K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2018

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào.

Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

 “Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành. Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người.

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con.

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

27 tháng 2 2022

Sách là một kho tàng tri thức vô cùng bao la rộng lớn mà có khi đi hết cuộc đời ta cũng không khám phá được hết giá trị của những cuốn sách. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng tri thức của loài người, được chọn lọc tích lũy từ ngàn xưa. Sách mang đến cho những người đọc nó niềm vui trong cuộc sống, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, cung cấp cho ta mọi tri thức về cuộc sống xung quanh. Chính vì vậy, một tác giả đã đưa ra nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một quyển sách tốt, sách được chia thành hai loại: sách tốt và sách xấu. Sách tốt là những cuốn sách với tri thức đúng đắn và tiến bộ, nhận thức đúng về các sự vật sự việc và con người, mà khi đọc những quyển sách này giúp ta nâng cao phẩm chất đạo đức, có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần. Ngược lại, sách được xếp vào loại sách xấu là những quyển sách có nội dung dung tục, tầm thường, không chính xác, xuyên tạc các sự việc không đúng với bản chất của nó, hoặc những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đời sống con người, khi đọc những quyển sách này không những tầm hiểu biết của ta không được mở rộng mà còn khiến ta có xu hướng thiên về những hành động sai trái, thiếu đạo đức, những suy nghĩ tư tưởng hành động mà có thể bị xã hội lên án.

Vì vậy ta cần chọn cho mình những quyển sách tốt để nâng cao tầm hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc những quyển sách tốt có rất nhiều tác dụng, khi ta đọc sách về các kiến thức lịch sử , quyển sách tái hiện lại trong tâm trí ta những chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển trong công cuộc giành được độc lập chủ quyền. Hay khi đọc những quyển sách về các kiến thức trong lĩnh vực đời sống, ta có thể học được phương pháp để làm một việc gì đó như học được cách nấu ăn, các phương pháp để học tập có hiệu quả, hoặc những mẹo vặt trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học mang đến cho ta những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, gơi dậy trong ta tình yêu thương bao la giữa người với người, sự đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, cực khổ. Đọc “Truyện Kiều”, một trong những thi phẩm tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, ta dành sự đồng cảm của mình cho nàng Kiều, người con có sắc đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, đa tài, cầm kì thi họa đủ cả mà bạc mệnh chịu nhiều gian truân không được hưởng hạnh phúc. Hay khi đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta cảm thương cho Chí Phèo, một người khát khao sự lương thiện nhưng bi kịch là không thể quay trở về cuộc sống vốn rất bình thường đó, kết cục là hắn ta đã giết Bá Kiến, người mà hắn cho là ngọn nguồn của mọi chuyện và rồi tự kết liễu đời mình. Đồng thời tỏ thái độ căm phẫn cái xã hội phong kiến thối nát đã tước đoạt đi quyền làm người lương thiện của con người mà cụ thể trong tác phẩm là Chí Phèo. Đó là tình thương, sự cảm thông nhưng cũng có khi là niềm vui nho nhỏ, là nụ cười nở trên môi cùng nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, niềm vui khi ông biết làng mà ông ở không phải là ngôi làng theo Việt gian, đó là niềm tự hào dân tộc với những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta qua tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hay sôi sục lòng căm thù thực dân Pháp qua bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đó là những tình cảm lớn lao nhưng có khi đó là giọt nước mắt nóng hổi rơi trên trang sách khi đọc “Cô bé bán diêm” hay “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có một ai đó đã từng nói: “Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách cho bạn nhiều cảm xúc khi đọc nó”, đúng như vậy, chỉ có những cảm xúc thật nhất, xuất phát từ trái tim mới có thể khiến cho ta khóc cùng các nhân vật trong tác phẩm hay chung niềm vui với họ.

 

Nhưng cũng có một số người không biết phân biệt đâu là sách tốt và đâu là sách xấu dẫn đến tình trạng hiểu sai về giá trị của những quyển sách, cho rằng tất cả các quyển sách đều như nhau, họ đâu biết rằng một quyển sách tốt cũng như một người bạn thân, cần có một số lượng vừa đủ và nên được chọn lựa kỹ càng.

