K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Nói “quan hệ địa chính trị” để nói về một phạm trù tổng quát hơn, bao trùm hơn phạm trù “quan hệ giữa hai quốc gia”. Bởi vì trong gần hai mươi hai thế kỷ lịch sử của nó, quan hệ Việt-Trung không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai quốc gia, càng không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai “nhà nước dân tộc có chủ quyền”, như ta vẫn quen hình dung về mối quan hệ giữa hai “nước” trong thế giới hiện đại. “Quan hệ Việt-Trung” ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa hai thực thể địa chính trị. Mối quan hệ địa chính trị này trong từng thời kỳ có tính chất gì, mang đặc điểm gì, hay có thể gọi là gì, đó chính là câu hỏi bao trùm của bài nghiên cứu này.

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhấtquen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là “thời kỳ Pháp thuộc”, kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư gọi chung là “thời kỳ Việt Nam”, dài tương tự, từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.

15 tháng 7 2019

giữa 1978, Trung Quốc vẫn mong muốn lôi kéo Việt Nam khỏi quan hệ đồng minh thân thiết với Liên Xô[15]. Nhờ có viện trợ của Trung Quốc nên Khmer Đỏ cảm thấy tự tin hơn và tiến hành quấy phá biên giới phía nam Việt Nam cũng như Lào và Thái Lan. Khi quân đội Việt Nam lật đổ chính quyền Khmer Đỏ, Trung Quốc càng thù địch với Việt Nam hơn. Năm 1978, chính quyền Việt Nam cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam Việt Nam khiến cộng đồng người Hoa ở đây chịu thiệt hại nặng trong khi đó quan hệ Việt Trung ngày càng xấu đi khiến người Hoa ồ ạt di tản khỏi Việt Nam[15]. Trung Quốc tố cáo Việt Nam đã xua đuổi người Hoa khỏi nước này. Quan hệ giữa hai quốc gia cực kỳ căng thẳng.

Chiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra tháng 2 năm 1979 là cực điểm của quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời gian đó, Việt Nam gọi Trung Quốc là "phản động", "bành trướng", "bá quyền". Đồng thời Trung Quốc cũng gọi Việt Nam là "côn đồ", "tiểu bá". Việt Nam cũng thường chỉ trích Trung Quốc đã theo chiến lược "liên Mỹ đả Việt" và xem đó là quốc sách của Trung Quốc trong thời điểm đó, đặc biệt sau khi Việt Nam biết được những cuộc mật đàm giữa Chu Ân Lai và Henry Kissinger. Trong khi đó Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ Mỹ Trung để phá vỡ thế bị cô lập trong quan hệ quốc tế và cải cách kinh tế, mở cửa giao thương với toàn thế giới[17]. Tại thời điểm này Việt Nam bị rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nướcĐông Nam Á lên án vì đã can thiệp quân sự vào Campuchia. Chỉ có Liên Xô và các đồng minh thân cận của nước này ủng hộ Việt Nam.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 xảy ra, kéo dài suốt hơn 10 năm, để lại nhiều hậu quả cho phía Việt Nam. Phía Trung Quốc cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì "xâm lăng Campuchia", nước khi đó là đồng minh của Trung Quốc.[18] Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung Quốc đánh Việt Nam "Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng sản nữa. Trung Quốc muốn cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ."[19] Cuộc chiến với Việt Nam cũng là cách để quân đội Trung Quốc tập luyện sau một thời gian dài không có chiến tranh cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

Năm 1988, Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã hy sinh. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này được thực hiện theo gợi ý của Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết Kỷ yếu Hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Nhưng người được cho là đóng vai trò liên lạc trong mật nghị là ông Lê Đức Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc Phòng, đã có những buổi tiếp bí mật với ông Trương Đức Duy, Đại sứ toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Tất cả những cuộc gặp mặt bí mật này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Báo chí Việt Nam những năm gần đây luôn luôn ca ngợi tình hữu hảo hai nước, cho dù hai bên có tranh chấp tại khu vực biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Theo báo chí chính thống của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Quốc. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Giai đoạn sau này đánh dấu bằng một số mốc sau:

  • Hiệp định Biên giới trên Bộ Việt Trung
  • Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ

Các vấn đề còn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước bao gồm:

  • Phân chia biên giới trên biển: Đường lưỡi bò của Trung Quốc trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền
  • Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đụng độ với hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa và chiếm đóng các đảo này. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân chiếm một số đảo tại quần đảo Trường Sa.[20] Năm 2009, Trung Quốc tuyên bố lãnh thổ của họ tại biển Đông (hay Nam Trung Hoa) kéo dài toàn bộ vùng biển này, theo hình lưỡi bò. Ngược lại, chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo, bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và gọi đó là những tuyên bố vô căn cứ.
  • Trung Quốc tiếp tục có những ảnh hưởng về Văn hóa tới Việt Nam kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Quốc được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung ương và địa phương.
  • Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5-2008, hai bên nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Hiện nay, Việt Nam mới chỉ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga và Trung Quốc.

    Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam[22], vừa là nguồn nhập khẩu lớn nhất vừa là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam[23][24]. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, linh kiện điện tử, điện thoại, nguyên phụ kiện dệt may, da giày, phân bón và vật tư nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô và nông sản là chủ yếu trong đó có xuất khẩu bauxite sang Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.[25]; còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với Trung Quốc còn yếu, nhiều mặt hàng Việt Nam chưa tự sản xuất được nên phải nhập khẩu từ Trung Quốc.[26] Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc.[27] Việt Nam cố gắng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc để cân bằng cán cân thương mại nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu không có sự thay đổi lớn vì hàng công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. Đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng, một số mặt hàng nông nghiệp và dầu thô giảm; Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam[28][29][30]. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thương mại song phương giữa hai nước.

    Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai[31]. Trong các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, vốn vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam.[32] Sự tham gia của Trung Quốc trong một số dự án như trồng rừng ở biên giới, dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên gây ra dư luận lo ngại sự hiện diện của họ tại các địa điểm này có thể ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng của Việt Nam[33][34].

    Vị trí địa lý nằm phía Nam Trung Quốc, thị trường hơn 1 tỷ dân, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế mà Việt Nam phải tận dụng nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới vì họ có khả năng sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có sức cạnh tranh cao.

  • Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chính trị. Hai bên tránh nhắc lại những bất đồng, xung đột trong quá khứ để hướng đến tương lai. Về mặt ngoại giao chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ vàng", là láng giềng tốt của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kiềm chế những xung đột, tranh chấp trên biển Đông, không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (ngày 10.4.2007 tại Bắc Kinh) và tuyên bố: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này".

    Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18.1.1950 - 18.1.2014) ngày 17.1, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi trọng thể. Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ quý báu và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Đại sứ cho biết năm 2013, quan hệ Việt-Trung về tổng thể đã đạt được nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.[35]

    Việt Nam tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động điều hành kinh tế - xã hội do Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc cũng đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế như Việt Nam.

    Tuy nhiên một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền làm đa số người dân Trung Quốc luôn nhầm lẫn rằng Việt Nam là kẻ thù của nước họ. Báo Trung Quốc viết rằng Việt Nam chiếm đất, chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc nhằm đoạt nguồn dầu khí và hải sản của Trung Quốc.[36] Còn tại Việt Nam, một số cá nhân, tổ chức luôn nói đến những tranh chấp, xung đột giữa hai nước trong quá khứ lẫn hiện tại để định hướng dư luận xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh của Việt Nam từ đó chỉ trích chính quyền Việt Nam vì đã duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thậm chí lên án chính quyền là tay sai của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam luôn ý thức rằng phải kiềm chế những thành phần cực đoan ở mỗi nước, không để họ gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt Trung.

5 tháng 10 2021

quan hệ : Việt Nam ghét trung quốc

5 tháng 10 2021

tay bắt nhưng chân đá

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chính sách giáo dục của Trung Quốc:

+ Trung Quốc rất chú ý đến giáo dục và phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lí. Nhà nước Trung Quốc đề ra nhiều biện pháp chính sách để nhằm phát huy tài năng của đất nước, coi trọng chất xám. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với lao động phức tạp.

