Đặt 2 câu có phép so sánh:
a) 2 câu so sánh chỉ người với người.
b)2 câu so sánh chỉ người với vật.
c)2 câu so sánh chỉ vật với vật.
d) 2 câu so sánh chỉ vật với sự vật
e) 2 câu so sánh chỉ người với sự vật.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chị ấy xinh như tiên
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn , biết ngủ , biết học hành là ngoan
- Em bé ấy dễ thương như bông hoa hồng
- Con yêu mẹ như biển Thái Dương dạt dào
Bài 1:
Năm câu có sử dụng biện pháp so sánh:
- Bộ lông của mèo mềm mại như nhung.
Chủ ngữ: bộ lông của mèo.
Vị ngữ: mềm mại như nhung.
- Nàng xuân có tính cách ấm áp hơn đông.
Chủ ngữ: nàng xuân.
Vị ngữ: có tính cách ấm áp hơn đông.
- Hoàng hôn, mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Trạng ngữ: hoàng hôn.
Chủ ngữ: mặt trời.
Vị ngữ: xuống biển như hòn lửa.
- Cánh đồng lúa chín vàng óng như một tấm thảm vàng.
Chủ ngữ: cánh đồng lúa.
Vị ngữ: chín vàng óng như một tấm thảm vàng.
- Về đêm, cảnh thành phố sáng rực đủ màu như một bức tranh lung linh.
Trạng ngữ: về đêm
Chủ ngữ: cảnh thành phố.
Vị ngữ: sáng rực đủ màu như một bức tranh lung linh.
Bài 2:
Gia đình có vai trò quan trọng bậc nhất đối với con người, là cái nôi nuôi dưỡng nên tâm hồn và tính cách ta.. Thật vậy, gia đình chính là nơi mà mỗi người được sinh ra và lớn lên, có ý nghĩa to lớn về cả mặt vật chất, tinh thần đối với sự lớn lên và trưởng thành của mỗi người. Đầu tiên, gia đình chính là nơi mà mỗi người con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, sự chăm sóc vô điều kiện của cha mẹ và người thân. Chúng ta nhờ vào tình yêu thương, sự chăm sóc, chở che của cha mẹ mới có thể lớn lên vững vàng và khỏe mạnh như ngày hôm nay. Cùng với đó, gia đình cũng chính là nơi mà ta nhận được sự dạy dỗ đúng đắn. Ta được dạy dỗ những điều hay lẽ phải, những phép đối nhân xử thế, những phép tắc ứng xử cơ bản nhờ gia đình, nhờ cha mẹ và những người thực sự yêu thương chúng ta. Ngoài ra, gia đình còn luôn là điểm tựa bình an cho mỗi người con trở về sau giông bão, sau những chuyến đi dài mỏi mệt. Nơi ấy luôn là hậu phương vững chắc, luôn âm thầm dõi theo ủng hộ và chở che cho mỗi người con trong gia đình một cách vô điều kiện bằng tất cả tình yêu thương. Khép lại, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành, phát triển và trưởng thành toàn diện của mỗi người con trong cuộc sống.
✿Tuệ Lâm☕
1. Bạn đẹp như cô Lan mới vào trường đấy !
2. Cái tủ này đẹp như là tủ xịn vậy !
3. Cô ấy xấu trai như hoa bị sâu ăn vậy !
4.Mình học giỏi như lớp trưởng ấy ! ( không chắc )
So sánh người với người:
-Bạn ấy như em mình.
-Cô ấy hệt người mẫu.
-Bạn ấy đẹp như tiên.
-Minh học giỏi như Tuấn.
-Cô ấy giống má em.
(tìm mệt lém,mình ngại nên lấy đấy thui)
Cô giáo như người mẹ thứ 2 của em
Mặt trời đỏ rực như lòng đỏ trứng gà
Trẻ em như búp trên cành
ngoài thềm rơi chiếc lá đa tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
a) So sánh đồng loại
- So sánh người với người:
Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.
(Lời bài hát)
- So sánh vật với vật:
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […].
(Vũ Tú Nam)
b) So sánh khác loại
- So sánh vật với người:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
(Đồng Xuân Lan)
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
Gợi ý: Có thể lấy thêm các ví dụ sau.
a) So sánh đồng loại
- Người với người:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.
(Tố Hữu)
- Vật với vật:
Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ.
(Đoàn Giỏi)
b) So sánh khác loại
- Vật với người:
Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
(Thép Mới)
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Bác Hồ)
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông,
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.
(Xuân Diệu)
a) Cô ấy mới vào nghề mà dạy giỏi như một giáo viên lâu năm.
b) Khuôn mặt bạn ấy lúc nào cũng nhăn như khỉ.
c)Con mèo này lúc nào cũng leo treo , nghịch ngợm như con khỉ.