vieết đoạn văn ngắn kể bố mẹ nghe câu chuyện lí thú
ngắn thui nha
cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo dàn ý :
I. Mở bài:
‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
II. Thân bài:
‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?
‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
III. Kết bài:
‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
~Std well~
Mở bài: - Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi). - Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động). Thân bài: - Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu). - Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại? - Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không? - Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không? - Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không? Kết bài: - Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể. - Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Tham khảo!
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Hôm nay trường con tổ chức văn nghệ rất vui bố mẹ ạ và con ấn tượng nhất là tiết mục của các em nhỏ lớp 6A.
Chiều hôm qua, để muốn xem rõ các tiết mục con đã đi từ rất sớm. Con ngồi ở hàng hai thế nên nhìn rõ lắm. Tiết mục của các em lớp 6 được giới thiệu trong tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt. Con nghe nói để chuẩn bị cho tiết mục này các em đã chuẩn bị từ tận một tuần trước. Sau khi được bạn dẫn chương trình giới thiệu tiết mục:” Thầy bói xem voi” con thấy từ trong cánh gà các em ấy đẩy ra một chú voi giấy rất là to. Con cũng không biết tại sao các bạn lớp 6 lại tạo được một chú voi trông như thật. Từ đầu, mình, chân đến đuôi đều không sai khác voi thật bao nhiêu. Cái đuôi và tai voi còn phe phẩy được nữa chứ. Bắt đầu tiết mục, chú voi giả được khiêng ra giữa sân khấu khiến khán giả như con ngồi phía dưới đã ồ lên và ai cũng nghĩ sẽ có một tiết mục hay. Tiếp đó, lần lượt năm ông thầy bói tí hon, đầu chít khăn, mặc áo dài đen, đeo kính đen và không quên mang theo cây gậy dò đường trông thật đáng yêu. Năm ông chia ra, mỗi người sờ một bộ phận của voi, sau đó chụm lại bàn tán xem con voi thế nào. Ông sờ vòi thì bảo:
- Voi giống như con đỉa.
Ông sờ ngà liền cãi:
- Không, nó như cái đòn càn!- Vừa nói cái miệng em ấy chúm chím nhìn đáng yêu lắm.
Tiếp đến, ông sờ tai cũng không đồng ý:
- Nó giống cái quạt mo chứ!
Ông sờ chân bình tĩnh hơn: “Các ông nối sai cả, nó giống cái cột đình”.
Người sờ đuôi nãy giờ lắng nghe mới lên tiếng: "Nó giống một cái chổi không hơn không kém.”
Năm ông thầy không ai chịu ai, thế là đánh nhau chạy loạn xạ và chạy luôn vào trong cánh gà. Cả khán đài ôm bụng cười giòn tan. Cuối vở kịch, một em nhỏ trong khán đài cầm mic rút ra bài học từ vở kịch đó chính là không nên đánh giá vẻ ngoài của người khác từ góc nhìn cá nhân, phiến diện mà phải suy xét tất cả để không có cái nhìn nhận sai như năm ông thầy bói mù ấy. Con thấy vở kịch rất ý nghĩa với chúng ta và lí thú.
tham khảo
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Hôm nay trường con tổ chức văn nghệ rất vui bố mẹ ạ và con ấn tượng nhất là tiết mục của các em nhỏ lớp 6A.
