Đóng vai con thuyền và kể về cuộc đời của mk
Giúp mình với ai nhanh mình cho 3 tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hà Dế choắt ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo đê suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..
Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.
Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.
Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học. Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.
Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!
Tham khảo
Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.
Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…
Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi :
- Thế nó cho bắt à ?
Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúcđã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !
Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo :
- Ông giáo nói phải ! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo :
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?
Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo :
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng : “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.
Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:
- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác ?...
- Việc gì còn phải chờ khi khác ?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm...
- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Tôi nghiêm giọng lại...
- Việc gì thế, cụ ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ !
Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó...Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...
Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:
- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:
- Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?...
Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.
Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu :
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng :
- Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.
Tôi trở về nhà, con đường dường như ngắn hơn. Trên bầu trời, mây trắng vẫn nhẹ trôi bồng bềnh…(có thể thêm ý này hoặc không)
Tham khảo!
Nhà tôi chỉ có một mình tôi với một con chó là cậu Vàng, vợ tôi chết rồi, con trai thì đi bằn bặt, ở nhà lủi thủi một mình tôi chỉ biết làm bạn với con Vàng. Thế nhưng sau trận ốm dài tôi yếu đi nhiều không thể làm được việc gì mà giá cả vật chất cứ tăng lên vùn vụt, lại phải nuôi thêm một con chó nữa nên tôi quyết định bán con Vàng đi để bớt được tiền ăn hàng ngày và thêm được đồng nào hay đồng nấy. Hôm trước tôi sang nhà ông giáo tâm sự việc định bán con chó Vàng, ngay hôm sau tôi gọi người bán nó đi. Hôm ấy tôi gọi nó về nhà cho ăn, nó có biết gì đâu thấy tôi gọi thì vui mừng chạy về, nó đang ăn thì mấy thằng bắt chó xúm vào bắt nó, chỉ một lát đã cột chặt bốn chân nó. Nhìn nó bị bắt đi mà lòng tôi đau thắt lại, nó cứ nhìn tôi bằng ánh mắt oán trách như thể tôi lừa nó, tôi tự cảm thấy bản thân thật tệ bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa một con chó. Tôi kể lại chuyện này cho ông giáo nghe, ông đã an ủi tôi để tôi có thể nguôi ngoai phần nào và coi như là tôi hóa kiếp cho cậu Vàng để nó có thể có một kiếp sống sung sướng hơn.
Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.
Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.
Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học. Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.
Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!
Xin chào tất cả các bạn, như các bạn đã biết tôi là một cái giá sách, chủ nhân của tôi là một cô chủ học ở lớp 7A, trường THCS Võ Thị Sáu.
Tôi được sinh ra ở một xưởng gỗ ngoài vùng ngoại ô. Nhờ những đôi bàn tay khéo léo của các thợ mộc nên trông tôi rất đẹp. Tôi sống cùng cha mẹ, bác , cô và ông bà. Được sống trong tình yêu thương và tôi ngày càng lớn. Mẹ tôi nói với tôi:
- Con đã lớn và trưởng thành hơn đã đến lúc con nên ra ở riêng rồi.
Tôi chỉ mỉm cười. Hôm ấy, trời nắng đẹp tôi được trưng bày trong một cửa hàng nội thất rất sang trọng, tôi đã gặp một cô bé trông cô có vẻ là một người rất sáng sủa, cô đã thấy tôi và cô reo lên chắc có lẽ do cách trang trí và bộ trang phục tôi đang mạc khiến cho cô thích tôi. Tôi được đưa về gia đình cô và được chăm sóc rất cẩn thận.Tôi được đặt ở cạnh giường ngủ của cô chủ. Tôi khoác trên mình bộ áo màu vàng lấp lánh. Tôi cao 2m, được chưa làm 5 ngăn, Mỗi ngăn cô đều sắp xếp rất gọn gàng. Ngăn cô để những bài tập kiểm tra, quyển vở,...