Đúng như nhận định được đưa ra: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”, “người bạn hiền” đó nên được chọn lựa kĩ càng thì mới có thể đem lại cho bạn những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng, bạn sở hữu một cuốn sách hay trên giá sách của minh là bạn đã tìm được cho mình một người bạn tốt. Đây chính là nội dung mà lời nhận định muốn gửi gắm.

27 tháng 2 2022

Tham khảo

“Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. Lời nhận định ấy quả không sai. Nếu thiếu sách báo thì cuộc sống ta sẽ buồn tẻ, hụt hẫng biết bao. Sách giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp mọi thắc mắc, ưu phiền… Sách chẳng khác nào là người bạn của chúng ta. Cho nên khi bàn về ích lợi của sách, La Rochefoucauld có nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Trong cuộc sống, bất cứ thời đại nào, bạn thì có bạn tốt, bạn xấu. Sách cũng vậy, có sách tốt và sách xấu. Nếu ta đã từng được khuyên nên chọn bạn mà chơi thì câu nói trên cũng có giá trị tương tự như thế: Phải chọn sách tốt mà đọc. Thế nào là sách tốt? Đó là loại sách giúp ta mở mang kiến thức hiểu biết về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới… không chỉ hôm nay mà cả quá khứ xa xưa cũng như hướng tương lai sắp tới. Còn bạn hiền là sao? Là người giúp đỡ, xây dựng hướng dẫn ta học tập điều hay lẽ phải… Như vậy một quyển sách tốt và người bạn hiền có vai trò tương tự nhau, như nhà tư tưởng phương Tây đã ví von “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Sách không chỉ giúp ta biết được cuộc sống, số phận của người Việt Nam mà còn giúp ta thông cảm với những cuộc đời của những con người ở những vùng đất xa xôi trên thế giới. Đọc Cố hương của Lỗ Tấn ta thấy được cái nghèo khó, sự áp bức của xã hội đã biến một cậu bé thông minh hoạt bát trở thành một Nhuận Thổ nhút nhát, sợ sệt chấp nhận cái thân phận thấp hèn đáng thương hại. Cũng như bên trời Tây kia có những định kiến khắc nghiệt đối với những đứa trẻ không cha như Ximông bị người đời khinh khi luôn nghĩ đến cái chết. Rồi ở Mỹ, nơi nổi tiếng giàu có văn minh nhất thế giới vậy mà không ít người nghèo khó phải sống trong khu phố nhỏ hẹp bị bạc đãi không còn niềm tin – cô họa sĩ trẻ Jonxi bệnh hoạn luôn bi quan trước cuộc sống để số phận mình lụi tàn theo những chiếc lá rơi. Và cũng từ nơi ấy ta tìm được những tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ nỗi bất hạnh với những người cùng khổ như mình. Chẳng hạn tấm chân tình của chú Phillip, sự hi sinh của bác Bơ Men luôn để lại trong lòng ta niềm xúc động dạt dào về tình yêu thương của con người. Thông qua sách, ta hiểu rõ được những bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống tự do, công bằng, bác ái… Từ đó, giúp ta có ý thức tốt và có hành động đúng.

Những lúc buồn chán, sách lại là người bạn an ủi, giúp ta vui hơn qua “Những cuộc phiêu lưu kì thú”. Ta hồi hộp theo từng bước chân của Rô-bin-xơn Cru-xô với nhiều lo lắng. Ta sung sướng tự hào khi người anh hùng đó chiến thắng thiên nhiên, biển cả, đảo hoang… Và cũng chính những quyển sách như thế giúp ta thỏa mãn ước mơ chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên khuất phục dưới bàn tay và khối óc con người.