Chiều hôm qua, để muốn xem rõ các tiết mục con đã đi từ rất sớm. Con ngồi ở hàng hai thế nên nhìn rõ lắm. Tiết mục của các em lớp 6 được giới thiệu trong tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt. Con nghe nói để chuẩn bị cho tiết mục này các em đã chuẩn bị từ tận một tuần trước. Sau khi được bạn dẫn chương trình giới thiệu tiết mục:” Thầy bói xem voi” con thấy từ trong cánh gà các em ấy đẩy ra một chú voi giấy rất là to. Con cũng không biết tại sao các bạn lớp 6 lại tạo được một chú voi trông như thật. Từ đầu, mình, chân đến đuôi đều không sai khác voi thật bao nhiêu. Cái đuôi và tai voi còn phe phẩy được nữa chứ. Bắt đầu tiết mục, chú voi giả được khiêng ra giữa sân khấu khiến khán giả như con ngồi phía dưới đã ồ lên và ai cũng nghĩ sẽ có một tiết mục hay. Tiếp đó, lần lượt năm ông thầy bói tí hon, đầu chít khăn, mặc áo dài đen, đeo kính đen và không quên mang theo cây gậy dò đường trông thật đáng yêu. Năm ông chia ra, mỗi người sờ một bộ phận của voi, sau đó chụm lại bàn tán xem con voi thế nào. Ông sờ vòi thì bảo:
- Voi giống như con đỉa.
Ông sờ ngà liền cãi:
- Không, nó như cái đòn càn!- Vừa nói cái miệng em ấy chúm chím nhìn đáng yêu lắm.
Tiếp đến, ông sờ tai cũng không đồng ý:
- Nó giống cái quạt mo chứ!
Ông sờ chân bình tĩnh hơn: “Các ông nối sai cả, nó giống cái cột đình”.
Người sờ đuôi nãy giờ lắng nghe mới lên tiếng: "Nó giống một cái chổi không hơn không kém.”
Năm ông thầy không ai chịu ai, thế là đánh nhau chạy loạn xạ và chạy luôn vào trong cánh gà. Cả khán đài ôm bụng cười giòn tan. Cuối vở kịch, một em nhỏ trong khán đài cầm mic rút ra bài học từ vở kịch đó chính là không nên đánh giá vẻ ngoài của người khác từ góc nhìn cá nhân, phiến diện mà phải suy xét tất cả để không có cái nhìn nhận sai như năm ông thầy bói mù ấy. Con thấy vở kịch rất ý nghĩa với chúng ta và lí thú.
lập dàn ý:
Mở bài:
– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
Thân bài:
– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
Kết bài:
– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
bài làm:
bạn vô link này nha:
https://baivan.net/content/ke-cho-bo-me-nghe-mot-chuyen-li-thu-hoac-cam-dong-hoac-buon-cuoi-ma-em-da-gap-o-truong.html
để mình gủi cho bạn nhé
học tốt
&YOUTUBER&
Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú(cảm động, buồn cười) em gặp ở trường
1. Mở Bài
- Thời gian, không gian kể chuyện cho bố mẹ nghe
- Giới thiệu câu chuyện mà mình định kể
2. Thân Bài
- Trình bày về thời gian, địa điểm của câu chuyện
- Giới thiệu những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện
- Diễn biến câu chuyện
- Kết thúc câu chuyện
- Tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ khi lắng nghe câu chuyện
3. Kết Bài
Cảm nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện với bố mẹ.
Hoc tot
“Tùng! Tùng ! Tùng!”- tiếng trống tan học vừa dứt, tôi vội chạy ngay về nhà với hộp quà cầm trên tay. Ôi! Con đường hôm nay sao mà dài quá, đi mãi một lúc tôi mới về nhà. Tôi khẽ đi vào phòng khách, mẹ đang ngồi say sưa đọc báo. Nhìn thấy tôi, mẹ ngạc nhiên bảo; - Ơ, sao hôm nay về trễ thế con? Còn quà gì đó? - Mẹ ơi, hôm nay cô giáo đã cho chúng con một bất ngờ cảm động vào tiết sinh hoạt lớp đấy ạ! Để con kể cho mẹ nghe nhé! - Ừ, con kể đi!- Mẹ tôi vui vẻ trả lời. - Dạ, hôm nay vào tiết tư, chúng con đang học thực hành môn Tin ở phòng thực hành thì bỗng có vài bạn xin thầy cho về lớp trước. Mọi người còn chưa hết ngạc nhiên thì tiết tư kết thúc. Tất cả chạy ùa vào lớp . Lớp học được trang trí rất đẹp: những quả bong bong nhỏ xinh dược treo khắp các cửa sổ cùng những dải kim tuyến lấp lánh. Trên bảng được viết dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật” bằng phấn phấn màu rất đẹp. Con vô cùng ngạc nhiên vì không biết các bạn tổ chức sinh nhật cho ai, mà trong tháng mười này lại có ngày sinh nhât của con. - Chà, thú vị thật đó, con mau kể tiếp đi! –Mẹ tôi háo hức nói. - Vâng ạ. Thế rồi, cô giáo bước vào lớp và bắt nhịp cho các bạn hát bài “Happy birthday”. Cô và các bạn đồng thanh hát và vỗ tay rất nhịp nhàng. Rồi, cô thay mặt cho tập thể lớp phát biểu rằng: “Các con ạ, tháng Mười này lớp ta có sinh nhật của các bạn Uyên Phương, Bảo Khánh và Như Ngọc. Cô và ban cán sự lớp đã bí mật tổ chức sinh nhật cho các bạn. Cô chúc các con có một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ bên tập thể lớp, ngày càng chăm ngoan, học giỏi để ba mẹ và thầy cô vui lòng nhé! Cả lớp cho các bạn một tràng vỗ tay nào!”. “Hoan hô cô giáo! Hoan hô cô giáo!”. Và, tiếng vỗ tay từ các bạn vang lên không ngớt. Cô cho chúng con lên bảng để nhận quà sinh nhật từ lớp. Rồi cả lớp ngồi thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời của các bạn. Chúng con xúc động vô cùng. Con được đại diện cho các bạn lên phát biểu. Mọi việc đều bất ngời khiến con lúng túng quá, phải mất mấy phút con mới nói được lời cảm ơn cô và các bạn: “Chúng con xin cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp đã tổ chức sinh nhật cho chúng con. Đây là bữa tiệc sinh nhật ý nghĩa nhất mà chúng con sẽ không bao giờ quên. Chúng con hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ long cô giáo và các bạn.”. Cả lớp vỗ tay rào rào không ngớt khiến con sung sướng vô cùng. Thật là thú vị và cảm động phải không mẹ?- Ừ, từ nay con phải chăm ngoan, học thật tốt để xứng đáng với tình yêu thương mà cô và các bạn đã dành cho con đấy! - Vâng ạ! con xin hứa! Sau bữa tiệc sinh nhật đó, cô trò chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn rất nhiều. Tập thể lớp 7/3 chúng tôi nhất định sẽ luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã cho chúng tôi một bữa sinh nhật tuyệt vời và ý nghĩa./
#
Thằng con tôi mười một tuổi. Qua mùa thi chuyên cấp, nhân một buổi chiều đi chơi mát… đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại:
– Ba! Có bao giờ ba thấy một bài luận văn nào không điểm không? Con số không cô cho bự bằng quá trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe ké đâu.
Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp :
– Còn thua ba nữa đó, ba. Ít nhất cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn con, con số không bự như quả trứng.
Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gửi đến các nhà văn, nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn, nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, sau đó in thành sách Nhà văn học văn. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố ( 1948 – 1950 ) tôi là một học sinh trung bình, và môn Văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi ( 1/20). Đó là kỉ niệm không quên trong dời học sinh của tôi, môn Văn.
Tôi hỏi con :
Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không?
– Luận văn cô giáo cho “trò hãy tả một buổi làm việc ban đêm của bố”
– Con được mấy điểm
– Con được sáu điểm.
– Con tả ba như thế nà?
– Thì ba làm việc làm sao con tả vậy.
– Mấy đứa khác, bạn của con ?
Thằng con tôi chợt nhớ, nó liền liến thoắng:
– À ! có một thằng, ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cùng được sáu điểm đó ba.
– Đêm ba nó làm gì?
– Nó nói đêm ba nó thường đi nhậu.
– Nó tả ba nó đi nhậu à?
– Dạ, không phải : Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó ta thì nó.|ả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?
– Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?
– Nó không tà không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.
– Sao vậy?
– Hôm trả bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét “Sao trò không làm bài?”. Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn : “Hả?”, nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.
– Nó là học trò loại “cá biệt” à?
– Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.
– Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?
Nó cứ làm thinh. Tức quá cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: Sao trò không làm bài?”, tới lúc đó nó mới nói : “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nói, hai con mắt cô mờ tròn như hai cái tô.
Cô đứng sừng như trời trồng vậy ba !
Tôi bỗng nhập vai vào cô giá. Tôi thây mình ngã quỵ xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cá lớp mới biết được, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hi sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con…
Có người bảo em : “Sao mày không tả ba cứa đứa khác?", em không đáp, cúi đầu, hai gỉọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.
Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi – người viết văn, là một bài học, bài học trưng thực, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.
Giữa những dòng bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trung thực trên bàn viết.
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
THAM KHẢO NHÉ BẠN
Một buổi sáng đẹp trời, khi chúng em đang say sưa với tiết học Toán của cô chủ nhiệm đầy niềm vui và lý thú, bổng tiếng chuông điện thoại của cô vang lên. Cô nhấc máy trả lời và sau đó, cô bảo, là có phụ huynh bạn Nam muốn gặp bạn ấy. Thế là cô cho phép Nam xuống phòng truyền thống để gặp dì của bạn ấy. Rồi cả lớp lại tiếp tục chăm chú nghe cô giảng bài. Từng giờ,từng giờ đồng hồ trôi qua vẫn chưa thấy bạn Nam lên lớp, cô và các bạn lo lắng, không biết có chuyện gì xảy ra không. Rồi cả lớp vẫn tiếp tục chờ. . . Bỗng có một người phụ nữ dắt một cậu học sinh tiến vào lớp. “Đó là Nam kìa !”,Tiếng mấy bạn vang lên. Còn người phụ nữ kia không biết là ai mà sao thấy Nam vừa đi, vừa khóc. Cô Giáo thấy thế liền mời Nam và người phụ nữ đó vào. Sau một hồi tiếp chuyện,thì mới biết người phụ nữ ấy là Dì của Nam đến để báo tin là mẹ Nam đã qua đời do tai nạn giao thông. Nghe được tin này, cả lớp ai nấy cũng xịu mặt, đâu đó ở phía sau lớp có tiếng khóc cất lên, chỉ trong giây lát,cả lớp đều thút thít. Nhà của Nam ởcách xa đây lắm, hoàn cảnh gia đình thì khó khăn, Bố Nam mất sớm, Mẹ Nam phải đi làm kiếm tiền để nuôi Namăn học. Vậy mà bây giờ, mẹ Namđã ra đi vào cõi vĩnh hằng, để lại trên đời này một mình Nam biết sống ra sao?. . .
Càng nghe câu chuyện,tiếng khóc của các bạn càng to hơn, cả cô cũng không kiềm nổi nước mắt của mình. Nam trước giờ là một người ít nói,khó ai chia sẻ được với bạn đó,nhưng Nam học giỏi và rất tốt bụng. Không ngờ, hoàn cảnh của Nam lại như thế này. Cả lớp không ai dám tin vào sự thật này cả cô giáo cũng vậy. Chúng em quá bất ngờ trước nỗi bất hạnh đó. Dì Nam đến trường để xin cho Nam nghỉhọc, vì Nam sẽ được chuyển xuống ở chung với bà ngoại. Vậy là chúng em không gặp được Nam nữa sao?,không được học chung với Nam nữa sao?. Điều đó quá tàn nhẫnđối với chúng em, và đặt biệt là Nam sẽ rời xa các ban mãi mãi. Thếlà mấy đứa bạn thân đem quà bánh lên cho Nam và bảo: “ Về trường mới Cậu ráng học nhé! Tụi tớ sẽ nhớ Cậu nhiều lắm đó!”. Cả Cô giáo cũng tặng Nam một món quà nhỏ để làm kỷ niệm. Tay Nam vừa cầm, nước mắt của Nam tuôn rơi. Bỗng Dì Nam bảo: “ Thôi, chia tay với các bạn nhiêu đó được rồi,ta về nhé!”. Nam vẫy tay chào các bạn và nói: “ Tạm biệt các bạn,Nam đi nha!”. Tiếng khóc mỗi lúc một to dần,to dần. Cả lớp luyến tiếc khi nhìn Nam rời xa. Ra về,ai cũng buồn và xót xa cho hoàn cảnh của Nam.
