K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội đền Hùng từ lâu đã trở thành một lễ hội thiêng liêng lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đó là dịp người dân ở khắp các nơi cùng đổ về làm lễ cúng bái để tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng. Năm nay, lần đầu tiên em được cùng gia đình đi tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia – đền Hùng.

Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.
Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.

Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.

Sau khi làm lễ ở đền Thượng, mọi người không phải quay trở lại con đường đã đi để xuống chân núi mà tiếp tục đi vòng xuống đền Giếng. Nếu khi leo lên mọi người có khá vất vả thì đường đi xuống lại thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể vừa đi vừa ngắm khung cảnh xung quanh . Đền Giếng có hình tròn giống y như một chiếc Giếng cùng với mái che cổ kính, nước của Giếng khá trong. Tương truyền ngày xưa mẹ Âu Cơ thường tắm cho các con ở giếng này. Vào ngày lễ chính của giỗ tổ Hùng Vương nên có rất nhiều hoạt động diễn ra, có cả chương trình cắt bánh chưng cho người dân đi làm lễ ở đền hay chương trình trình diễn múa hát con rồng cháu tiên. Đây là những hoạt động thường niên để dâng hương bái tế các vua Hùng. Những người dâng hương bái tế vua Hùng thuộc đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ trẻ nhỏ đến người già. Thế mới biết người dân Việt Nam từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về nguồn cội của mình. Trong lễ hội vua Hùng còn có sự xuất hiện của các du khách nước ngoài. Họ đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Đền Hùng còn có nhiều khu di tích nữa như : Cột đá thề, đền thờ Lạc Long Quân,.. để du khách sau khi làm lễ ở các đền thờ chính có thể đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Trên đường đi xuống chân núi là nhiều tốp người đang ngồi nghỉ ở các tảng đá hoặc chụp ảnh kỉ niệm ở các dòng suối mát. Nước suối ở đền Hùng mát lạnh và rất trong, có thể nhìn thấy cả đá ở dưới. Ở đây còn có nhiều nơi mở cửa cho du khách vui chơi và tắm suối. Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm đã trở thành lễ hội thiêng liêng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.

22 tháng 5 2019

quanh cảnh đền Hùng

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".
 

10 tháng 5 2016

1,

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

2,Vì mk ko bít bn ở đâu nên ko làm được nhagianroi

11 tháng 5 2016

tả vịnh hạ long cũng được

 

Tìm và viết lại 5 đến 7 danh từ riêng có trong bài đọc "Phong cảnh đền Hùng"PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG    Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.      Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng,...
Đọc tiếp

Tìm và viết lại 5 đến 7 danh từ riêng có trong bài đọc "Phong cảnh đền Hùng"

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

    Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

      Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở  đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

      Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo ĐOÀN MINH TUẤN

 

0
17 tháng 12 2016

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

17 tháng 12 2016

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng. Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp. Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà. Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề. Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người. Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

 

28 tháng 3 2018

- Để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường chúng ta cần phải tuyên truyền cho họ hậu quả của việc tàn phá môi trường, từ đó nâng cao ý thức người khác bằng việc động viên họ thực hiện tốt các điều luật.

- Những sự việc mà em biết đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường: đổ rác không đúng nơi qui định, đốt rừng bừa bãi, chặt phá rừng làm nương rẫy, xử lí chất thải không đúng qui trình,…

- Để khắc phục những vi phạm đó chúng ta cần bảo vệ môi trườg, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường...

   Khai thác rừng bừa bãi cần Khắc phục trồng lại rừng.

   Đổ rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường cần Đổ rác đúng nơi qui định...

4 tháng 2 2018

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.vì sao phải giữ cho môi trường luôn sạch sẽ? môi trường được sạch sẽ coi như chúng là màn bảo vệ thầm kín giúp ta ko bị bệnh bảo vệ sức khỏe của ta. khi học tập và làm việc ta rất cần có một môi trường tốt để làm học, làm. môi trường mang lại cho ta nhiều lại ích vậy mà bây h hiện nay ô nhiễm môi trường,rác thải bừa bãi ở những con sông,........... nghiêm trọng hơn màn odon bị nứt do tác động của con người gây nên. mỗi lần mở kênh thời sự họ lại nói về việc ô nhiêm môi trường đang rình rập các mọi nơi trên thế giới. nó bắt nguồn từ sự vô ý thức của mỗi người. thế nên mới có hiện tượng cá chết hàng loạt, các con song thì nổi bọt trắng xóa,.... nguyên nhân luôn được xác minh do các chủ nhà máy, công ty hóa chất,...........họ thải ra ko biết được hậu qủa của việc đấy. vậy nên hãy suy nghĩ trước mọi việc mình làm để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tất cả mọi người, bảo vệ ngay chính con cháu sau này của ta có câu:

Muốn cho cuộc sống bình an

Môi trường sinh thái phải làm sạch trong  .

:)

4 tháng 2 2018

thế còn câu 1

23 tháng 2 2018

Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống thì chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần nâng cao ý thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường.

Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển vì vậy mà môi trường có thể coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác, không có môi trường thì không có con người, con người muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Môi trường ở đây ta có thể hiểu là những yếu tố trong tự nhiên như: nước, không khí, đất, hệ sinh thái, cây cối….đó là những nhân tốc rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không thể sống mà không có nước, không thể sống mà không có không khí, vì như thế hệ hô hấp của chúng ta không thể hoạt động, đồng nghĩa với nó là con người sẽ mất đi sự sống. Các nhân tố khác cũng vậy, nó đều có vai trò quan trọng đối với sự sống ấy.

Thấy được môi trường sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào ta mới thấm thía được hậu quả khôn lường nếu như môi trường sống ấy bị ô nhiễm, bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Con người sử dụng những tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không đúng quy cách, không chỉ làm cho những nguồn tài nguyên này trở nên cạn kệt một cách nhanh chóng mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm, khủng hoảng nghiêm trọng bởi cách khai thác ấy.

Chẳng hạn, con người khai thác dầu khí trên biển, vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận,lại khai thác quá mức, không có những kĩ năng cần thiết thì lượng dầu có thể tràn ra mặt biển, làm ô nhiễm môi trường nước xung quanh đó. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế cùng với ý thức chưa tốt của con người đã làm cho môi trường suy thoái nghiêm trọng, không chỉ riêng tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt mà các yếu tố khác của môi trường đều bị suy thoái, như môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, rừng….. Trong đó, nguồn nước sạch của chúng ta cũng đang bị ô nhiễm do lượng nước thải trong công nghiệp chưa được sử lí đã xả trực tiếp ra ngoài môi trường, rác thải sinh hoạt cũng là một nhân tố làm cho nguồn nước thêm ô nhiễm.

Môi trường nước có tính đặc thù hơn các môi trường khác bởi nó có sự lây lan nhanh chóng giữa các nguồn nước, giữa các dòng sông với nhau. Đất cũng là một yếu tố đang bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, bởi sự ô nhiễm của nguồn nước, làm thẩm thấu, ngấm vào trong lòng đất, do con người phun các loại thuốc hóa học xuống đất trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Môi trường không khí thì bị ô nhiễm do khói thải từ các nhà máy sản xuất nông nghiệp, do bụi đường, khói, xăng xe của các phương tiện ngày càng nhiều di chuyển trên đường. Không khí cũng là nhân tố quan trọng trong cuộc sống của con người, không khí bị ô nhiễm, con người sẽ hít phải những thứ không khí độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Nói chung, sự suy thoái của bất cứ nhân tố nào trong môi trường sống cũng có thể đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người chúng ta. Vì vậy, vì một cuộc sống tốt đẹp, trong lành hơn con người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường không chỉ cần tích cực học tập, rèn luyện đạo đức mà cần nâng cao ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, bất cứ hành động tích cực nào cũng sẽ góp phần làm cho môi trường sống trở nên tươi đẹp hơn. Cụ thể, trong hoạt động ở trường, các bạn học sinh cần tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường, không phá hoại cây xanh, không xả rác bừa bãi trong lớp học cũng ở sân trường.

Hành động tích cực ấy sẽ làm cho khuôn viên trường học trở nên sạch sẽ, xanh đẹp. Ngoài ra, học sinh chúng ta cần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho những người thân và những người xung quanh chúng ta, như vậy môi trường mới được bảo vệ, cuộc sống của chúng ta mới thực sự tươi đẹp, ý nghĩa. Để không chỉ chúng ta mà những con người cùng chung sống trong xã hội này cũng có ý thức bảo vệ môi trường. Vì môi trường là của chung, chỉ có hành động của tất cả mọi người mới có thể mang lại những kết quả tốt nhất.

