a, Hiểu thế nào là thể loại chiếu, hịch, cáo ?
b, Tại sao nói 'Nam quốc sơn hà' và 'Bình ngô đại cáo' có giá trị như 1 bản tuyên ngôn độc lập?
c, Phân tích giá trị và nội dung của đoạn văn sau trong bài 'Hịch tướng sĩ' của Trần Quốc Tuấn:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
d, Từ đoạn trích 'Nước Đại Việt ta' của Nguyễn Trãi, có suy nghĩ gì về lòng yêu nước?
a)- Cáo : là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc , thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương , một sự nghiệp , một tuyên ngôn sự kiện nào đó để mọi người cùng biết .
- Chiếu : là một thể văn nghị luận có từ xưa , chỉ có vua mời được có quyên viết chiếu ( nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm ) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách mà vua đề ra .
- Hịch :thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu
Sở dĩ nói Đại Cáo Bình Ngô có giá trị như bản Tuyên Ngôn Độc Lập bởi vì áng văn tuyên bố một cách dứt khoát, rõ ràng , oanh liệt ,hào hùng với thế giới và với Nhà Minh Trung Quốc rằng : Nước Nam là một nước có chủ quyền , dân Nam làm chủ nước Nam , dân ta làm chủ nước ta, điều đó không thể thay đổi và xúc phạm. Nếu xâm phạm đất nước , đem quân cướp nước, thì sẽ thảm bại tan tành dưới ý chí bất khuất hào hào , đoàn kết muôn người như một của toàn dân Nam. Đó là bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước ta ở thời kỳ phong kiến giống như bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư .