Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hà Dế choắt ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo đê suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..
Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.
Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.
Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học. Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.
Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!
Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.
Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.
Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học. Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.
Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!
Xin chào tất cả các bạn, như các bạn đã biết tôi là một cái giá sách, chủ nhân của tôi là một cô chủ học ở lớp 7A, trường THCS Võ Thị Sáu.
Tôi được sinh ra ở một xưởng gỗ ngoài vùng ngoại ô. Nhờ những đôi bàn tay khéo léo của các thợ mộc nên trông tôi rất đẹp. Tôi sống cùng cha mẹ, bác , cô và ông bà. Được sống trong tình yêu thương và tôi ngày càng lớn. Mẹ tôi nói với tôi:
- Con đã lớn và trưởng thành hơn đã đến lúc con nên ra ở riêng rồi.
Tôi chỉ mỉm cười. Hôm ấy, trời nắng đẹp tôi được trưng bày trong một cửa hàng nội thất rất sang trọng, tôi đã gặp một cô bé trông cô có vẻ là một người rất sáng sủa, cô đã thấy tôi và cô reo lên chắc có lẽ do cách trang trí và bộ trang phục tôi đang mạc khiến cho cô thích tôi. Tôi được đưa về gia đình cô và được chăm sóc rất cẩn thận.Tôi được đặt ở cạnh giường ngủ của cô chủ. Tôi khoác trên mình bộ áo màu vàng lấp lánh. Tôi cao 2m, được chưa làm 5 ngăn, Mỗi ngăn cô đều sắp xếp rất gọn gàng. Ngăn cô để những bài tập kiểm tra, quyển vở,...
Từ khi , tôi về nhà cô mỗi lần đi học về coo đều mang những bài kiểm tra toàn điểm 9, điểm 10 về với khuôn mặt rạng rỡ vui vẻ lúc đó trông cô chủ rất dễ thương. Tôi đưa tay ra và nói:
- Chúc mừng cô chủ, cô có thể đưa bài đây tôi sẽ giữ giùm cho cô
Nhưng rồi một hôm, tôi thấy cô về nhà với bài kiếm tra chỉ được 7 điểm , cô định xé bài kiểm tra đó đi nhưng may mà tôi đã kịp ngăn cô lại:
- Xin cô đừng xé bài kiểm tra đó đi, hãy giữ lại để lấy nó là nguồn động lực để cô tiến xa hơn nữa. Cô sẽ rút kinh nhiệm cho bài kiểm tra sau. Cô đưa đây tôi giữ cho cô.
Từ hôm ấy có bài kiểm tra nào là cô đều thức muộn để học bài, mẹ cô đã lên phòng và nhắc nhở cô ngủ sớm những cô vẫn làm bài. Chị đèn, anh quạt thức suốt đêm để giúp cô hoàn thành bài vở cho tốt. Và đến hôm sau, bài kiểm tra với điểm 10 sáng chói với khuôn mặt ngập tràn niềm vui. Hôm nào cũng thế tôi đều được lau dọn một cách sạch sẽ, sắp xếp một cách gọn gàng. Tôi đã từng hi vọng cô sẽ mãi chăm sóc tôi như bây giờ những tôi đã sai.
Hôm sinh nhật của cô, ai ai cũng đến để tặng cô những món qà và cô đã được bác tặng cho cô một chiếc điện thoại.. Từ hôm ấy cô chỉ suốt ngày điện thoại không màng tới việc học hành gì hết những điểm 9 điểm 10 của cô dần dần tụt xuống chỉ còn 5 với 6 còn tôi thì bị cô chủ bỏ bê, không chăm sóc như trước. Đồ dùng thù bừa bộn. Mỗi khi đi học về chiếc cắp sách của cô ném thẳng vào người tôi. Càng ngày tôi càng đau nhói khắp người, bụi thì bám đầy tôi bị đối sử một cách tệ bạc , ba mẹ cô đã nhắc nhở cô rất nhiều nhưng thói quen xấu của cô vẫn không thể bỏ. Tôi buồn lắm, chỉ mong cô trở về là một cô chủ ngoan ngoãn như ngày xưa., biết cố gắng nỗ lực trong học tập.
Là một chiếc giá sách không chỉ làm bạn với chủ nhân mà còn giúp chủ nhân có thêm động lực để bước trên con đường của mình, cô chủ đã từng nói với tôi, sau này cô một làm một cô giáo để đứng trên bục giảng và giảng dạy cho các em học sinh, Cơ hội chỉ đến co một lần, tôi mong cô chủ sẽ luôn học giỏi và trở lại làm một cô chủ chăm ngoan học giỏi như trước.
Các bạn đã lắng nghe tâm sự của tôi rồi đó. Các bạn hãy biết quý trọng, trận trọng giữ gìn họ hàng nhà giá sách chúng tôi để chúng tôi có thể mang lại những lợi ích đến các bạn.
Tôi là cuốn sách Ngữ văn 6, tập 1 vốn được rất nhiều bạn nhỏ yêu quý. Họ hàng chúng tôi ai cũng hãnh diện, nhất là dịp đầu năm mới khi được các bạn nhỏ mang ở nhà sách về. Nhưng có lẽ không được may mắn như các bạn, tôi có một cuộc sống thật tẻ nhạt bên cạnh cậu chủ lười biếng.
Khi năm học mới sắp bắt đầu, chúng tôi đã được các anh chị nhân viên sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp lên những giá sách sạch sẽ và dễ nhìn thấy. Chúng tôi háo hức và chờ đợi. Lần lượt các bạn tôi được những bạn nhỏ mang về nhà, được yêu quý chăm sóc cẩn thận. Tôi biết điều đó vì sau một thời gian gặp lại ở trường học, tôi thấy bạn nào cũng vui vẻ, tươi tắn, bạn nào cũng được mặc những chiếc áo bóng kính sạch sẽ, dán nhãn vở xinh xinh... Nhìn lại mình tôi thấy thật tủi thân.
Vừa mới ở nhà xuất bản ra, tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi thấy mình thật có ích và thầm hứa sẽ có gắng hết mình để giúp các bạn học trò. Hôm đó, ngày cậu chủ của tôi đến hiệu sách, tôi đã rất ấn tượng với cậu. Cậu bé chạy nhảy khắp nơi, đến kệ sách này rồi qua kệ sách khác. Nhưng đợi mãi vẫn không thấy cậu đến bên những cuốn sách giáo khoa. Có lẽ cậu bé chỉ thích ngắm nhìn thôi, thích đọc những quyển truyện tranh nhiều hình vẽ, màu sắc. Đến khi bố gọi, cậu ấy mới miễn cưỡng đến bên chúng tới, lấy những cuốn sách một cách thờ ơ, lạnh nhạt. Lúc đó bao nhiệt huyết, háo hức trong tôi bỗng dưng tan biến. Trong lòng ủ dột nhưng tôi vẫn hi vọng đó chỉ là giây phút ham chơi của cậu học trò nhỏ mà thôi.
Sau đó, những ngày tháng của tôi ở nhà cậu chủ đã bắt đầu. Nếu một ngày của các bạn tôi vui vẻ, có ích thì một ngày trôi qua của tôi sao mà ảm đạm. Tôi rất buồn vì cậu học trò lười nhác. Từ hôm được mang về nhà, tôi vẫn yên vị trong chồng sách giáo khoa, lẫn lộn với những quyển cũ, quyển nháp không dùng nữa. Cuốn sách mới tinh, thơm tho như tôi chẳng mấy đã chuyển sang màu ngà. Thất vọng hơn nữa khi năm học mới thực sự bắt đầu. Bạn bè tôi nô nức, kể với nhau bao nhiêu chuyện hay về cô cậu chủ tốt bụng của họ. Chỉ riêng tôi nằm trong ngăn bàn tủi thân đến rơi nước mắt. Tôi không có áo mới, không có nhãn vỡ, cũng không được lật mở từng trang nhẹ nhàng, mép sách không được vuốt phẳng phiu....Tôi không muốn nhìn thấy ai nữa. Thỉnh thoảng tôi còn bị cậu viết vẽ bậy lên mặt nữa. Có đôi khi tôi còn bị cậu chủ dùng làm đồ lia, ném vào bạn. Bộp...bộp...mỗi khi rơi xuống đất như thế tôi đau khắp mình mẩy, đã vậy lại còn bị những bàn chân to khỏe của các cậu học trò giẫm lên. May thay, một bàn tay ấm áp của cô bé học trò nhấc tôi lên bàn, phủi bụi bẩn trên tôi, xoa xoa để tôi bớt đau đớn.