Như vậy, môi trường sống có vai trò vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, thực trạng đáng báo động hiện nay là môi trường đang bị suy thoái bởi tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh, trong khi con người chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mình mà làm cho môi trường trở nên suy thoái nghiêm trọng. Chúng ta khi còn là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường. Tất cả vì một tương lai tươi đẹp, trong sạch, lành mạnh của tất cả mọi người.

23 tháng 2 2018

Chưa nêu dẫn chứng nha bạn

Câu 1: Văn bản " Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới tảcay tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt NamCâu 2: a) Vì sao văn vản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" được gọi là văn bản nhật dụng? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bảnb) Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu ) trình bày lí do về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và môi...
Đọc tiếp

Câu 1: Văn bản " Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới tảcay tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam

Câu 2: 

a) Vì sao văn vản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" được gọi là văn bản nhật dụng? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản

b) Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu ) trình bày lí do về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường,trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ đã học ( gạch chân và chỉ rõ biện pháp tu từ đó )

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về thể loại kí hiện đại? Văn bản kí "Cô Tô" cuả Nguyễn Tuân mang đến cho em những hiểu biết gì?

Câu 4: Kiến An quê hương chúng ta được thiên nhiên ưu đãi nhiều phong cảnh đẹp và hữu tình. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất ( đồi Thiên Văn )

4
30 tháng 4 2016

Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

30 tháng 4 2016

còn lại dài lăm -nhác ghi

22 tháng 5 2022

refer

Trường của em nằm ở một vùng nông thôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Vì dịch bệnh hoành hành mà hơn nữa năm tất cả học sinh chúng em phải học online. Nhưng từ giờ chúng em đã có thể đến trường rồi.

Cũng nhờ các cấp chính quyền và người dân đồng lòng chống dịch. Nhờ vậy dịch bệnh đã thuyên giảm đi rất nhiều. Em không thể nào quên được ngày mà chúng em được trở lại trường. Sáng sớm hôm ấy, các cô chú ở xã và các cô chú ở y tế xã cũng có mặt rất sớm ở trường. Các cô y tế xã thì xịt khuẩn xác trùng tất cả bàn ghế của lớp. Còn các cô chú ở xã thì phối hợp cùng thầy cô hướng dẫn các em đo thân nhiệt rửa tay trước khi vào lớp. Tầm 2 mét là có máy đo thân nhiệt, mặc dù e ấy nhỏ bé như vậy mà rất hữu ích. Bạn nào mà bị sốt là máy phát hiện ra được ngay. Các bạn học sinh thì xếp hàng rất ngay ngắn , từng bạn từng bạn chăm chú làm theo sự hướng dẫn của thầy cô. Gương mặt các bạn, ai ai cũng vui mừng vì sau thời gian xa trường xa bạn.

Chúng em rất vui vì dịch bệnh đã được kiểm soát. Để chúng em lại được ngồi học dưới mái trường thân yêu.

22 tháng 5 2022

Refer

 

Trường của em nằm ở một vùng nông thôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Vì dịch bệnh hoành hành mà hơn nữa năm tất cả học sinh chúng em phải học online. Nhưng từ giờ chúng em đã có thể đến trường rồi.

Cũng nhờ các cấp chính quyền và người dân đồng lòng chống dịch. Nhờ vậy dịch bệnh đã thuyên giảm đi rất nhiều. Em không thể nào quên được ngày mà chúng em được trở lại trường. Sáng sớm hôm ấy, các cô chú ở xã và các cô chú ở y tế xã cũng có mặt rất sớm ở trường. Các cô y tế xã thì xịt khuẩn xác trùng tất cả bàn ghế của lớp. Còn các cô chú ở xã thì phối hợp cùng thầy cô hướng dẫn các em đo thân nhiệt rửa tay trước khi vào lớp. Tầm 2 mét là có máy đo thân nhiệt, mặc dù e ấy nhỏ bé như vậy mà rất hữu ích. Bạn nào mà bị sốt là máy phát hiện ra được ngay. Các bạn học sinh thì xếp hàng rất ngay ngắn , từng bạn từng bạn chăm chú làm theo sự hướng dẫn của thầy cô. Gương mặt các bạn, ai ai cũng vui mừng vì sau thời gian xa trường xa bạn.

Chúng em rất vui vì dịch bệnh đã được kiểm soát. Để chúng em lại được ngồi học dưới mái trường thân yêu.