(216cm^2=2,16dm^2\)
cái thùng chứa số rubic là
\(121\div2,16=\frac{12100}{216}\)(rubic)
đáp số : \(\frac{12100}{216}\)rubic
ko đc đăng linh tinh
Oánh chết cụ m bây j ! Rubic ko phải linh tinh