Ở lớp là thế, về nhà tôi còn buồn hơn nữa. Tôi không được cậu chủ chăm sóc hay để mắt tới bao giờ. Về nhà là cậu vứt tôi năm một xó. Có lẽ chỉ những dịp có bài kiểm tra cậu mới lôi tôi ra mở mở, đọc đọc. Tôi cũng chẳng vui vẻ hay hứng thú gì vì dùng xong cậu sẽ lại bỏ rơi tôi ngay. Thế là ngày qua ngày, tháng qua tháng, từ một cuốn sách Ngữ văn trắng trẻo, thơm tho tôi bị lớp bụi bán bám đầy, thỉnh thoảng mấy cậu gián còn đến “hỏi thăm” khiến tôi khóc thét. Nếu như ngày trước tôi háo hức, vui vẻ yêu đời bao nhiêu thì giờ tôi lại ủ rũ, buồn chán bấy nhiêu. Còn cậu chủ thì vẫn ham chơi, lười học như thế. Từng xấp bài kiểm tra điểm kém cậu mang về, nhìn thấy mà tôi càng ngán ngẫm, tôi chỉ muốn biến mất khỏi nơi đây vì bao cố gắng của tôi vẫn không làm cậu thay đổi...
Một hôm, vì bố mẹ mắng, cậu tức giận ném phắt tôi ra xa bay gần tới gầm giường. Vừa đau vừa giận cậu chủ tôi tìm cách trốn thoát. Tôi cố lết gần hơn nữa vào gầm giường, ra khỏi tầm mắt của cậu. Tôi không còn muốn giúp cậu chủ học nửa, cậu ấy làm tôi thất vọng quá. Nằm trong đó tôi sầu thảm nghĩ rằng thế là cuộc đời tôi sẽ mãi mãi ở đây không còn thấy ánh sáng và không còn có ích cho cuộc đời nữa.
Những ngày sau đó, tôi âm thầm theo dõi cậu chủ từ trong gầm giường. Nhìn cậu có vẻ gì đó băn khoăn. Cậu biết là mất tôi chưa nhỉ, cậu có buồn không, có lo lắng không...? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu tôi khiến tôi như muốn nổ tung. Rồi tôi thấy cậu tìm tìm thứ gì đó. Tôi cũng muốn nhích ra ngoài một chút để cậu nhìn thấy tôi, muốn được cậu mang ra nhưng tôi không làm được, tôi vẫn giận cậu lắm. Rồi hai tuần trôi đi nhanh chóng. Bỗng một tiếng thét làm tôi giật mình tỉnh giấc mộng. Tôi mở đôi mắt thật to thì bắt gặp đôi mắt đen tròn, ánh lên niềm vui sướng của cậu chủ. Cậu nhanh tay nhấc bỗng tôi lên, lấy chiếc khăn sạch sẽ thơm tho lau cho tôi, rồi từng ngón tay cậu nhẹ nhàng vuốt phẳng những nếp quăn lâu ngày.... Chao ôi! Tôi có nằm mơ không nữa. Sao cậu chủ lại thay đổi đến nhường vậy, hay tôi nằm mơ chăng. Nhưng những tia nắng tinh nghịch nô đùa ngoài cửa sổ làm tôi chói mắt đã khẳng định đó là sự thật. Cậu chủ đã thay đổi rồi. Trong lòng tôi tràn đầy niềm hạnh phúc.
Mấy ngày sau khi đến lớp tôi biết lí do vì sao cậu chủ lại thay đổi tích cực như thế. Cậu đã nhận ra giá trị của những cuốn sách - người bạn thân của tất cả mọi người và đặc biệt với những cô cậu học trò. Sách không chỉ mang đến kiến thức khoa học, sách còn cho ta hiểu những bài học đế làm người. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội đế có đủ những cuốn sách. Vì tế hãy biết yêu và giữ gìn sách các bạn nhé. Sách là bạn thân đấy!
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
Tham khảo nhé :3
Tên của tôi là Dế Mèn. Một ngày nọ, mẹ nói rằng tôi có thể ra ở riêng. Mẹ bảo tôi đã lớn rồi, cần phải sớm biết tự lập. Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, thích thú.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Tính tôi hay nghịch ngợm lắm. Đôi lúc dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Tôi thường trêu chọc mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Nhưng cũng chỉ vì thói hung hăng, hống hách mà tôi đã gây ra một lỗi lầm lớn.
Hàng xóm nhà tôi là Dế Choắt - một anh chàng nhỏ bé, ốm yếu. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Bởi không có sức khỏe nên Dế Choắt chỉ đào được cái hang nông sát mặt đất, chỉ vừa khép mình vào chứ chẳng cựa được. Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm. Tôi liền chê Dế Choắt sống cẩu thả, lười biếng. Dế Choắt không giận mà còn nhờ tôi đào hộ một cái ngách sang bên nhà tôi phòng khi tắt lửa tối đèn thì giúp nhau. Nghe đến đây, tôi từ chối thẳng thừng rồi ra về mà không chút bận tâm.
