Bạn đã sử dụng thời gian trong 1 ngày, 1 tuần như thế nào? Bạn có suy nghĩ gì với cách sử dụng thời gian của mình. Hãy viết về những trải nghiệm của bạn trong việc sử dụng thời gian một cách hữu ích trong học tập, vui chơi, giải trí...
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
http://lyhathu.com/12179/tam-quan-trong-cua-thoi-gian
đây là trang mà mình tìm hỉu trên web bạn nên xem thử có vừa ý đề bài ko nhé !
Tham khảo:
Mỗi con người sinh ra, lớn lên và mất đi như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tốt, thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những gì đã qua. Để sống được trọn vẹn cuộc sống của mình, trước hết ta cần hiểu và trân trọng những giá trị của thời gian và "Hãy biết cách sử dụng thời gian của bạn sao cho từng khoảng khắc trôi qua trong cuộc sống đều tràn đầy ý nghĩa".
Thời gian là vàng chính là đề cao tầm quan trọng, quý giá của thời gian đối với cuộc sống con người nhằm thúc đẩy con người để tránh làm mất hoặc lãng phí thời gian. Mỗi người chỉ có một quỹ thời gian nhất định, chúng ta cần phải trân trọng quỹ thời gian của chính mình. Mỗi ngày chỉ có hai mươi tư giờ, người biết quý trọng thời gian sẽ làm được nhiều việc có ích hơn trong khoảng thời gian đó so với người không trân trọng thời gian, từ đó tạo ra nhiều giá trị, lợi ích hơn cho xã hội.
Thời gian tuy vô hạn nhưng cuộc sống của con người hữu hạn, mỗi người chỉ có thời gian nhất định, nếu muốn làm được nhiều việc thì chúng ta phải cố gắng. Một điều mà ai cũng nhận ra đó là khi thời gian qua đi thì sẽ không lấy lại được, nếu chúng ta lãng phí thì sẽ đánh mất đi những cơ hội quý giá và để lại sự hối tiếc cho chính bản thân mình về sau. Hơn nữa việc lãng phí thời gian, chúng ta không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc của bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến người khác, có khi là cả một tập thể, một xã hội thu nhỏ. Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội và sẽ không phải hối tiếc về sau này. Việc quý trọng thời gian của bản thân mình sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn và quý trọng thời gian của người khác, thúc đẩy xã hội phát triển.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa biết quý trọng thời gian của chính mình cũng như của người khác, lãng phí thời gian vào những việc làm vô ích, bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu. Lại có những người nhận thức được tầm quan trọng của thời gian nhưng chưa biết cách tận dụng thời gian của mình một cách hiệu quả,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.
Mỗi người để sống được trọn vẹn cuộc đời của mình cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Một trong những nhân tố quyết định chính là thời gian, chính vì vậy hãy trân trọng thời gian của bản thân cũng như của người khác ngay từ hôm nay.
Cách làm của bạn Tròn hợp lí hơn, vì dữ liệu thu được đảm bào tính đại diện cho toàn bộ đối tượng được quan tâm.
Tham khảo:
Sách là người bạn thân thiết cũng là tài sản vô giá của con người. Đọc sách giúp trang bị những tri thức mới mẻ trên hành trình học tập và phát triển của bản thân. Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp ta khám phá những chân trời mới, đến những vùng đất mới mẻ mà ta chưa từng có cơ hội đi, đến và cảm nhận. Những lúc mệt mỏi, chán nản với cuộc sống, đọc sách ta có thêm động lực để cố gắng, để vững tâm và tin vào những điều tốt đẹp của tương lai. Sách bồi đắp cho tâm hồn ta ngày một phong phú, đẹp đẽ và thiện lương hơn. Vì thế, hãy nên đọc sách mỗi ngày, nuôi dưỡng cho mình niềm đam mê sách nhé.