Đọc những truyện cổ tích thần thoại, truyền thuyết dân gian ta thấy sách càng gần gũi, thân tình hơn. Những ông Bụt, cô Tiên, phép lạ luôn tạo cho ta niềm vui, sự thích thú. Và hình ảnh của những chàng dũng sĩ, những hoàng tử, công chúa… là dấu ấn tốt đẹp làm rạo rực lòng ta. Truyện xưa có giúp ta hiểu rõ một chân lí sống “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”. Sách quả đúng là người bạn hiền đáng mến.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải sách nào cũng tốt cả. Bởi lẽ bên cạnh những quyển sách có giá trị rất cần thiết cho chúng ta thì cũng co không ít những quyển sách vô bổ có hại đang có mặt rộng rãi khắp trên thị trường. Đó là những quyển sách đầu độc tuổi thơ, kích động bạo lực tuyên truyền văn hóa đồi trụy, mà ta cần phải tránh xa. Vì vậy, ta phải biết chọn sách tốt mà đọc. Nếu ta chọn được sách tốt tức là ta đã chọn được một bạn hiền.

Trong thời đại ngày nay, sách không phải là phương tiện duy nhất để cho con người giải trí, học hỏi, nhưng có thể nói sách mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Do đó ta phải yêu sách như yêu bạn, biết giữ gìn sách tốt như giữ gìn tình bạn. Vì thế nhận định của nhà tư tưởng La Rochefoucauld là một nhận định có giá trị muôn đời.

23 tháng 12 2021
Cảm nghĩ về người thân yêu Tuyển tập 81 bài văn mẫu lớp 7
23 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha:

Năm tháng trôi qua bên khung cửa nhỏ, giờ đây tôi đã trưởng thành còn mẹ tôi đã già đi khá nhiều vì bao lâu nay mẹ tần tảo vì tôi và vì gia đình nhỏ của mình. Hình ảnh người mẹ vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi với bao kỉ niệm đẹp đẽ.

     Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, thương con và sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả cuộc đời mình cho con. Nhưng đối với tôi, mẹ tôi đặc biệt hơn một chút, cũng có thể vì tình yêu thương, quý trọng của tôi dành cho mẹ mà tôi nhận thấy sự khác biệt đó. Mẹ tôi có cuộc sống vất vả, gian truân hơn bất kể người mẹ khác, bố tôi đi làm xa nên chuyện gia đình, công việc, con cái đều một tay mẹ tôi gánh vác, cáng đáng. Mẹ tôi chỉ là một người nông dân nghèo, ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Nhất là vào những ngày mùa, mẹ tôi bận rộn, lúc nào cũng luôn chân luôn tay, khi đi gặt, lúc phơi thóc, phơi rơm rồi khi thóc đã khô mẹ tôi lại cần mẫn rê từng thúng thóc, sao cho nó sạch bóng và không bám bụi đất nữa. Với tôi ,mẹ không chỉ là một người nông dân chăm chỉ cần lao, mẹ còn là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ chăm lo rất nhiều cho gia đình mà luôn im lặng một mình gánh vác tất cả.

     Từ khi tôi còn bé, mẹ chăm sóc tôi từng chút một, không bao giờ để tôi phải đói hay ốm đau, cho tôi những thứ tôi đòi hỏi mà không trách mắng một lời. Tôi thấy lúc ấy mình thật ích kỷ khi không nghĩ đến mẹ vất vả như thế nào. Khi lớn dần, tôi luôn nhắc bản thân phấn đấu để không phụ công sinh thành của mẹ. Mẹ là người luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên tôi những lúc tôi buồn. Mẹ luôn quan tâm đến chị em chúng tôi, vì vậy dù chỉ là một biểu hiện mệt mỏi, một chút chán nản thì mẹ tôi sẽ đều nhận ra ngay. Như khi tôi buồn vì được điểm thấp môn toán, dù đã chạy ra mái hiên để khóc, tôi không muốn mẹ đi làm cực nhọc mà lại phải lo lắng gì cho tôi nữa. Nhưng khi đang chìm vào nỗi buồn của bản thân ấy thì một cánh tay dịu dàng đặt lên vai tôi, bàn tay khác thì ôm tôi vào lòng mà vỗ về. Mẹ hỏi tôi có việc gì xảy ra, lúc ấy tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, tôi òa khóc trong lòng của mẹ và nói ra mọi chuyện. Mẹ không những không trách mắng tôi mà an ủi tôi rất nhiều, mẹ nói được điểm thấp thì lần sau cố gắng lên là được, vì khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì. Và câu nói làm tôi cảm động nhất của mẹ, đó là : “Mẹ tin con gái của mẹ sẽ làm được”. Mẹ tôi tin tưởng tôi như thế, tại sao tôi chỉ luôn làm mẹ thất vọng, tôi tự hứa với mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ niềm tin ấy của mẹ.

     Giờ tôi đã lớn khôn, tình yêu dành cho mẹ đã nuôi dưỡng tôi , để tôi thành công như chính hôm nay. Mẹ lúc nào cũng nói với tôi rằng: "Đối với mẹ, niềm hạnh phúc nhất là khi nhìn thấy con thành công và hạnh phúc”. Câu nói ấy luôn vang trong tâm trí tôi mãi không nguôi.

23 tháng 1 2021

Tham khảo:

Ở tác phẩm “ Vượt Thác” Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.Trước khi vượt qua thác dữ, dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. “ Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trợ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống nó cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước” . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.Đọc xong tác phẩm “ Vượt thác” của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.

15 tháng 11 2018

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

15 tháng 11 2018

Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

22 tháng 12 2021

b bảo ng khác ko dc chép mạng, v sao b chép của ngta?

22 tháng 12 2021

Dạ mình xem để tham khảo thôi ạ. Mấy văn mẫu trên mấy web lớn thì phổ biến quá r không có gì đặc biệt hết. Mình hỏi thôi chứ có bảo chép đâu nên đừng có nói vô cớ vậy ha, cảm ơn bạn. 

24 tháng 11 2017

    Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời cùng với những bông hoa mai vàng nỡ rực là những khung cảnh báo hiệu mùa Xuân đang về. Mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền như người mẹ. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân như người hiền lành và dịu dàng mà Thượng Đế đã ban tặng cho mỗi con người. Đó là một món qùa xinh đẹp và nhỏ nhắn của chúng ta. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ. Nó đã tạo nên một dịp mới trong năm đó là Tết.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng cảnh sắc và hòa hợp với thiên nhiên ở mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả con người như chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi len qua bao nhiêu chiếc lá nhỏ xinh xinh trên cành. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố và từng làng mạc, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi khiến muôn thú phải mệ mệt. Vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ". 

Mùa xuân đã làm cho vạn vật bừng tỉnh như sống dậy. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ lên nhiều màu sắc của muôn hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của các loài hoa hoa, bông nào cũng mặc một màu áo khác nhau cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống. 

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương của mọi người tới nhau. Xuân về cùng với cây quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về "nhà".

olm-logo.png

16 tháng 5 2018

 Bài văn như sau: 

tui ko nhớ quyển sách đó thế nào vì trả thư viện rồi  vì cuối năm học rùi, ok, k nhé !!!! ^_^

16 tháng 5 2018

add mk hỏi cái 

25 tháng 2 2021

           Đất nước Việt Nam vốn đa dạng về địa lý, mỗi một nơi, mỗi một vùng trên Tổ quốc đều tự tạo cho mình những dấu ấn riêng, ghi vào lòng không chỉ là người dân bản xứ mà còn là cả những lữ khách từ khắp mọi miền trong và ngoài nước. Ví như Đà Lạt mộng mơ luôn cho ta thấy cái vẻ đẹp thiên đường, thi vị của nó với những đồi thông bát ngát, những vườn hoa rực rỡ bận khoe sắc quanh năm. Các tỉnh miền Trung ngoài những bờ biển xinh đẹp, thì còn ấn tượng với các cồn cát trắng, cát vàng mênh mông. Xuôi về miền Tây, thì người ta dễ dàng thấy cái cảnh mênh mông sóng nước, với những vựa cây ăn trái xum xuê trĩu quả, phong phú vô cùng. Với các tỉnh vùng đồng bằng nói chung thì có lẽ ấn tượng nhất là cảnh những cánh đồng lúa bạt ngàn cò bay thẳng cánh. Về với Tây Nguyên thì người ta khó có thể quên màu đất đỏ ba dan với những vạt cà phê xanh mượt bạt ngàn, mùa xuân hoa trắng, mùa đông đỏ quả. Và rồi khi ngược về miền Tây Bắc, có lẽ rằng người ta khó có thể bỏ qua một cấu trúc địa hình thuộc dạng kỳ quan như ruộng bậc thang Mù Cang Chải được.

Mù Cang Chải là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái, nằm ở dưới chân của dãy Hoàng Liên Sơn, cao hơn so với mực nước biển khoảng 1000m. Với địa hình ba mặt giáp với các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Đặc biệt để đến với Mù Cang Chải, người ta buộc phải vượt qua con đèo ngoạn mục và hung hiểm bậc nhất của vùng Tây Bắc vốn xưa nay nổi danh rừng thiêng nước độc ấy là đèo Khau Phạ, với những đoạn dốc nghiêng từ 40 - 70 độ. Châu Mù Cang Chải được thành lập vào ngày 18/10/1955, thuộc khu tự trị Thái Mèo, với dân số chiếm đa số là người Mông, còn lại là người Thái và một số ít người Kinh. Với bề dày truyền thống văn hóa lâu đời, sự thích nghi và nhu cầu đời sống, canh tác, lao động, những con người nơi đây đã dựa vào kinh nghiệm, sự cần cù chăm chỉ của mình để vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu để tạo dựng nên một vùng đồi xanh tốt, rộng lớn, với kiểu địa hình chủ yếu là ruộng bậc thang và tiến hành canh tác lúc nước giống như các vùng đồng bằng. Có thể nói rằng việc cải tạo địa hình của dân cư nơi đây là một công việc kỳ công cũng như chính là sự sáng tạo không ngừng nghỉ của con người trong công cuộc lao động nhiều đời, đặc biệt là sự ghi nhớ, tiếp thu và phát triển nền văn minh lúa nước từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Càng chứng minh được khả năng làm chủ thiên nhiên, ý chí kiên cường trong công cuộc lao động của con người. Hiện nay ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải đã lên tới con số hơn 5000 ha, trải rộng ở hầu hết các xã trong địa bàn, trong đó có khoảng 500 ha thuộc ba xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha được công nhận là danh lam thắng cảnh, di tích cấp quốc gia, hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp địa hình độc đáo và hiếm có.

Có thể nói rằng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải nói riêng và ở khắp vùng Tây Bắc, Đông Bắc nói chung là một vẻ đẹp hiếm thấy, "là vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới", trích theo lời dẫn của trang web When On Earth. Sở dĩ nhận được nhiều lời khen như vậy bởi khi đến với vùng Tây Bắc, đặc biệt là đến với Mù Cang Chải, khách du lịch sẽ lập tức phải ngỡ ngàng với từng mảng ruộng lớn xếp tầng khắp các quả đồi một cách có trật tự và khéo léo, tựa như có bàn tay của các vị thần cần thận xếp thành những mâm xôi lớn để đem dâng lên thượng đế đế vậy. Nếu như đứng ở một đỉnh đồi nào đó cao cao, hướng tầm mắt ra xa người ta sẽ thấy khung cảnh trước mắt chẳng khác nào một bức tranh nghệ thuật kỳ vĩ, hoành tráng, dù cùng mang một kết cấu xếp tầng nhưng mỗi một quả đồi lại mang đến du khách những cảm nhận khác biệt, từ độ rộng của các dải bậc thang, số lượng bậc, độ cao, các đường cong của thảm ruộng ôm theo sườn đồi cũng khác nhau. Tất cả tạo nên một bức tranh với nhiều những nét vẽ tinh tế và thú vị. Thực tế rằng ruộng bậc thang mới chỉ trở thành điểm hấp dẫn du khách tham quan vào khoảng chục năm trở lại đây, còn công dụng chủ yếu của ruộng bậc thang vẫn là để canh tác, phục vụ cuộc sống của cư dân nơi đây. Những chủ nhân đồng bào dân tộc thiểu số rất mực chăm chỉ, cần cù, đẽo gọt núi đồi từ bao thế hệ, để gầy dựng nên những công trình kỳ thú, là nền tảng cho nền nông nghiệp lúa nước trên vùng rừng Tây Bắc. Có lẽ rằng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã chẳng đẹp đến thế, nếu như quanh năm suốt tháng nó chỉ là những lớp đất trơ trọi, khô khốc. Mà vẻ đẹp của nó đến từ chính công việc canh tác của người dân nơi đây. Màu xuân người ta dẫn nước từ những con suối tận trên rừng cao về ruộng bậc thang, để mỗi một thớ đất, một bậc ruộng đều đủ đầy nước non, sau đó người ta tỉ mẩn cấy từng gốc mạ non, lại chăm bón kỹ càng, để đến mùa hạ, sắc lúa xanh mơn mởn đã phủ khắc cả Mù Cang Chải. Cả một vùng ruộng bậc thang bỗng trở nên tươi mát, tuyệt vời và mượt mà hơn nhà màu xanh của những cây lúa đang độ sung sức, phát triển. Năm tháng thoi đưa, chốc chốc lúa trổ đòng đòng, lúa đơm bông, kết hạt, rồi mùa gặt đã tới. Du khách lại càng không khỏi ngỡ ngàng thán phục trước cái cảnh một vùng mâm xôi đang xanh đồng loạt đổ vàng như được ai nhuộm. Cái màu ấy cứ bát ngát, theo từng bậc ruộng tưởng kéo được lên đến tận trời xanh. Có lẽ rằng hiếm ai có thể bình tĩnh trước một bức tranh thiên nhiên vừa tinh tế lại linh hoạt như vậy, mùa hạ thì xanh mơn mởn, mùa thu lại vàng xuộm đậm đà, ấm áp báo trước một mùa gặt no đủ của cả năm. Đặc biệt nếu may mắn, du khách còn có thể thưởng thức cảnh mây mù vờn quanh những thửa ruộng lúc sáng sớm, tạo nên một phong cảnh rất mực nên thơ trữ tình, còn khi buổi hoàng hôn, đứng trên cao tận hưởng cái gió se lạnh và khung cảnh bình yên cuối ngày, người ta cũng không khỏi bâng khuâng trong lòng.