Mấy hôm liền, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược. Các loài chim nước cũng tụ tập về đông đủ, đứng đầy cả mặt hồ. Đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng thấy chị Cốc từ dưới mặt nước bay lên, đến đậu gần hang tôi, cách có mấy bước. Tính vốn nghịch ngợm, tôi nghĩ mưu định trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi rủ Dế Choắt chơi cùng. Cậu ta sợ hãi van xin tôi đừng dại gì mà trêu vào chị Cốc.
Tôi mắng Dế Choắt nhút nhát, rồi liền cất lời trêu chị Cốc. Chị ta đang đứng rỉa lông, nghe tiếng hát của tôi thì vội giật mình định bay đi. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, quát hỏi kẻ nào đã to gan đến thế. Tôi nhanh chan chui tọt ngay vào hang, mặc cho chị túc tối.
Không trông thấy tôi, nhưng hình như chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc liền buộc tội Choắt mặc cậu ta thanh minh. Chị ta liền giáng những cú mổ tới tấp xuống lưng Choắt. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt vẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Tôi nằm nghe mà khiếp sợ. Đến khi chị Cốc đi rồi, tôi mới dám mon men bò lên. Khi trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên xin lỗi Choắt chỉ tại tôi nghịch ngợm, ngông cuồng mà đã khiến anh ấy phải lãnh lất tai họa. Gắng gượng, Choắt thều thào vào tai tôi lời cuối cùng: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Tôi hối hận lắm. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn ở một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Tôi tự nhủ từ nay sẽ chừa thói kiêu căng, ngạo mạn của mình.
Tham khảo
Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu trước đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...
Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện… còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Tôi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, tôi lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học: “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Tôi chỉ nói sao cho sướng miệng, chứ không suy nghĩ quá nhiều về điều đó. Trước những lời mắng mỏ đó, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế tôi càng cho mình ghê gớm lắm. Ngay cả khi Dế Choắt dè dặt nhờ vả tôi đào giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng chẳng cần suy nghĩ tôi lập tức từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Tôi ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Chị Cốc không thấy tôi nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị ta đổ cho Choắt trêu mình dù cậu có gắng thanh minh. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình. Tôi nằm trong hang, im thin thít huống. Đến tôi còn thấy sợ huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Đến khi chị Cốc đi rồi tôi mới dám bò sang tìm Choắt. Tôi không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Tôi hối hận lắm. Tôi nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với tôi những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”. Thế rồi Dế Choắt ra đi. Dế Choắt ra đi để lại cho tôi bài học đường đời đầu tiên đau xót.
Giữa sân trường Bình Minh, tôi là một cây bàng non mới nở. Xung quanh tôi có rất nhiều họ hàng nhà cây. Bên trái là chị Bằng lăng, bên phải là bác Phượng vĩ già nua. Đặc biệt tôi còn sống trong không khí học tập, vui chơi của các bạn học sinh. Tuy nhiên, nếu ngày ra đời của tôi vui sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu thì giờ đây tôi lại đau đớn, rỉ máu bấy nhiêu. Tôi đã bị bẻ gãy.
Cuộc đời của tôi bắt đầu từ một trái bàng trên cây mẹ bàng ở một vùng núi xa xôi. Nhân một chuyến công tác, thầy hiệu trưởng đã đem tôi về ươm trồng ở trường Bình Minh này. Khi chia tay mẹ và các anh chị, tôi vừa buồn vừa vui. Buồn vì phải xa gia đình thân yêu của mình, vui vì tôi sẽ được khám phá một vùng đất mới. Ngày đầu tiên đến ngôi trường này, tôi được vun vào đất. Lúc đó xung quanh tôi chỉ là một màu tối tăm, không chút ánh sáng, chỉ cảm nhận được sự ấm áp mà đất mẹ truyền sang cho mình. Thời gian trôi qua. Bỗng, một ngày trên đầu tôi le lói một luồng ánh sáng, tôi đã cố vươn mình lên, tách khỏi lớp vỏ xù xì. Giây phút đầu tiên vươn mình ra khỏi mặt đất có lẽ là giây phút hạnh phúc và sung sướng nhất trong cuộc đời của tôi. Tất cả mọi người đều vui mừng khi tôi ra đời. Ông Mặt trời cười rạng rỡ, bác Phượng vĩ rất mừng đung đưa những cánh tay già nua của mình, chị Bằng lăng cười tươi với sắc hoa tím. Tôi cảm thấy mình như được sống trong vòng tay ấm áp của mẹ và anh chị em, không còn cảm giác rụt rè, cô đơn và lạ lẫm. Được sống trong vòng tay yêu thương của mọi người, chẳng mấy chốc tôi đã trở thành một cậu bàng non bụ bẫm với những chiếc lá xanh mơn mởn, đầy sức sống.
