K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1) Khí niệm vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. 2) Phân biệt cá loại môi trường nuôi cấy: môi trường dùng tự nhiên, môi trường bán tổng hợp và môi trường tổng hợp. 3) Sinh trưởng ở VSV là gì? Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục ở VSV. Kể tên các hình thức sinh sản ở VSV 4) Nêu ứng dụng của quá trình phân giải protein, polisaccarit. Trình bày cách làm sữa chua, giải thích vì sao sữa...
Đọc tiếp

1) Khí niệm vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.

2) Phân biệt cá loại môi trường nuôi cấy: môi trường dùng tự nhiên, môi trường bán tổng hợp và môi trường tổng hợp.

3) Sinh trưởng ở VSV là gì? Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục ở VSV. Kể tên các hình thức sinh sản ở VSV

4) Nêu ứng dụng của quá trình phân giải protein, polisaccarit. Trình bày cách làm sữa chua, giải thích vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành sệt, vì sao sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng? Vì sao rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và chua, lâu hơn nữa có mùi thối ủng

5) Trình bày ảnh hưởng của các yếu tổ vật lí, hóa học đến sinh trưởng của VSV và ứng dụng

6) Nếu 3 đặc điểm cơ bản của virus. Trình bày cấu tạo, hình thái của virut.

7) Trình bày 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào. Tại sao mỗi loại virut chỉ xâm nhiễm vào một loại tế bào nhất định?

8) Trình bày khí niệm về HIV, ba con đường lây truyền HIV, ba giai đoạn phát triển của bệnh, các biện pháp phòng ngừa HIV

9) Trình bày ứng dụng của virut trong thực tiễn.

10) Thế nào là bệnh truyền nhiễm? VSV gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào? Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu? Phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào?

1
30 tháng 4 2019

Câu 1 :Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, chúng có đặc điểm chung là hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.

Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật,Nêu đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục,Sinh học Lớp 10,bà i tập Sinh học Lớp 10,giải bà i tập Sinh học Lớp 10,Sinh học,Lớp 10 Câu 2:

Môi trường tự nhiên : chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như cao thịt bò, pepton, cao nấm men…

– Môi trường tổng hợp : môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng hữu cơ có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ

– Môi trường bán tổng hợp : môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biến thành phần và số lượng…

Câu 3: Sinh trưởng ở vi sinh vật là :

-Là sự tăng sinh các thành phần trong tế bào ➝ sự phân chia

-Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.

Phân biệt:

Nuôi cấy liên tục: không có pha tiềm phát. Chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục cho môi trường nuôi, đồng thời chất thải độc hại được lấy ra tương ứng. Dùng để tạo sinh khối.

- Nuôi cấy không liên tục: có 4 pha (lag, log, cân, suy), chất dinh dưỡng và chất thải độc hại không được lấy ra hay thêm vào, môi trường nuôi cấy tách biệt với bên ngoài. Dùng để nghiên cứu.

Các hình hức sinh săn của tế bào nhân sơ :Phân đôi , nảy chồi và tạo bào thành bào tử

Nhân thực : sinh sản bằng cashc nảy chồi và phân đôi , sinh sản bằng bào tử

Câu 4 :

-Ứng dụng của quá trình phân giải protein:Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật sẽ khử amin của axit amin và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon, do đó có amôniac bay ra. Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắm. nước chấm...
-Ứng dụng của phân giải pôlisaccarit :Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào các pôlisaccarit (tinh bột, xenlulôzơ ...) thành các đường đơn (mônôsaccarit), sau đó các đường đơn này được vi sinh vật hấp thụ và phản giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, kị khí hay lên men.
Con người sử dụng các enzim ngoại bào như amilaza để thủy phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu ...

Sữa chua chuyển dạng sệt là do protein trong sữa bị kết tủa ở pH thấp do hoạt động của vi sinh vật.

- Sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng vì có chữa nhiều vitamin do vi khuẩn có lợi sinh ra khi chúng hoạt động. Mặt khác ở điều kiện pH thấp, trong sữa chua sẽ không có vi khuẩn có hại.


Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu bị lên men axêtic tạo thành dấm nên có vị chua để lâu nữa axit axêtic bị ôxi hoá tạo thành C02 và nước làm cho dấm bị nhạt đi.

Câu 5:

Các yếu tố vật lí

a. Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể, tăng cường hoặc kìm hãm sự sinh sản của vi sinh vật. Nhiệt độ cao thường làm biến tính các loại prôtêin, axit nuclêic.

- Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta phân chia vi sinh vật làm 4 nhóm : vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

b. Độ ẩm

- “Ở đâu có nước là ở đó có sự sống”, do đó, độ ẩm là một trong những yếu tố tiên quyết phạm vi phân bố của các loài vi sinh vật.

c. pH

- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP,…

d. Ánh sáng

- Ánh sáng là nhu cầu thiết yếu của những sinh vật quang tự dưỡng, quang dị dưỡng. Ngoài ra, ánh sáng còn tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng,…

- Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ : tia Rơn ghen có thể làm ion hoá các prôtêin và axit nuclêic của vi sinh vật khiến chúng bị đột biến hoặc bị huỷ hoại.

e. Áp suất thẩm thấu

- Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu có thể gây phản ứng co nguyên sinh, ức chế sự phân chia của vi sinh vật hoặc làm phá vỡ tế bào do tác động của hiện tượng trương nước. Dựa vào cơ chế này, người ta đã ứng dụng vào thực tiễn để kìm hãm hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ điển hình là việc ngâm rau quả vào nước muối để loại bỏ, giảm thiểu lượng vi sinh vật còn sót lại trên bề mặt của chúng.