Có thể nói rằng ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính là một điểm nhấn đặc sắc nhất cho cả vùng núi rừng Tây Bắc, là dấu ấn văn hóa ngàn đời của những con người vùng rẻo cao. Những con người đã dùng cả cuộc đời, dùng sức lao động của mình để tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đặc sắc, ghi dấu vào lòng du khách những trải nghiệm độc đáo về nét văn hóa riêng biệt của người dân tộc Mông cũng như là các dân tộc đang hiện sinh sống ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc. Tôi nhớ rằng nhà thơ Y Phương đã viết những câu thơ rất hay khi nói về người dân tộc miền núi rằng "Người đồng mình thô sơ da thịt/chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/Còn quê hương thì làm phong tục" có lẽ là những vần thơ thích hợp nhất để nói về con người và ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Người Mông và các dân tộc anh em đã đẽo gọt từng quả đồi để làm nên quê hương, làm nên cuộc sống, và chính bản thân Mù Cang Chải đã phô bày hết những vẻ đẹp tuyệt vời của bản thân nó để những ai đã một lần ghé qua đều nhớ về những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, kiệt tác của những con người miền núi nhiều đời, đó là một nét truyền thống văn hóa có sự giữ gìn và phát huy mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Không chỉ làm nên nét văn hóa bản địa, phong phú thêm nền văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, mà hơn thế nữa cho đến ngày hôm nay ruộng bậc thang Mù Cang Chải còn tham gia cả vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhờ tiềm năng du lịch rộng lớn, đang được khai thác một cách hợp lý và bài bản. Hằng năm thu hút hàng triệu khách du lịch cả trong và ngoài nước ghé thăm, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ ở vùng cao, vốn còn nhiều khó khăn này. Đồng thời để lại trong mắt bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu đậm về con người và sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

Phải nói rằng thật sự tự hào vì tạo hóa đã cho đất nước ta những địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, nhưng đồng thời cũng cho dân tộc ta đôi bàn tay cần cù, khéo léo, sự chịu thương chịu khó nhiều đời để chống đỡ, vượt qua thiên nhiên và làm nên vẻ đẹp của cả một dân tộc, một đất nước. Nếu có cơ hội được một lần lên miền Tây Bắc xa xôi, thì đừng tiếc chi mà hãy ghé đến Mù Cang Chải một lần, để tận mắt chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, cũng như hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa của những dân tộc anh em vùng cao bạn nhé.