Từ khi , tôi về nhà cô mỗi lần đi học về coo đều mang những bài kiểm tra toàn điểm 9, điểm 10 về với khuôn mặt rạng rỡ vui vẻ lúc đó trông cô chủ rất dễ thương. Tôi đưa tay ra và nói:
- Chúc mừng cô chủ, cô có thể đưa bài đây tôi sẽ giữ giùm cho cô
Nhưng rồi một hôm, tôi thấy cô về nhà với bài kiếm tra chỉ được 7 điểm , cô định xé bài kiểm tra đó đi nhưng may mà tôi đã kịp ngăn cô lại:
- Xin cô đừng xé bài kiểm tra đó đi, hãy giữ lại để lấy nó là nguồn động lực để cô tiến xa hơn nữa. Cô sẽ rút kinh nhiệm cho bài kiểm tra sau. Cô đưa đây tôi giữ cho cô.
Từ hôm ấy có bài kiểm tra nào là cô đều thức muộn để học bài, mẹ cô đã lên phòng và nhắc nhở cô ngủ sớm những cô vẫn làm bài. Chị đèn, anh quạt thức suốt đêm để giúp cô hoàn thành bài vở cho tốt. Và đến hôm sau, bài kiểm tra với điểm 10 sáng chói với khuôn mặt ngập tràn niềm vui. Hôm nào cũng thế tôi đều được lau dọn một cách sạch sẽ, sắp xếp một cách gọn gàng. Tôi đã từng hi vọng cô sẽ mãi chăm sóc tôi như bây giờ những tôi đã sai.
Hôm sinh nhật của cô, ai ai cũng đến để tặng cô những món qà và cô đã được bác tặng cho cô một chiếc điện thoại.. Từ hôm ấy cô chỉ suốt ngày điện thoại không màng tới việc học hành gì hết những điểm 9 điểm 10 của cô dần dần tụt xuống chỉ còn 5 với 6 còn tôi thì bị cô chủ bỏ bê, không chăm sóc như trước. Đồ dùng thù bừa bộn. Mỗi khi đi học về chiếc cắp sách của cô ném thẳng vào người tôi. Càng ngày tôi càng đau nhói khắp người, bụi thì bám đầy tôi bị đối sử một cách tệ bạc , ba mẹ cô đã nhắc nhở cô rất nhiều nhưng thói quen xấu của cô vẫn không thể bỏ. Tôi buồn lắm, chỉ mong cô trở về là một cô chủ ngoan ngoãn như ngày xưa., biết cố gắng nỗ lực trong học tập.
Là một chiếc giá sách không chỉ làm bạn với chủ nhân mà còn giúp chủ nhân có thêm động lực để bước trên con đường của mình, cô chủ đã từng nói với tôi, sau này cô một làm một cô giáo để đứng trên bục giảng và giảng dạy cho các em học sinh, Cơ hội chỉ đến co một lần, tôi mong cô chủ sẽ luôn học giỏi và trở lại làm một cô chủ chăm ngoan học giỏi như trước.
Các bạn đã lắng nghe tâm sự của tôi rồi đó. Các bạn hãy biết quý trọng, trận trọng giữ gìn họ hàng nhà giá sách chúng tôi để chúng tôi có thể mang lại những lợi ích đến các bạn.
tớ giúp 1 chút ở phần thân bài về cây hoa hồng thôi nhé:
khi tớ mới sinh ra, tớ chỉ là 1 cái cây bé tí, có mấy chiếc lá ở trên. lớn thêm 1 chút, bỗng tớ lại mọc gai ngay trên thân của mình, ôi...nhìn cứ sao sao í... sau 1 khoảng thời gian nữa, tớ lại có các cái nhụ ở trên đầu, có lẽ đó là hoa đấy! rồi cứ thế, tớ được Dan tưới cây, chăm sóc, sáng nào cậu ấy cũng ra nhìn tớ hết!
tới đây tớ bí rùi, cậu lm tiếp đi nha! "Dan" là tên cậu, cậu cũng có thể thay tên thật của cậu trong khi viết văn nha.
Mik làm rồi nhưng chưa đc duyệt, bạn xem có đc không, nếu vừa ý bạn tk cho mik ở chỗ này nha !
Nếu bạn tk cho mik đc thì mik hứa sẽ tk cho bạn 3 lần, giờ mik tk cho bạn 1 lần trước nha !
Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi chàng Trương lập đàn giải oan, tôi hiện về nói lời tạ từ rồi ra đi mãi mãi. Tôi cũng đã bình tâm trở lại mà chấp nhận cuộc sống dưới thủy cung với Linh Phi và các nàng tiên trong cung nước. Tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim tôi vẫn không nguôi nhớ trần thế, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia, đặc biệt là con trai. Những kỉ niệm ấy vẫn luôn hiện về trong tâm trí tôi.
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 trong làng đã có vài người đánh tiếng trống hỏi tôi, nhưng vì cha mẹ của tôi không muốn tôi vất vả nên đã nhận 100 lạng vàng rồi gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu trong làng, thế là tôi được yên bề gia thất nhưng biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, tuy là con nhà giàu nhưng đa nghi ít học nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép không từng lúc nào để vợ chồng thất hòa.
Cuộc đoàn viên chưa được bao lâu thì đất nước có giặc. Chồng tôi tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn, trong buổi tiễn đưa mẹ có dặn dò, tôi cũng nói mong chồng ra trận giữ gìn để trở về được bình yên chứ không cần quan cao tước lớn. Chàng nghe vậy xúc động không nói lên lời dứt áo ra đi. Sau khi chồng đi được mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, một lòng thủy chung chờ đợi mong chồng sớm về đoàn tụ.
Nhưng mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật rồi khuyên như mong mẹ chóng khỏe. Song vì tuổi già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi qua đời. Tước khi mất bà nói: "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tôi hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình.
Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, khi buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra thăm mộ mẹ, tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để cúng tổ tiên tạ ơn vừa để báo cho mẹ biết chàng đã về, cho mẹ yên lòng nơi chín suối cũng là mừng ngày đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, buổi trưa hai cha con trở về, tâm trạng của chàng không vui hiện rõ trên nét mặt. Sau đó chàng nặng lời tra hỏi tôi trong thời gian chàng đi xa tại sao làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo lý... tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc. Tôi đã giải thích cho chàng hiểu: tôi nói đến thân phận mình là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin chống đừng nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.
Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.
Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi: "Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe chàng ân hận kể lại rằng: một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi".
Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai chăm sóc. Không kiên nhận tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.
Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho 50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.
Chuyện của gia đình tôi là câu chuyện buồn: dù quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Riêng bản thân tôi dù đã sống cuộc sống trần gian, nhớ chồng con vẫn chôn kín ở trong lòng khó có thể diễn tả bởi chính cuộc sống ấy đã đẩy tôi đến cái chết. Hy vọng rằng đừng đình nào rơi vào bi kịch.
Đúng thì tk và kết bạn nhé !
Bài làm
Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi.
Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt.
Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn:
– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt.
Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chặt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi:
– Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn.
– Đem chia đồ chơi ra đi!
Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói:
– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát:
– Lằng nhằng mãi. Chia ra!
Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt:
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ:
– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
– Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên:
– Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
Tôi nhớ, trước đây có thời kì Thành toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. Thủy buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường Thành. Đêm ấy, Thành không mơ thấy ma nữa. Từ đấy, Thủy luôn làm như vậy trước khi đi ngủ, trời sáng mới đem chia ra. Bây giờ, tự nhiên bắt hai con búp bê chia lìa, Thủy không chịu đựng nổi. Một lát sau, Thủy đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm như trước. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:
– Anh xem chúng đang cười kìa!
Thành cố vui vẻ theo, nhưng nước mắt lại ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Đã nhiều ngày, ông ấy không về nhà. Quyết định chia tay của vợ chồng tôi, có lẽ cũng khiến chính chúng tôi khó chấp nhận được. Tôi nghe tiếng hai anh em dẫn nhau xuống trường.