- Lập thời gian biểu về các công việc cần làm, thời gian hoàn thành công việc, ưu tiên công việc nào làm trước (nếu có)
- Cố gắng hình thành thói quen hoàn thành đúng các công việc theo thời gian, kế hoạch đã đề ra.
- Tập trung hoàn thành cho xong một việc rồi chuyển sang việc khác, không nên làm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Sắp xếp giữa thời gian thư giãn, học tập và thời gian giúp đỡ bố mẹ hợp lí.
Lập và thực hiện thời gian biểu cho hoạt động trong một tuần của emEm có thể làm theo mẫu sau
Thời gian | Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ nhật |
Sáng | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 7h30: Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân. 8h: Ăn sáng. 8h30: phụ bố mẹ làm việc nhà. 9h: học bài. 10h30: giải trí. 11h15: Ăn trưa. 12h: Ngủ trưa | 7h30: Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân. 8h: Ăn sáng. 8h30: phụ bố mẹ làm việc nhà. 9h: học bài. 10h30: giải trí. 11h15: Ăn trưa. 12h: Ngủ trưa |
Chiều | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 14h30:Thức dậy. 15h: học bài. 16h30: Đi đánh cầu lông. 17h30: Về nhà | 14h30:Thức dậy. 15h:học bài. 16h30: Đi đánh cầu lông. 17h30: Về nhà |
Tối | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm. 19h: Ăn tối. 20h: Xem TV cùng gia đình. 21h30: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm. 19h: Ăn tối. 20h: Xem TV cùng gia đình. 21h30: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ |
I. Mở bài
- Dẫn dắt vào đề: Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu trong đó con người là những người du hành không biết mệt mỏi. Vậy để trở thành những người du hành thông thái có vốn tri thức và hiểu biết phong phú thì sao chúng ta cần không ngừng cố gắng, vươn lên, thành quả của mọi nỗ lực là những trải nghiệm đáng quý nhất.
II. Thân bài
– Định nghĩa về trải nghiệm: Trải nghiệm là tổng hợp những tri thức, kĩ năng hoặc những quan sát được tích lũy thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với những sự vật, sự kiện.
– Trải nghiệm là thành quả giá trị không chỉ để chúng ta học tập mà còn là những khám phá thú vị để ta trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.
– Trải nghiệm không chỉ là việc khám phá một mảnh đất mới, thưởng ngoạn một danh thắng mà còn là cơ hội để chúng ta học tập, tích lũy thêm những kinh nghiệm, rèn luyện những kĩ năng cần thiết
– Tích cực tham gia vào một hoạt động nào đó, thực hiện một mục tiêu nào đó không phải bao giờ chúng ta cũng sẽ đạt được thành công nhưng chắc chắn ta sẽ có thêm những trải nghiệm ý nghĩa
– Để có trải nghiệm chúng ta đừng ngại gian khổ, ngại hi sinh, thất bại bởi sau tất cả những khó khăn, thử thách trong hoạt động khám phá, dù không thành công chúng ta cũng đã tự tích lũy cho mình một vốn hiểu biết thật phong phú .
– Trải nghiệm giúp con người luôn bình tĩnh, mạnh mẽ trong cuộc sống bởi họ đã có trải nghiệm và họ biết mình cần làm như thế nào.
– Để có những trải nghiệm, chúng ta hãy hành động, tự mình tham gia để cảm nhận được những thành quả từ những hoạt động ấy.
III. Kết bài
- Trải nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành và phát triển của con người. Vì vậy đừng ngại những hoạt động, hãy xách ba lô đi để trải nghiệm, phát triển các bạn nhé.
I. Mở bài:
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
II. Thân bài:
1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học.
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.
Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
2. Bàn luận về tinh thần tự học.
a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp:
– Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
– Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .
– Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.
– Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền … Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.
b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những thành phần không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Bài học nhận thức và hành động:
Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
III. Kết bài: Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm: “Học , học nữa, học mãi”.