Tóm tắt sự kiện lịch sử việt nam từ thế kỉ 10 đến phong trào tây sơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Hình 1 gợi nhắc đến sự kiện: vua Quang Trung lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh tan cuộc xâm lược của 29 vạn quân Thanh (năm 1789).
- Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam:
+ Kháng chiến chống quân Nam Hán (năm 938).
+ Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981).
+ Kháng chiến chống Tống thời Lý (năm 1075 - 1077).
+ Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên dưới thời Trần (thế kỉ XIII)
+ Kháng chiến chống quân Xiêm (năm 1785).
+ Kháng chiến chống quân Thanh (năm 1789).
- Nguyên nhân làm nên thắng lợi của của các cuộc kháng chiến đó:
+ Đây đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.
+ Quân dân Việt Nam có kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.
+ Sự lãnh đạo đúng đắn và tài năng thao lược của các danh tướng tài ba.
+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa; trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp một số khó khăn.
Tham khảo
Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp
Phong trào Tây Sơn là phong trào của nông dân lật đổ chính quyền phong kiên thối nát đòi lại quyền lợi cho nhân dân, bước đầu hoàn thành sư nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc chấm dứt thời kì Đàng trong, đàng ngoài vua Lê chúa Trịnh những cuộc nội chiến đầy đau thương, mất mát cho người nông dân.
tham khảo
Phong trào tây sơn có những đóng góp nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII Ɩà :
–Lật đổ chính quyền phong kiến mục nát Đàng Trong-Đàng Ngoài,
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh.
-Xóa bỏ ranh giới chia cắt, thống nhất đất nước.
-Bảo vệ nền độc lập ѵà lãnh thổ c̠ủa̠ Tổ quốc.
* Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến
- Tinh thần chiến đấu anh dũng của quân sĩ
- Đường lối, chiến lược đúng đắn của bộ chỉ huy (Lê Lợi, Nguyễn Trãi)
* Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
- Mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Minh
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sáng suốt của dân tộc ta.
Đáp án A
Sau khi Pháp thực hiện cuộc khủng bố trắng, những người lãnh đạo đảng đã quyết định dồn hết lực lượng để thực hiện một cuộc bạo động cuối cùng, với tinh thần “không thành công cũng thành nhân” đó chính là khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930). Cuộc khởi nghĩa này là hoạt động cuối cùng của Việt Nam Quốc dân đảng và thất bại của nó cũng đánh dấu sự chấm dứt của đảng này với tư cách là một chỉnh đảng cách mạng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Đáp án B
Sau vụ ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (1929), thực dân Pháp tăng cường các hoạt động khủng bố khiến cho nhiều cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng bị phá vỡ. Bị động trước tình thế, những nhà lãnh đạo chủ chốt của đảng đã quyết định dốc toàn bộ lực lượng thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra đêm ngày 9-2-1930 và nhanh chóng thất bại. Từ đây, vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là một chính đảng trong phong trào dân tộc Việt Nam đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái
1. Cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỉ XVI): Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.
2. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII): Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu.
3. Phong trào công nhân quốc tế (thế kỉ XIX - XX): Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.
4. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác (những năm 40 của thế kỉ XX): Vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.
5. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): Là cuộc chiến tranh phi nghĩa cần tìm ra giải pháp để tránh lặp lại lần nữa.
* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.
+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước
+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.
- Đầu thế kỉ XX:
- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.
- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.
* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:
- Cuối thế kỉ XIX
+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
- Đầu thế kỉ XIX
+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.
+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…
* Nhận xét:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
- Đầu thế kỉ XX:
+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.
+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.
Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.
Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.
Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán
ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.
+ Sự xuất hiện của một số đô thị và thương nhân nhiều đến nước ta chứng tỏ nền kinh tế của nước ta đã phát triển những mặt hàng buôn bán đa dạng gia tăng.