Hai anh em đi đến tầm giữa trưa mới dắt nhau về, mắt Thủy càng sưng hơn. Sau này, tôi mới biết, Thủy đến chào tạm biệt cả lớp, cô Tâm đã tặng con bé vở và bút nhưng nghĩ đến lời tôi nói quê ngoại nghèo lắm, sẽ sắm cho con bé một rổ hoa quả ra chợ bán nên nó không nhận. Cả cô và các bạn trong lớp đều khóc.
Khi hai anh em về đến nhà, tôi và hàng xóm đang khuân đồ đạc lên xe. Tôi không báo trước nên quá đột ngột, Thủy lại như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Nó chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi, lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó:
– Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Nó khóc nấc lên và chạy lại nắm tay Thành dặn dò:
– Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…
Lúc ấy, Thành cũng khóc, hàng xóm cũng xúc động theo. Tôi đi vào, vuốt tóc Thành và nhẹ nhàng dắt tay Thủy:
– Đi thôi con.
Tôi dắt tay con gái lên xe, không quay đầu nhìn con trai đang khóc. Bỗng Thủy tụt xuống chạy về phía sau, tay ôm con búp bê. Nó lại đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
– Em để nó ở lại. Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
– Anh xin hứa
Hai đứa nhỏ nói với nhau như vậy. Chúng tôi theo xe, hòa vào phía xa, mất hút. Nỗi đau tôi để lại phía sau, có lẽ chính là nỗi đau lớn nhất tuổi thơ hai đứa con của tôi.
Học tốt mọi người nhớ kick cho mình nha :D
bài làm :
Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi.
Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt.
Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn:
– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt.
Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chặt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi:
– Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn.
– Đem chia đồ chơi ra đi!
Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói:
– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát:
– Lằng nhằng mãi. Chia ra!
Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt:
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ:
– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
– Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên:
– Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
Tôi nhớ, trước đây có thời kì Thành toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. Thủy buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường Thành. Đêm ấy, Thành không mơ thấy ma nữa. Từ đấy, Thủy luôn làm như vậy trước khi đi ngủ, trời sáng mới đem chia ra. Bây giờ, tự nhiên bắt hai con búp bê chia lìa, Thủy không chịu đựng nổi. Một lát sau, Thủy đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm như trước. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:
– Anh xem chúng đang cười kìa!
Thành cố vui vẻ theo, nhưng nước mắt lại ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Đã nhiều ngày, ông ấy không về nhà. Quyết định chia tay của vợ chồng tôi, có lẽ cũng khiến chính chúng tôi khó chấp nhận được. Tôi nghe tiếng hai anh em dẫn nhau xuống trường.
Hai anh em đi đến tầm giữa trưa mới dắt nhau về, mắt Thủy càng sưng hơn. Sau này, tôi mới biết, Thủy đến chào tạm biệt cả lớp, cô Tâm đã tặng con bé vở và bút nhưng nghĩ đến lời tôi nói quê ngoại nghèo lắm, sẽ sắm cho con bé một rổ hoa quả ra chợ bán nên nó không nhận. Cả cô và các bạn trong lớp đều khóc.
Khi hai anh em về đến nhà, tôi và hàng xóm đang khuân đồ đạc lên xe. Tôi không báo trước nên quá đột ngột, Thủy lại như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Nó chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi, lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó:
– Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Nó khóc nấc lên và chạy lại nắm tay Thành dặn dò:
– Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…
Lúc ấy, Thành cũng khóc, hàng xóm cũng xúc động theo. Tôi đi vào, vuốt tóc Thành và nhẹ nhàng dắt tay Thủy:
– Đi thôi con.
Tôi dắt tay con gái lên xe, không quay đầu nhìn con trai đang khóc. Bỗng Thủy tụt xuống chạy về phía sau, tay ôm con búp bê. Nó lại đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
– Em để nó ở lại. Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
– Anh xin hứa
Hai đứa nhỏ nói với nhau như vậy. Chúng tôi theo xe, hòa vào phía xa, mất hút. Nỗi đau tôi để lại phía sau, có lẽ chính là nỗi đau lớn nhất tuổi thơ hai đứa con của tôi.
Quản lý môn Ngữ Văn giúp em với