Các yếu tố hóa học :

a. Chất dinh dưỡng

- Đối với vi sinh vật, các chất hữu cơ cơ bản cấu thành nên sự sống như cacbohiđrat, prôtêin, lipit,… được xem là các chất dinh dưỡng

b. Chất ức chế sinh trưởng

- Một số chất hoá học mà khi có mặt trong môi trường có tác dụng kìm hãm hoạt động cũng như sự sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng được gọi chung là chất ức chế sinh trưởng.

- Hiện nay, những chất hoá học phổ biến dùng để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật được xếp vào một trong các nhóm sau :

+ Các hợp chất phênol

+ Các loại cồn (êtanol, izôprôpanol 70 – 80%)

+ Iôt, rượu iôt (2%)

+ Clo (natri hipôclorit), cloramin

+ Các hợp chất kim loại nặng (thuỷ ngân, bạc,…)

+ Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%)

+ Các loại khí êtilen ôxit (10 – 20%)

+ Các chất kháng sinh

25 tháng 3 2022

Ai trả lời giúp em với ạ🥺 em cảm ơn

26 tháng 3 2022

tham khảo

I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ (g)

Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

VD: VK E.coli 20' phân chia một lần (g=20');  trực khuẩn lao là 12h ( ở nhiệt độ 37oC); nấm men bia ở 30oC là 2h...

Công thức tính thời gian thế hệ:   g = t/n

với:   t: thời gian

         n: số lần phân chia trong thời gian t

3. Công thức tính số lượng tế bào

Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t:

                   Nt = N0 x 2n

Với:

Nt : số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t

N0 : số tế bào ban đầu

n : số lần phân chia

II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT

1. Nuôi cấy không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản; pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

µ là tốc độ sinh trưởng riêng của VSV, chỉ số lần phân chia trong một đơn vị thời gian.

- Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

- Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

- Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

 

- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng

Ý nghĩa: nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật,

Một số hạn chế của nuôi cấy không liên tục:

+ Chất dinh dưỡng cạn dần

+ Các chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật

2. Nuôi cấy liên tục:

Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.

Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…

III. Sinh sản của vi sinh vật.


Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.

1. Sinh sản ở sinh vật nhân sơ.

Phân đôi ở vi sinh vật: 

 

Nội bào tử ở vi khuẩn

2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực.

Hình thành bào tử ở nấm mốc:

Bào tử trần và bào tử kín :

So sánh nội bào tử và ngoại bào tử: 

Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

+ Pha tiềm phát  + Pha luỹ thừa  + Pha cân bằng + Pha suy vong 

Để không xảy ra pha suy vong: luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra lượng dịch nuôi cấy tương đương.

So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Để giúp các bạn dễ nhớ và so sánh, Toploigiai xin tổng hợp lại những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục như sau:

Giống nhau:

Cả hai phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục đều bắt đầu với pha tiềm phát. Tiếp đến là pha lũy thừa và pha cân bằng. 

Khác nhau:

Nuôi cấy liên tục

Nuôi cấy không liên tục

Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới

Không bổ sung chất dinh dưỡng mới

Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối

Không rút bỏ chất thải và sinh khối

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phát

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong

Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vong

Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong

Bảng so sánh giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục

So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật xử lý nước

20 tháng 2 2016

Câu 1:

 Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
Câu 2: 

Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3: 

a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P0- 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5

Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.

b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn.

1 tháng 10 2016

Câu 1. Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
Câu 2. Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3. a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P0- 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5

Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.

b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn

2 tháng 5 2022

Trong quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục số lượng tế bào vsv tăng nhanh nhất ở pha nào?

- Ở pha lũy thừa (pha log)

Tại sao?

- Vì ở pha lũy thừa, vi khuẩn sẽ sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tb trong quần thể vi sinh vật sẽ tăng lên nhanh chóng

- Ở các pha còn lại : + Pha tiềm năng là lúc đang phân giải cơ chất, vi khuẩn đang thích nghi vs môi trường nên không tăng

                                + Pha cân bằng là lúc số lượng tb đạt mức cực đại không tăng lên nữa, thay vào đó được cân bằng nhờ số tb chết đi và số tb còn lại

                                 + Pha suy vong là lúc tb trong quần thể chết đi do thiếu hụt chất dinh dưỡng, ...... nên không tăng

30 tháng 3 2016

a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P04 - 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5

Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.

b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn.

22 tháng 3 2018

Chọn B

Trình tự đúng là 3 – 1 – 2

Tế bào  thực vật khác tế bào động vật  là tế bào thực vật có thành xenlulôzơ nên trước khi dung hợp thì  cần loài bỏ=> thu được tế bào trần .

2 tháng 8 2019

   - Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênylalamin nên khi cùng nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường không có hai nhân tố sinh trưởng này thì chúng không thể phát triển được.

   - Tuy nhiên nếu nuôi lâu 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường đầy đủ dinh dưỡng thì chúng có thể hình thành cầu tiếp hợp giữa 2 chủng vi khuẩn, tạo ra chủng nguyên dưỡng đối với 2 nhân tố sinh trưởng axit folic và phêninalanine. Khi đem chủng lai này nuôi trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin thì chúng có thể phát triển được.

19 tháng 11 2019

Đáp án D

Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành

+ Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các chất tự nhiên)

+ Môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết rõ thành phần hóa học và số lượng)

+ Môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học).