Kể xong em mới biết nước mắt của mình đã chảy ra từkhi nào không biết, Ba, Mẹ em cũng thế,đều xúc động và thương tiếc cho hoàn cảnh đáng thương ấy. Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra được một bài học quý giá là: để không ai phải gặp trường hợp xót xa như của bạn Nam, chúng ta phải luôn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ, bảo vệ cho mình và cho người khác. Đồng thời luôn biết thương yêu ,đùm bọc những người thân trong gia đình.
Bài làm
Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:
“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.
Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.
Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.
# Học tốt #
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Nhưng con vẫn khắc sâu trong tâm trí nhất là chuyện về buổi chia tay thầy Nam-hiệu trưởng trường con.
Đó là một buổi chia tay đầy cảm động và cả trường tràn ngập trong nước mắt của học sinh và thậm trí là cả giáo viên. Lúc đó mỗi người một cách thể hiện cảm xúc khác nhau nhưng trong lòng họ là một cảm xúc chung, một cảm xúc buồn trước người thầy hiệu trưởng gương mẫu. Thầy Nam mới chỉ ở trường được ba năm, đó là thời gian quá ít ỏi đối với thầy hiệu trưởng của những trường khác để làm cho ngôi trưởng mà mình dẫn dẵn chở nên đẹp, hiện đại hơn. Nhưng đối với thầy thì đó là cả một khoãng thời gian vô cùng dài mà thầy có thể đã tạo ra cho ngôi trường một sự khác biệt. Vào thời điểm ấy của ba năm trước, ngôi trường này đâu có biết phòng sinh hoạt chuyên môn là gì, trong trường thì luôn có những anh chị nhuộm đầu xanh, đầu đỏ như người nước ngoài. Mà bây giờ, với sự hiện diện cảu thầy, phòng sinh hoạt chuyên môn không còn là xa lạ gì, trong trường không còn người nước ngoài nữa! Thầy Nam quả là một người cha đã dìu dắt ngôi trường trong suốt ba năm qua. Đó đều là những lời nói của cô Phương-cô tổng phụ trách của trường. Nhưng lời cô nói đã thấm sâu vào đầu óc của những học sinh ngồi trong trường. Tất cả chúng tôi bắt đầu rơi lệ từ khi những món quà của những anh chị lớp 8A mang đến cho thầy. Bài hát chia tay, những dòng thơ lắng đọng viết về thầy đã làm cho chúng tôi không cẩm nổi nước mắt. Nhưng chắc người buổn nhất là các anh chị lớp 9. Các anh chị đều hiểu được cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu đón thầy về trường và bây giờ lại là cảm giác bồi hồi, xúc động trước cảnh thầy ra đi. Giây phút đó chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút nhưng cũng đã cho chúng tôi hiểu hơn về con người thầy Nam, cho chúng tôi được nói lên những cảm xúc của mình về thầy và đặc biệt là cho chúng tôi nói lời cảm ơn sâu sắc về người thầy đã dìu dắt chúng tôi đến ngày hôm nay, chở thành những học sinh giỏi, đưa ngôi trường đến với hiện đại.
Một kỉ niệm như vậy rất đáng để nhớ đúng không mẹ? Một kỉ niệm buồn nhưng tôi sẽ luôn giữ mãi trong tim, không bao giờ quên về người thầy hiệu trưởng-người cha đã đưa chúng tôi đến ngày hôm nay.