Các bạn học sinh đã biết đến sự hiện diện của tôi. Một cô bạn học sinh đã reo lên sung sướng khi phát hiện ra tôi. Hằng ngày, vào giờ ra chơi, cô thường lấy nước tắm mát và chăm sóc tôi rất ân cần. Cô học sinh đó tên Ịà Mai. Cô và các bạn luôn có những buổi thảo luận sôi nổi bên cạnh tôi. Mặc dù chỉ là cây bàng non nhưng tôi cũng cảm nhận được sự chăm chỉ của các bạn học sinh đó. Tôi ước gì mình sẽ lớn thật nhanh để trở thành một chàng bàng với tán lá rợp mát để Mai và các bạn ngồi học bài được mát mẻ.
Tuy nhiên, ngoài các bạn học sinh chăm chỉ đó còn nhiều bạn học sinh nghịch ngợm hay chơi những trò đá bóng, đuổi bắt… mà không chú ý gì đến sự non nớt của một cái cây như tôi. Ngày định mệnh trong cuộc đời tôi là ngày bầu trời u ám, tôi thấy lòng bất an nhưng không hiểu là có chuyện gì. Từ sáng, tôi không thấy Mai và các bạn đâu. Bỗng, từ xa, một nhóm học sinh nam hùng dũng tiến về phía tôi. Bạn cao nhất trong số đó nói rằng: “Cái Mai đã không cho chúng ta chép bài trong giờ kiểm tra Toán hôm nay, giờ chúng ta phải tìm cách trả thù”. Cả nhóm xì xào: “Đúng đấy! Đúng đấy!”. Tôi nghe và biết ngay rằng đó là những bạn lười học và nghịch ngợm trong lớp của Mai. Trong khi mọi người đang nghĩ kế thì một bạn nam mặc áo trắng reo lên: “A! Tớ nghĩ ra rồi. Cái Mai rất yêu quý và chăm sóc cây bàng non này. Giờ chúng ta hãy bẻ gãy nó để trả thù”. Nghe đến đây, cả người tôi run lẩy bẩy, tôi không tin được những điều mình vừa nghe thấy: “Bẻ gãy tôi ư? Thật vậy sao? Tôi sẽ chết ư? Chẳng lẽ cuộc đời tôi lại ngắn ngủi như vậy?…Trời ơi!”. Tôi choáng váng. Bác Phượng vĩ, chị Bằng lăng cố gắng can ngăn. Bác Phượng vĩ rung mình đưa những cánh tay già lên che chở cho tôi, chị Bằng lăng cố gắng hét lên. Nhưng dường như các bạn nam không để ý, một bạn nam to béo nhất tiến sát lại tôi, giơ tay lên. Tôi van xin, khóc lóc mà cậu bạn đó vẫn tóm lấy thân tôi, tim tôi đau nhói. Bây giờ một việc duy nhất tôi làm được lúc này là gồng hết sức lực để chống đỡ lại bàn tay to khỏe của cậu bạn kia. Nhưng dù thế nào đi nữa thì tôi cũng chỉ là một cây bàng non, không thể làm gì nổi trước sức mạnh của cậu bạn nam. Cậu bắt đầu bẻ thân làm tôi chảy máu, những giọt nước mắt tuôn trào. Không chỉ dừng lại ở đó, các bạn kia còn xúm lại bứt từng chiếc lá của tôi. Thân thể tôi đau đớn khôn cùng…Từ một cậu bàng non cành lá mơn mởn giờ đây tôi chỉ còn là một cái cây trơ trụi, rướm máu, ngã gục. Bên cạnh nỗi đau thể xác, trong lòng tôi đau đớn vô vàn vì thái độ thờ ơ, tàn nhẫn của các bạn nam kia. Tại sao các bạn lại không nghĩ đến tâm trạng của tôi, nỗi đớn đau của tôi? Các bạn đó đã không nghĩ đến quy định của nhà trường, không chịu học hành, chỉ biết quay cóp bài. Các bạn đó không nghĩ đến lợi ích mà tôi sẽ đem lại đó là bóng mát, bầu không khí trong lành cho ngôi trường này. Nếu mọi người đều như các bạn nam kia thì những cây xanh như tôi sẽ không còn cơ hội để sinh sống. Đến lúc đó, trái đất sẽ là một màu xám của bụi bẩn.
Tôi cố gắng vươn mình nhưng có lẽ tất cả đã quá muộn, thân thể đau nhói, nhức buốt, tôi không thể sống được nữa. Tôi nhìn lại lần cuối khung cảnh quen thuộc, vĩnh biệt bác Phượng vĩ, chị Bằng lăng, vĩnh biệt các lớp học, vĩnh biệt cô bạn Mai tốt bụng… Hi vọng sau cái chết của tôi, các bạn nam sẽ hiểu ra sai lầm của mình, biết trân trọng loài cây chúng tôi, bảo vệ môi trường và học tập chăm chỉ hơn. Nếu được như thế tôi sẽ thấy được an ủi vì sự ra đi của mình không phải quá vô nghĩa…
Bài làm
tôi là một cây cổ thụ sống ở đây cũng đã được 100 năm nhưng do đã già rồi , càng ngày lại càng yếu ớt đi . không còn được bóng bẩy , mạnh khoẻ như trước nữa ! Do vậy , các anh ở bộ phận làm đẹp cho thiên nhiên đã bàn bạc với nhau để loại bỏ tôi ra khỏi nơi đầy những thôn làng xinh đẹp này vào ngày mai.
Tôi còn nhớ vài hôm trước , do yếu ớt nên khi trời nổi phong ba , tôi đã bị gãy đi một 'cánh tay ' . Vừa đau nhức lại vừa tê tái , ui da ! đau quá ! nhớ lại mà tôi vẫn còn cảm thấy sót . Máu của tôi chảy dòng dòng ra như suối khiến cho bất kì ai nhìn đều phải cảm thấy bi thương . Vừa lúc đó , có một cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà lao tới để 'băng bó ' lại vết thương cho tôi .Vậy mà , chỉ sau vụ đó vài ngày mà tôi đã phải rời xa cậu bé ấy và thôn làng này . Nghĩ đến cái cảnh mà tôi bị chày máyu ở ' cánh tay ' là tôi đã xót . Nay lại còn lớn hơn , tôi bị các anh trong bộ phận đó chặt bằng răng cưa sắc nhọn , thì cảm giác nó còn đau đớn như thế nào nữa ? vừa nghĩ tôi vừa khóc , nước mắt xanh biếc chảy hàng dài trên thẩn mình tôi.Vậy mà tôi chỉ mới nghĩ được một lúc thôi mà cũng đã tới ngỳ hôm sau rồi . Các anh trong bộ phận đó mang xe cẩu , cưa thật lớn để chuần bị chặt tôi . Khi tôi vừa liếc mắt nhìn vào chiếc cưa thì nước mắt tôi lại tràn ra một cách đau dớn . Chiếc răng cưa chạm vào thịt tôi,máu từ từ rỉ ra từng giọt một từ từ rơi xuống .Đau đớn tôi nghĩ thôi giờ là tạm biệt thôi cánh đồng ơi , cậu bé ơi , thôn làng ơi , hẹn gặp lại vào kiếp sau nhé ! ....
Rồi tôi từ từ lặng lẽ chườn xuóng mặt đất để đi gặp một nơi nào đó rất xa , tự rưng tôi thấy dường như không còn bất kì nỗi đau nào ...
"Tôi là một quyển sách cũ, được ra đời vào năm 1966, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa. Tên tôi là ” Giai thoại làng Nho ” và người cha tinh thần đã sinh ra tôi là học giả Lãng Nhân. Tôi qua tay đến mấy đời chủ. Đầu tiên là một ông bố mua tôi về vì là người ham đọc sách. Khi ông qua đời, các con ông làm kinh doanh bận rộn nên không ngó ngàng gì đến tôi. Tôi bị vứt bỏ lăn lóc, trẻ con trong nhà khi nghịch ngợm đã ném tôi không hề thương tiếc. Tôi bị rách bìa, mất đi một số trang ở phần đầu và từ đó tôi trở thành một phế nhân bị ruồng bỏ. Chủ nhân ra lệnh cho người giúp việc tống tất cả chúng tôi vào kho, những quyển sách cũ chỉ choán vị trí mà không mang lại lợi lộc gì cả. Rồi một thời gian sau, họ cột chúng tôi lại thành từng bó to, chở đến nhà tặng cho một người bạn học cũ cho rảnh nợ.
Chủ nhân mới của tôi là một nhà giáo. Có lẽ vì là nhà giáo nên đã tỏ ra rất thích thú khi đón nhận những kẻ khốn khổ như chúng tôi. Ngôi nhà mới của tôi xem ra rất thanh bạch và giản dị, một giá sách tự đóng bằng bàn tay khéo léo của nữ chủ nhân. Chỉ trong một buổi sáng, người chủ mới đã sắp xếp có trật tự và ngăn nắp tất cả chúng tôi lên cái giá sách tự đóng này. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới bên cạnh cô chủ nhỏ và bạn bè là những quyển sách được bao bìa kỹ lưỡng và giữ gìn cẩn thận.
Khách mới nên được ưu tiên hơn vì vậy chúng tôi được cô chủ lần lượt mang ra đọc mỗi ngày. Khi đến phiên tôi diện kiến chủ nhân, tôi hồi hộp lắm vì không biết trong ánh mắt của cô chủ , mình sẽ được đánh giá ra sao ? Tôi thật sự sung sướng và hãnh diện vì cảm nhận mình đã mang lại sự thích thú cho cô chủ nhỏ. Khi cầm tôi trên tay, cô chủ nhìn tôi một lượt bằng đôi mắt thật hiền hậu. Sau đó, bàn tay nhỏ nhắn mở từng trang sách, vuốt nhẹ lên những vết cuốn góc cho phẳng phiu khiến cho những thương tích vì bị hành hạ, đối xử tệ bạc của tôi trước đây dường như không còn đau nhức nữa. Tôi suýt rớt nước mắt vì quá đỗi hạnh phúc. Tôi đã thật sự được đổi đời…
Không biết cô chủ nhỏ tìm được điều gì thú vị ở tôi mà ngày nào cũng chọn tôi để đọc và đọc một cách say sưa. Có lúc cô mỉm cười một mình, có lúc lại ngưng đọc, lấy một quyển vở ra và ghi chép vào trong đó. Tôi độ chừng cô chủ tìm ra điều gì đó hay ho và ghi vội lại để sau này khỏi quên. Tôi biết người chủ mới thật sự yêu quý mình nên chưa một lần nào làm cho tôi phải thất vọng hay đau đớn thể xác. Do tôi là một tư liệu tham khảo nên tôi có bề dày gần cả ngàn trang sách. Cô chủ không thể đọc hết trong một ngày nên cô phải đánh dấu trang để còn biết mà đọc tiếp vào ngày hôm sau. Cô không gấp mép trang đọc dở dang như một số người hay làm mà nhẹ nhàng đặt vào đó một tờ lịch được gấp nhỏ theo chiều dọc để làm dấu và đặt tôi trở vào chỗ của mình trên giá sách.
Hơn một năm làm người bạn thân thiết với cô chủ nhỏ, tôi quen thuộc bàn tay gầy nhỏ, ánh mắt ấm áp và nụ cười tươi tắn của cô. Tôi chìm ngợp trong ấm êm và hạnh phúc cho đến một ngày…
Những đồng nghiệp của cô chủ nhỏ đến thăm nhà. Vừa nhìn thấy giá sách, họ đã trầm trồ khen ngợi sự tỉ mỉ và ngăn nắp của chủ nhân. Tất cả họ đều sà đến giá sách để ngắm nghía và luôn miệng xít xoa. Họ tỏ ý muốn mượn những tác phẩm văn học, có lẽ họ đều là giáo viên dạy Văn. Cô chủ nhỏ thật tốt bụng, vui vẻ đồng ý cho mượn và ngay lập tức các bạn của tôi đã được lấy ra khỏi vị trí. Đó là những bạn ” Thành ngữ,Tục ngữ và Ca dao cổ “, ” Thời xa vắng ” và một số tác phẩm Văn học nước ngoài như ” Lâu đài người bán nón “, ” Thành trì “, ” Nữ tu sĩ “, ” Chuỗi hạt “… Tôi mừng vì mình thoát nạn, không phải xa rời cô chủ thân yêu. Thế nhưng đời có ai học được chữ ngờ đâu! Không thấy ai ngó ngàng gì đến tôi, cô chủ mới bảo : ” Có một tư liệu tham khảo rất quý giá mà tiếc là ngày còn đi dạy, mình đã không có được để mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh. Nay mình muốn giới thiệu với các bạn để có thể làm được điều đó với học sinh của chúng ta “. Những người bạn của cô chủ rất bất ngờ khi cô rút tôi ra khỏi giá sách và trao vào tận tay họ. Tôi cảm thấy bầu trời quay cuồng vì không biết số phận của mình rồi sẽ đi về đâu thì thời may cô chủ nói tiếp : ” Quyển sách này tuy đã cũ nhưng rất có giá trị và mình vô cùng yêu quý. Mình không vì ích kỷ mà giữ riêng cho mình nhưng mình cũng không muốn mất nó. Mình cho các bạn mượn đọc, nếu thấy có ích cho việc giảng dạy thì sao chép ra, khi nào xong thì gửi lại mình.”
Thế là tôi rời xa cô chủ thân yêu kể từ ngày hôm đó. Trong những ngày rời xa chủ nhân đáng kính của mình, tôi nhớ ánh mắt nhìn tôi trìu mến, nhớ bàn tay gầy xanh và nhỏ nhắn vẫn hằng vuốt những nếp quăn góc của tôi, nhớ nụ cười ngời sáng khi cô chợt khám phá ở tôi một điều gì mới lạ… Một trong những người bạn của cô chủ mượn tôi về chỉ vì tò mò, muốn sử dụng giá trị của tôi chứ không thực sự coi tôi như một người bạn thân thiết. Họ vồ vập tôi rồi ngay sau đó lại vứt tôi lung tung. Họ gấp mép không biết bao nhiêu trang sách để ghi dấu làm cho tôi đau quặn thắt. Và điều tồi tệ nhất, họ không ghi chép lại những điều cần thiết mà xé hẳn mấy chục trang sách mà họ cần dùng rồi ném tôi vào một xó cho đến hơn một năm sau mới trả tôi về cố chủ. Trong những ngày tháng phải xa cách cô chủ nhỏ, tôi lúc nào cũng nhớ thương cô da diết, mong muốn nhanh chóng được trở về nhà, được cô chủ nhỏ vuốt ve trìu mến và đọc chăm chú những tri thức mà tôi luôn muốn tận hiến cho một người biết yêu quý sách một cách thực thụ.
Ngày các bạn đến thăm và trả sách, cô chủ hồn nhiên và tin cậy bạn nên vui vẻ nhận lại tôi mà không kiểm tra hay hỏi han gì hết. Cô cũng đồng ý cho bạn bè khất lần sau sẽ trả những quyển sách đã mượn vì hôm đó đi vội quên mang theo sách hoặc hứa sẽ trả sau vì còn đang cần sử dụng.
Tối đó, cô chủ mang tôi vào giường để đọc. Tôi biết ngoài việc muốn đọc lại tôi, cô chủ nhỏ còn là vì nhớ người bạn đã xa cách quá lâu. Nhìn cách cô mân mê tôi trên tay mà tôi nghẹn ngào vì biết mình đã trở về với cô không trọn vẹn như trước… Tôi nuốt nước mắt khi nhìn thấy cô chủ vô tư không hề hay biết quyển sách mà mình trân quý đã bị lấy cắp mất mấy mươi trang. Tôi cũng thầm mong cô hãy khoan biết sự thật để cô còn được sống trong sự hồn nhiên và tin yêu cuộc đời.
Nhưng điều gì đến tất nhiên phải đến. Một tháng sau, cô chủ đọc đến những trang cuối thì phát hiện tôi không còn lành lặn nữa. Cô thảng thốt, ánh mắt hoảng hốt và khi hiểu ra sự thật, cô nhấc vội ống nghe lên định gọi cho người bạn đã mượn sách. Nhưng rồi cô bỗng buông rơi ống nghe, không gọi nữa, ghì xiết tôi vào lòng và nước mắt từ từ ứa ra trong lặng lẽ…
Cô chủ buồn hẳn đi, thường đứng im lặng bên giá sách hàng giờ như muốn xin lỗi chúng tôi vì đã quá chân thật và tin người. Cũng từ đó, giá sách chúng tôi mất hẳn những người bạn từng quây quần bên nhau vì những người bạn của cô chủ đã quên lãng mà không trả họ về ngôi nhà cũ như lời đã hứa …
Chắc loài người không bao giờ hiểu được những quyển sách như chúng tôi cũng có linh hồn và tình cảm nên mới hành xử như vậy. Nỗi đau mất mát thân xác của tôi xét cho cùng có lẽ không bằng nỗi thất vọng mà cô chủ nhỏ của tôi phải hứng chịu. Ôi! Tôi yêu quý vô cùng cô chủ nhỏ của tôi và không biết phải làm gì để bù đắp cho cô bây giờ?!..
Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !
Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện.
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người.
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi.
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi.
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.
Quản lý môn Ngữ Văn giúp em với