K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2019

Đảng cộng sản Trung Quốc là đội tiền phong của gia cấp công nhân Trung Quốc, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa, là nòng cốt lãnh đạo sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, đại diện yêu cầu phát triển sức sản xuất tiên tiến của Trung Quốc, đại diện phương hướng phát triển văn hóa tiên tiến của Trung Quốc, đại diện lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân ở Trung Quốc. Lý tưởng tối cao và mục tiêu cuối cùng của Đảng cộng sản Trung Quốc là thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Điều lệ Đảng quy định: Đảng cộng sản Trung Quốc lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư trưởng Ba đại diện quan trọng làm kim chỉ nam hành động của mình. Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập tháng 7 năm 1921. Từ năm 1921 đến năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành đấu tranh gian khổ, lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan liêu. Sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân các dân tộc cả nước giữ gìn độc lập và an ninh quốc gia, thực hiện chuyển biến thành công xã hội Trung Quốc từ chủ nghĩa dân chủ mới sang chủ nghĩa xã hội, triển khai công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa có kế hoạch và quy mô lớn, khiến sự nghiệp kinh tế và văn hóa ở Trung Quốc được phát triển to lớn chưa từng có trong lịch sử. Sau khi hoàn thành cơ bản cải tạo chủ nghĩa xã hội đối với chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, vì thiếu kinh nghiệm, Đảng cộng sản Trung Quốc có những sai lầm trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; Từ năm 1966 đến 1976, xẩy ra Đại cách mạng văn hóa, một sai lầm mang tính toàn cục diễn ra trong thời gian dài. Tháng 10 năm 1976 , Đại cách mạng văn hóa kết thúc, Trung Quốc bước vào thời kỳ phát triển mới trong lịch sử. Sau hội nghị toàn thể lầu thứ 3 khóa 11 Đảng cộng sản Trung Quốc triệu tập cuối năm 1978, thực hiện bước ngoặc vĩ đại có ý nghĩa sâu xa kể từ ngày nước Trung Hoa mới thành lập. Từ năm 1979, Đảng cộng sản Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa do đồng chí Đặng Tiểu Bình đề xướng. Sau khi thi hành cải cách mở cửa, nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội Trung Quốc thu được thành tựu khiến cả thế giới quan tâm, diện mạo đất nước biến đổi long trời lở đất, là thời kỳ tình hình tốt nhất kể từ ngày thành lập nước Trung Hoa mới, cũng là thời kỳ nhân dân được lợi nhiều nhất. Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trương tích cực phát triển quan hệ đối ngoại, phấn đấu tạo môi trường quốc tế có lợi cho công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa ở Trung Quốc. Trong công việc quốc tế, Đảng cộng sản Trung Quốc kiên trì chính sách ngoại giao hoà bình độc lập tự chủ, giữ gìn độc lập và chủ quyền của Trung Quốc, phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền, giữ gìn hoà bình thế giới, thúc đẩy tiến bộ loài người. Trên cơ sở 5 nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi cùng chung sống hoà bình, phát triển quan hệ với các nước trên thế giới. Đảng cộng sản Trung Quốc xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị với chính đảng các nước trên thế giới trên cơ sở 4 nguyên tắc độc lập tự chủ, bình đẳng hoàn toàn, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau. Hiện nay, Đảng cộng sản Trung Quốc giữ gìn quan hệ hữu nghị với hơn 300 chính đảng của hơn 120 nước trên thế giới . Đảng cộng sản Trung Quốc là một chỉnh thể thống nhất căn cứ cương lĩnh và điều lệ của mình, thể theo nguyên tắc chế độ tập trung dân chủ. Điều lệ Đảng cộng sản Trung Quốc quy định: công nhân, nông dân, quân nhân, tri thức và phần tử tiên tiến trong các tầng lớp xã hội tròn 18 tuổi, công nhận cương lĩnh và điều lệ Đảng, nguyện tham gia và tích cực làm việc trong một tổ chức của Đảng, thi hành nghị quyết của Đảng, nộp đảng phí định kỳ, có thể xin gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc . Tổ chức trung ương Đảng bao gồm: Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban chấp hành , Bộ chính trị , Ủy ban thường vụ ban chấp hành, Ban bí thư trung ương, Quân uỷ trung ương và Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương. Đại hội đại biêu toàn quốc cuả Đảng năm năm tổ chức một lần. Trong thời gian đại hội bế mạc, ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản Trung Quốc . Đảng cộng sản Trung Quốc hiện có gần 70 triệu đảng viên , tổng bí thư đương nhiệm là đồng chí Hồ Cẩm Đào .

Ở Trung Quốc , ngoài Đảng cộng sản Trung Quốc, còn có 8 chính đảng được gọi là đảng phái dân chủ: Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc, Đồng minh dân chủ Trung Quốc , Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc , Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc , Đảng dân chủ nông công Trung Quốc , Đảng trí công Trung Quốc , Học xã Cửu Tam , Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan . Phần lớn hình thành và phát triển trong chiến tranh chống Nhật và chiến tranh giải phóng toàn quốc . Các đảng phái dân chủ ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc về chính trị , đây là sự lựa chọn lịch sử trong qúa trình hợp tác lâu dài cùng nhau phấn đấu với Đảng cộng sản Trung Quốc . Các đảng phái dân chủ được hưởng tự do chính trị , tổ chức độc lập và bình đẳng về địa vị pháp lý trong phạm vi quy định của Hiến pháp . Phương châm hợp tác cơ bản của Đảng cộng sản Trung Quốc với các đảng phái dân chủ là tồn tại lâu dài , giám sát lẫn nhau , đối sử chân thành với nhau , vinh nhục có nhau . Các đảng phái dân chủ không phải là đảng không nắm quyền , cũng không phải là đảng đối lập , mà là đảng tham chính . Hiện nay , trong ủy ban thường vụ quốc hội , ủy ban chính hiệp các cấp , cơ quan chính phủ cũng như những ngành kinh tế , văn hóa , giáo dục và khoa học kỹ thuật , đều có nhiều thành viên của các đảng phái dân chủ giữ chức lãnh đạo , ví dụ , chủ tịch ủy ban trung ương của 8 đảng phái dân chủ đang đảm nhiệm phó chủ tịch Quốc hội hoặc phó chủ tịch Chính hiệp . Đồng thời các thành viên trong các đảng phái cũng có bước phát triển rất lớn , ở các tình , khu tự trị , thành phố trực thuộc và các thành phố cỡ lớn và vừa đều có tổ chức địa phương và tổ chức cơ sở của các đảng phái dân chủ . Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng , gọi tắt là Dân Cách , chính thức thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1948 , là một chính đảng do phái dân chủ trong Quốc dân đảng cũng như nhân sĩ dân chủ yêu nước khác cùng sáng lập , mang đặc điểm liên minh chính trị và ra sức tham gia công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc . Hiện có thành viên 650 ngàn người . Chủ tịch ủy ban trung ương đương nhiệm là bà Hà Lỗ Lệ . Đồng minh dân chủ Trung Quốc Đồng minh dân chủ Trung Quốc gọi tắc là Dân Minh , thành lập tháng 3 năm 1941 , lúc đó mang tên Đồng minh đoàn thể chính trị dân chủ Trung Quốc .Năm 1944 đổi tên thành Đồng minh dân chủ Trung Quốc . Nó là liên minh chính trị của người lao động xã hội chủ nghĩa và những người yêu nước ủng hộ xã hội chủ nghĩa ,trong đó chủ thể là tri thức làm công tác văn hóa giáo dục , là chính đảng phục vụ xã hội chủ nghĩa . Hiện có thành viên 156 ngàn người . Chủ tịch uỷ ban trung ương đương nhiệm là Đinh Thạch Tôn . Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc gọi tắc là Dân Kiến , thành lập tháng 12 năm 1945 , thành viên chủ yếu là nhà doanh nghiệp dân tộc yêu nước và tri thức có liên quan với họ . Hiện có thành viên 85 ngàn người . Chủ tịch ủy ban trung ương đương nhiệm là Thành Tư Nguy . Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc Hội xúc tiế dân chủ Trung Quốc gọi tắc là Dân Tiến , thành lập tháng 12 năm 1945 , thành viên chủ yếu là tri thức trung cấp và cấp cao làm công tác giáo dục ,văn hóa , xuất bản , khoa học cũng như các công tác khác . Hiện có thành viên 81 ngàn người . Chủ tịch ủy ban trung ương đương nhiệm là Hứa Gia Lộ . Đảng dân chủ nông công Trung Quốc Đảng dân chủ nông công Trung Quốc gọi tắc là Nông Công Đảng , thành lập tháng 8 năm1930 , là liên minh chính trị của người lao động xã hội chủ nghĩa và người yêu nước ủng hộ xã hội chủ nghĩa , thành viên chủ yếu là tri thức cấp cao , có thành viên hơn 80 ngàn người . Chủ tịch ủy ban trung ương đương nhiệm là Tưởng Chính Hoa . Đảng trí công Trung Quốc Đảng trí công Trung Quốc gọi tắc là Trí Công Đảng , thành lập vào tháng 10 năm 1925 , là đảng phái dân chủ của hoa kiều và người thân Hoa kiều về trước . Hiện có thành viên hơn 20 ngàn người . Chủ tịch ủy ban trung ương đương nhiệm là La Hào Tài . Học xã Cửu Tam Học xã Cửu Tam thành lập tháng 5 năm 1946 , thành viên chủ yếu là tri thức trung cấp và cấp cao giới khoa học kỹ thuật , văn hóa giáo dục và y dược y tế , có thành viên hơn 80 ngàn người . Chủ tịch ủy ban trung ương đương nhiệm là Hàn Khởi Đức . Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan

Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan gọi tắc là Đài Minh , thành lập tháng 11 năm 1947 , là liên minh chính trị của người lao động xã hội chủ nghĩa và người yêu nước ủng hộ xã hội chủ nghĩa do nhân sĩ Đài Loan sống ở Đại lục Trung Quốc hợp thành . Hiện có thành viên hơn 1800 người . Chủ tịch ủy ban trung ương là Trương Khắc Huy

13 tháng 5 2017

Đáp án D

Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước thành một chiến sĩ cộng sản

5 tháng 1 2017

Đáp án D

Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước thành một chiến sĩ cộng sản.

25 tháng 1 2016
Vào Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. 
Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị đã quyết định hợp nhất 3 tổ chức Đảng ( An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã qui tụ 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất- Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư
tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 

7 tháng 3 2019

Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.

Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

12 tháng 12 2021

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX.

- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

1 tháng 1 2022

D

1 tháng 1 2022

D

27 tháng 12 2018

Sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 7-1921 đã chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, có chính đảng của riêng mình để từng bước nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

- Đáp án B: nhân tố thúc đẩy cho sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc

- Đáp án C, D: ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ.

Đáp án cần chọn là: A

6 tháng 3 2022

* Lý do ĐCS VN đc thành lập :

– Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của một chính đảng duy nhất.

– Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.

– Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình trên Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Hương Cảng triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng.

– Ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

* Nội dung :

– Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất. lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

– Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị như Đại hội thành lập đảng.

* Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

– Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.

– Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

– Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN:

+ Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng

+Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.

+Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN

+Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

30 tháng 3 2017

Đáp án A

Sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng Cộng sản sau này. Bởi sau khi ra đời do hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn.

=> Nguyễn Ái Quốc đã về nước và triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.