+ Đến nay Trung Quốc có khoảng 10 triệu sinh viên, 4 vạn tiến sĩ, 40 vạn thạc sĩ, số người làm công tác khoa học là 3 triệu người. Ngoài ra Trung Quốc còn cử rất nhiều chuyên gia ra nước ngoài học tập để tiếp cận và nâng cao tay nghề cho người lao động ở những chuyên ngành sản xuất mới, đòi hỏi hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.

- Mối quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục:

+ Quan điểm của Việt Nam là tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, khuyến khích sinh viên Việt Nam du học Trung Quốc.

+ Hiện nay, có khoảng 10 nghìn lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc, và có khoảng 3 nghìn lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.

+ Các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, do có nhiều nét tương đồng nên việc đẩy mạnh giao lưu sâu rộng giữa hai nước Việt - Trung về giáo dục đào tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai nước.

+ Thực tiễn phát triển nền giáo dục, đào tạo ở Việt Nam cho thấy, dù bối cảnh khu vực và thế giới luôn thay đổi, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung có lúc thăng trầm, nhưng trong sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giảng dạy văn học, văn hóa phương Đông, tư tưởng phương Đông cho các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, thì nền văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc cổ, cận, hiện đại luôn luôn được đề cập xứng đáng.

8 tháng 10 2023

Trước đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có nền văn hóa, lịch sử và truyền thống tương đồng, thường xuyên tiếp xúc, giao lưu, thương mại và kết hôn qua các triều đại. Tuy nhiên, sự đổi thay của lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự trong khu vực đã dẫn đến nhiều khác biệt và mâu thuẫn giữa hai nước. Trong lịch sử gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều biến động. Trung Quốc đã tấn công biên giới Việt Nam vào năm 1979 và còn có những tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau đó hai nước đã tìm đường thoả hiệp và tăng cường quan hệ kinh tế hơn, đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2010.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức và tranh cãi. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng Trung Quốc chiếm đóng các vùng biển và đảo ở Biển Đông, đồng thời cả hai bên còn có những định kiến và mâu thuẫn về chính trị và văn hóa. Tuy nhiên, hai bên đều cần nhau về mặt kinh tế và thương mại, và hiện đang cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và tăng cường hợp tác để ổn định quan hệ trong tương lai.

20 tháng 12 2020

- Giữ vững nguyên tắc cơ bản của CNXH

- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, biết tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa XHCN

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, củng cố mối đoàn kết dân tộc

26 tháng 12 2020

- Giữ vững nguyên tắc cơ bản của CNXH

- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, biết tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa XHCN

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, củng cố mối đoàn kết dân tộc

18 tháng 7 2019

Câu 1:

Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chính trị. Hai bên tránh nhắc lại những bất đồng, xung đột trong quá khứ để hướng đến tương lai. Về mặt ngoại giao chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ vàng", là láng giềng tốt của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kiềm chế những xung đột, tranh chấp trên biển Đông, không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (ngày 10.4.2007 tại Bắc Kinh) và tuyên bố: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này".

Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18.1.1950 - 18.1.2014) ngày 17.1, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi trọng thể. Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ quý báu và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Đại sứ cho biết năm 2013, quan hệ Việt-Trung về tổng thể đã đạt được nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.[35]

Việt Nam tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động điều hành kinh tế - xã hội do Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc cũng đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế như Việt Nam.

Tuy nhiên một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền làm đa số người dân Trung Quốc luôn nhầm lẫn rằng Việt Nam là kẻ thù của nước họ. Báo Trung Quốc viết rằng Việt Nam chiếm đất, chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc nhằm đoạt nguồn dầu khí và hải sản của Trung Quốc.[36] Còn tại Việt Nam, một số cá nhân, tổ chức luôn nói đến những tranh chấp, xung đột giữa hai nước trong quá khứ lẫn hiện tại để định hướng dư luận xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh của Việt Nam từ đó chỉ trích chính quyền Việt Nam vì đã duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thậm chí lên án chính quyền là tay sai của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam luôn ý thức rằng phải kiềm chế những thành phần cực đoan ở mỗi nước, không để họ gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt Trung.

26 tháng 10 2017

Câu 2: do chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, xung đột, khủng bố.....

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:

- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.

+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.

- Đối ngoại:

+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.