Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không thể thay thế từ "quên" bằng từ "không" và từ " chưa" bằng từ "chẳng"
- Vì nghĩa của câu sẽ hoàn toàn thay đổi, không thể hiện hết dụng ý trong lời nói của Trần Quốc Tuấn: sự căm phẫn giặc đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn đến mức quên ăn, không ngủ được.
+ Quên: biểu thị ý không màng tới, không để tâm tới. Đây không phải từ phủ định
+ Không, chưa: biểu thị nghĩa phủ định.
Tham Khảo
Trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.
Câu cảm thán:
Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ,ta cũng vui lòng."
Giải thích : vì câu văn này nêu lên suy nghĩ của tác giả , bộc lộ cảm xúc của nguời nói.
trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đối với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Thử hỏi lúc bấy giờ có mấy ai đc như vậy?
a)- Cáo : là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc , thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương , một sự nghiệp , một tuyên ngôn sự kiện nào đó để mọi người cùng biết .
- Chiếu : là một thể văn nghị luận có từ xưa , chỉ có vua mời được có quyên viết chiếu ( nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm ) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách mà vua đề ra .
- Hịch :thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu
Sở dĩ nói Đại Cáo Bình Ngô có giá trị như bản Tuyên Ngôn Độc Lập bởi vì áng văn tuyên bố một cách dứt khoát, rõ ràng , oanh liệt ,hào hùng với thế giới và với Nhà Minh Trung Quốc rằng : Nước Nam là một nước có chủ quyền , dân Nam làm chủ nước Nam , dân ta làm chủ nước ta, điều đó không thể thay đổi và xúc phạm. Nếu xâm phạm đất nước , đem quân cướp nước, thì sẽ thảm bại tan tành dưới ý chí bất khuất hào hào , đoàn kết muôn người như một của toàn dân Nam. Đó là bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước ta ở thời kỳ phong kiến giống như bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư .