K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vội vàng (Xuân Diệu)

2. Đoạn 2: Quan niệm mới mẻ về thời gian

Câu hỏi:

1. Tác giả đã có lấy những tiêu chí gì làm thước đo của thời gian?

2.Hãy tìm những cặp tính từ được sử dụng trong đoạn thơ? Phân tích tác dụng của việc sử dụng các cặp tính từ đó?

3.Tác giả sử dụng từ “nghĩa là” mấy lần? Việc sử dụng như thế có nghĩa như thế nào?

4.Nhận xét về giọng thơ của đoạn 2.

3. Đoạn 3: Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt

Câu hỏi:

1.Tại sao nhân vật trữ tình lại có thái độ sống vội vàng, cuống quýt?

2.Cụm từ “ta muốn ôm” được đặt chính giữa dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện cái tôi cá nhân? Việc chuyển từ đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” có ý nghĩa như thế nào?

3.Tìm những động từ mạnh được sử dụng trong đoạn thơ? Nhận xét về việc sắp xếp các động từ mạnh đó? Phân tích ý nghĩa của sự sắp xếp đó?

4.Chỉ ra và phân tích tác dụng của các dạng thức điệp được sử dụng trong đoạn thơ thứ 3?

5.Xưa nay khi miêu tả mùa xuân, các nhà thơ thường dung từ “xuân xanh”, nhưng trong bài thơ này tác giả Xuân Diệu lại diễn đạt là “xuân hồng”. Hãy phân tích cái hay, cái đẹp của việc dùng từ “xuân hồng”?

6.Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ thứ 3.

TỔNG KẾT:

1.Chỉ ra cái mới trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu?

2.Bài thơ “Vội vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với thơ ca đương thời? Có ý nghĩa như thế nào đối với độc giả xưa và nay? Vì sao anh/chị lại khẳng định như vậy?

0
28 tháng 2 2021

Tham khảo:

Thời gian là tài sản vô cùng quý báu của nhân loại, là thứ "một đi không trở lại". Chính vì vậy mà ta phải trân trọng nó. Ấy thế mà cạnh bên những người luôn gìn giữ, sử dụng tiết kiệm và hợp lí thời gian thì đâu đó vẫn còn có những kẻ sử dụng lãng phí khoảng thời gian đáng quý ấy. Tiêu biểu như những kẻ chỉ biết ăn bám cha mẹ, hay những kẻ không nhìn nhận được giá trị của thời gian, họ dùng thời gian như một thứ gì đó vô giá trị hay cứ ngồi đó, không làm gì, chỉ ăn và hưởng những thành quả mà người khác làm ra, mặc cho thời gian cứ qua đi. Thật là đáng xấu hổ. Nếu cứ sử dụng lãng phí thời gian, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra được giá trị của bản thân cũng như những điều tốt đẹp đang xảy ra xung quanh ta. Bên cạnh đó, bạn sẽ chẳng thấy được những thay đổi, những chuyển mình của cuộc sống. Chưa dừng lại ở đó, lãng phí thời gian cũng chính là tự tay bạn cướp đi, hủy hoại sự sống của chính bản thân. Thật vậy, thời gian vô cùng quý giá, nếu tiền có thể kiếm được nhưng thời gian sẽ chẳng bao giờ tạo được, lấy lại được. Bởi lẽ đó, mỗi một phút, một giờ ta phải cố gắng, sử dụng nó có mục tiêu, kế hoạch. Có như vậy, bạn mới thành công và không thấy lãng phí nó.

  
30 tháng 4 2023

Giúp tôi trả lời câu hỏi trên 

24 tháng 5 2018

=> Đáp án B

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các động từ được sử dụng: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...

- Nhận xét: Đây đều là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại là những từ thuần Việt, thể hiện rõ tính tương phản với điều kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc cảm mạnh trong lòng người đọc.

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

Biện pháp tu từ so sánh “Sông Đáy chảy vào đời tôi như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ…”; “…như người bước hụt”; “…như một tiếng nấc”; “…như cát bên bờ”.

- Biện pháp tu từ nhân hóa “Cơn mơ vang lên…”.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ “âm thầm”; “Sông Đáy ơi”.

→ Tác dụng: Làm cho bài thơ thêm sinh động hấp dẫn, bộc lộ cảm xúc chân thực trong bài thơ có yếu tố tượng trưng. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Cảm hứng chủ đạo: Đề cao lí tưởng và chí khí anh hùng của đấng nam nhi: hết lòng giúp nước, giúp đời, để lại sự nghiệp lừng lẫy và tấm lòng son lưu vào sử sách.

- Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu trong việc thể hiện cảm hứng là:

+ Hình ảnh kì vĩ lớn lao góp phần thể hiện sự lớn lao của lí tưởng khát vọng anh hùng.

+ Từ ngữ, câu thơ cổ kính, trang trọng cho thấy quan niệm anh hùng của chủ thể trữ tình là sự phát huy truyền thống , đã trở thành lẽ sống, cảm hứng chung của bao thế hệ.

+ Nhịp thơ linh hoạt, khỏe khoắn: câu thơ co duỗi phóng túng, nhịp nhàng cùng với cách ngắt nhịp linh hoạt, khỏe khoắn, cách gieo vần liền luân phiên theo từng cặp rất đặc biệt của thể hát nói (vay- tây; bể - nghệ,…) giúp làm nên âm điệu hào hùng của một bài ca biểu dương lẽ sống cao đẹp.

→ Tất cả các yếu tố trên góp phần thể hiện một tiếng nói, một giọng điệu tự tin, kiêu hãnh, hảo sảng… của một chủ thể trữ tình nhân danh đấng làm trai, luôn đầy ắp hùng tâm tráng trí. Đó là yếu tố làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của cảm hứng chủ đạo, chủ đề và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ.

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Xuân Diệu?- Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng”:+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?+ Ước muốn đoạt quyền tạo hóa được nhà thơ thể hiện như thế nào qua 4 câu thơ đầu?+ Phân tích bức tranh thiên đường trên mặt đất qua 9 câu thơ tiếp theo?+ Quan niệm về thời gian của nhà thơ qua 17 câu thơ...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu

- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Xuân Diệu?

- Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng”:

+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?

+ Ước muốn đoạt quyền tạo hóa được nhà thơ thể hiện như thế nào qua 4 câu thơ đầu?

+ Phân tích bức tranh thiên đường trên mặt đất qua 9 câu thơ tiếp theo?

+ Quan niệm về thời gian của nhà thơ qua 17 câu thơ tiếp?

+ Khát khao giao cảm, hòa nhập qua 9 câu thơ cuối?

2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận

- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Huy Cận.

- Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang”:

+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?

+ Phân tích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của bài thơ?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 1?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 2?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 3?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 4?

 

1
19 tháng 2 2021

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:

Tham khảo:

1,

Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. 

2,

1. Xuất xứ

- Rút ra trong tập Thơ Thơ

- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2. Bố cục

- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng

- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng

2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:

1,

-  Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

2,

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

2. Bố cục

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

3,

* Ý nghĩa nhan đề:

– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.

– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.

– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.

=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

* Ý nghĩa lời đề từ:

– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.

+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.

– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

4,

Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng."

Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.

Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."

Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.

"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:

"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cần gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:

"Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật."

Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.

Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.

Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:

"Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

  

 

 

 

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã