M.n cho mik xin bí quyết hc thuộc bài nhanh dc ko nhất là môn ngữ văn mik hc lâu thuộc lắm 😔
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình không có nhưng mình nghĩ bí quyết để học thuộc nhanh là bạn phải chăm chú,chăm chỉ đọc.
Mà bạn đừng đăng linh tinh nữa nhé.
hình tự ve nha]
xét tam giác ABH vuông tại H có:
AB2= AH2+BH2(định lý py- ta-go)
thay số:AB=13cm, AH=12cm, được:
132=122+BH2
169=144+BH2
BH2=169-144
BH2=25
suy ra: BH=5cm
xét tam giác AHC vuông tại H có
AC2=AH2+HC2(dinh ly py ta go)
thay số: tu thay nha
tự tìm như ở câu trên ý
suy ra AC=20cm
có BC =BH+HC=5+16=21cm
chu vi hình tam giác ABC là:
13+21=20=54(cm)
k cho minh nha
thanks
a: BC=BH+CH
=3+9
=12(cm)
Xét ΔABC vuông tại A có AH là đường cao
nên \(AH^2=HB\cdot HC\)
=>\(AH^2=3\cdot9=27\)
=>\(AH=3\sqrt{3}\left(cm\right)\)
Xét ΔABC vuông tại A có AH là đường cao
nên \(\left\{{}\begin{matrix}AB^2=BH\cdot BC\\AC^2=CH\cdot BC\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}AB=\sqrt{3\cdot12}=6\left(cm\right)\\AC=\sqrt{9\cdot12}=6\sqrt{3}\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
b: \(tan^2C+cot^2C\)
\(=\left(\dfrac{AC}{AB}\right)^2+\left(\dfrac{AB}{AC}\right)^2\)
\(=\dfrac{AC^2}{AB^2}+\dfrac{AB^2}{AC^2}\)
\(=\dfrac{HC\cdot BC}{HB\cdot BC}+\dfrac{HB\cdot BC}{HC\cdot CB}\)
\(=\dfrac{HC}{HB}+\dfrac{HB}{HC}\)
Bạn đọc nhiều bài văn là vốn từ của bạn sẽ ngày càng cao nên việc viết văn rất đơn giản thôi. Mình cũng như bạn nhưng nhờ đọc nhiều, biết nhiều nên cũng quen.
Chúc bạn hc tốt môn Văn nhé.
Cảm ơn bạn nhưng mik viết văn cx khá tốt, mik chỉ yếu phần phân tích vs đọc hiểu thôi. Phần đấy làm mik mất 2,5 điểm đó bạn.
Em học được cách sử dụng bản đồ , biết thêm về bản đồ của đất nước Việt Nam ........
Viết thêm lợi ích của bạn khi học kinh độ , vĩ độ và tọa độ địa lí . Mik ms lp 5 ko lm được hết
Mong bn thông cảm cho .
Chúc bn hok tốt .
# MissyGirl #
Em học được cách sử dụng bản đồ, biết thêm rất nhiều về bản đồ của nước nhà....
học tốt
đúng thì ủng hộ cho mik vs nhé
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
MÔN: VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?
A. Mô tả các hiện tượng xã hội.
B.Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống.
C.Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các
mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
D.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?
A. Nghị luận chính trị
B.Nghị luận khoa học
C.Nghị luận xã hội
D.Nghị luận văn chương
3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?
A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
B.Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.
C.Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.
D.Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt.
4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B.Trạng ngữ chỉ phương tiện
C.Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D.Trạng ngữ chỉ cách thức
5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Xe cô ấy bị hỏng.
B.Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước.
C.Nó bị đau chân.
D.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì?
A. Dẫn chứng
B.Lí lẽ
C.Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm
D.Lập luận
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?
a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?
b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:
Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn THCS Thống Nhất năm 2015
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | B | C | B | C |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
1 ( 2 đ) | – Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. a) Câu đặc biệt thường dùng để: – Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn – Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng – Bộc lộ cảm xúc – Gọi đáp b) Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi! | 0,5 đ 1đ 0,5 đ |
2 (5.0 đ) | * Yêu cầu chung : – Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích – Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” – Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận – Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài | |
MB: TB: | Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên. – Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phảnnhau: + Thất bại + Thành công | 0,5 đ 1đ |
– Hiểu cụ thể là: | 1đ |
+ Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt. | ||
+ An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt hiệu quả. + Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém. | 1đ | |
=> Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ. | 1đ | |
KB: | Ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống + Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không đạt hiệu quả.. | 0,5 đ |
Bài mẫu: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:” Thất bại là mẹ thành công”.
“Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. ” Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì ” thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn. Vì sao nói ” Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.
Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.
Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập;…
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
cách 1 : đọc nhiều , bài trước và sau
cách 2 :ghi ra giấy
cách 3 :nhớ ai đó đọc cho nhiều nghe rùi thuộc
cách 4: hiểu được nội dung bài
k nhé
không đăng câu hỏi như câu hỏi này nhé !!!!!!!!!
hok tốt
Cách giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu
1. Hiểu bài
Đây là vấn đề đầu tiên giúp bạn ghi nhớ được nội dung bài học và thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn học thuộc bài cũng như dạng “học vẹt” mà thôi. Khi đã hiểu bài học thì bạn sẽ nhớ dễ và nhớ lâu hơn. Nhưng muốn hiểu bài thì phải làm gì? Điểm mấu chốt ở đây là khi trên lớp bạn hãy cố gắng tiếp thu kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt, hiểu được bản chất của vấn đề, xem vấn đề đó nói gì, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. làm như thế bạn vừa tiết kiệm được khoảng thời gian học bài, vừa giúp bạn học baì nhanh thuộc và nhớ lâu hơn.
2. Tóm tắt ý chính
Khi đã hiểu được bản chất của vấn đề thì bạn cần tóm tắt những ý chính trong bài. Đầu tiên là tựa bài , sau đó bạn nhớ thứ tự của bài trong sách để nhớ lại nội dung đã học để nắm lại toàn bộ chương trình đã học. Tiếp theo bạn cần gạch ra những ý chính, bạn không nhất thiết phải học thuộc cả chương. Thông thường được chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn sẽ có một dòng in đậm và đây cũng là ý chính của toàn đoạn. Đây là cách học giúp bạn nhớ lâu đấy.
3. Chia nhỏ nội dung bài học
Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.
4. Liên hệ thực tế
Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.
5. Kết hợp vừa học vừa ghi
Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệ thống, vừa tăng cường khả năng tập trung. Đối với những đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những chữ mang tính chất nội dung trọng tâm thôi nhé. Riêng những công thức, những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớ sâu hơn nhé.
6. Nhẩm bài
Đây là cách học phổ biến nhất vì nó tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho bạn. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học vì nếu trong lúc nhẫm bài mà bạn nghĩ ngợi mông lung thì sẽ kho lòng mà học thuộc được. Khi nhẫm bài, bạn hãy cố gắng nhớ lại nội dung đã học, khi nào đã cố gắng nhung không nhớ được thì hãy mở sách ra xem. Lần lượt nhẩm từng đoạn một cho đến khi hết bài!
7. Tinh thần thoải mái
Khi bắt tay vào học bài, điều quan trọng nhất là tinh thần của bạn phải được thoải mái, không lo lắng hay nghĩ ngợi mông lung về vấn đề gì. Vì lúc này bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học, còn nếu như bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu.
8. Không gian học
Khi học bài bạn nên chọn nơi có không gian rộng, thoáng mát, có đủ ánh sáng, ít người ra vào, yên tỉnh, nhưng cũng đừng quá im lặng sẽ tạo cho bạn cảm giác căng thẳng và rất dễ buồn ngủ. Nơi học bài cần được gọn gàng, bạn có thể học bài trong khi đứng, ngồi, nằm hay đi qua đi lại miễn sao giúp bạn có cảm giác thoải mái, dễ chịu nhưng tránh trường hợp đổi tư thế liên tục vì sẽ làm cho bạn cảm giác mệt mỏi, mất tập trung. Để học bài nhanh thuộc bạn nên tập tung vào bài học, nếu không gian học quá ồn ào, người ra vào liên tục, thiếu ánh sáng bạn sẽ mất tập trung và học mãi mà chẳng thuộc.
9. Những điều nên tránh
Trong lúc học tuyệt đối không được học môn này lại nhảy sang môn kia học liền, môn nào học thì dứt điểm môn đó, nếu bạn vẫn giữ thói quen học như thế không những làm mất thời gian của bạn mà còn làm bạn khó có thể nhớ được nội dung mình đã học. Không nên vừa ăn vừa học vì việc này vừa mất lịch sự lại vừa làm mất tập trung của bạn. Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!
#Châu 's ngốc