25 tháng 2 2021

 Hồ Thác Bà là một viên ngọc quý của miền Tây Bắc nước ta. Năm 1961, công trình thuỷ điện Thác Bà bắt đầu xây dựng, đến năm 1971 mới hoàn thành, hồ Thác Bà có từ đây. Nó nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc hai huyện Yên Bình và Lục Yên tỉnh Yên Bái.

Là một trong ba hồ nước nhân tạo to lớn nhất của Việt Nam, rộng gần 20.000 ha, với trên 80 km chiều dài, chiều rộng từ 8-10 km, có chỗ sâu tới 45m. Hồ Thác Bà có tới 1331 hòn đảo lớn nhỏ, xen kẽ những dãy núi đá vôi xanh thẫm, trong đó có khá nhiều đảo trồng cây ăn quả như bưởi, quýt, hồng,... Cảnh quan thiên nhiên vừa kì vĩ vừa thơ mộng.

Ai đã một lần lên Tây Bắc và ghé chơi hồ Thác Bà? Từ cảng Hương Lý, sau khoảng một giờ ngồi ca nô, du khách đã tới nhà máy thuỷ điện Thác Bà rồi lên tháp hương cầu may tại đền Thác Ong, lần lượt vào thăm các hang động đá vòi như động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, động Bạch Xà.

Động Thuỷ Tiên hun hút dài khoàng 100m, nhũ đá lấp lánh muôn hồng nghìn tía, đặc biệt có hình tiên nữ trong bộ xiêm y lộng lẫy thướt tha đang múa hát, mỗi nàng một vẻ, gắn với cổ tích li kì. Động Xuân Long nằm ẩn trong dãy núi đá trập trùng; càng đi sâu vào khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng trước nhưng tượng đá, nhũ đá có màu sắc và hình dáng kì lạ. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thăng cảnh hồ Thác Bà. Những buổi sáng sớm hay buổi chiều mùa hè, những đêm trăng thu, du khách leo lên đỉnh núi phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ bao la, mênh mông trong màn sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo; càng ngắm càng đắm càng say.

Ngược dòng sông Chảy, du khách tới thăm khu di tích lịch sử đền Đại La, hang Hùm, chùa Lãi, núi Vua áo Đen, nơi đây còn lưu giữ bao dấu vết văn hoá thuộc nền văn hoá Bắc Sơn của người Việt cổ. Câu ca ngày xửa ngày xưa còn vọng theo thời gian làm bồi hồi xao xuyến du khách gần xa:

 

Nhiều tiền chợ Ngọc, chợ Ngà,

Không tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông.

Xung quanh hồ Thác Bà nhấp nhô những mái nhà lá, nhà sàn của đồng bào Dao, Tày, Nùng, Mông, Mán, Phù Lá, Cao Lan. Tiếng mõ rừng chiều, tiếng cá đớp mồi vẫy trăng, tiếng máy ca nô, tiếng thuỷ điện rì rầm, tiếng gió lồng hang động, tiếng sóng vỗ, tiếng rít của đàn vịt trời, cái hợp âm trầm hùng ấy càng lắng nghe càng thú vị.

Đúng như dân gian đã nhắc:

 Đi một ngày đàng học một sàng khôn

22 tháng 10 2016

Hai tiếng bà ngoại trong tôi là hai từ vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tôi đều gắn liền với những kỉ niệm về bà yêu quý.Những kỉ niệm ấy được bà vun đắp và gieo trồng tạo nên một góc đẹp trong tâm hồn tôi. Đó là những lời tự tận đáy lòng mà tôi muốn nói với bà , người bà tuyệt với nhất trong trái tim tôi!
Lúc nhỏ khi mới một tuổi bố mẹ tôi bận đi làm nên tôi lên ở vs ngoại từ đó. Nghe mẹ kể lại tôii nhỏ xíu xa bố mẹ tôi khóc suốt,bà thì cũng có tuổi thế mà ngày nào cũng phải thức để dỗ dành kể chuyện hát ru cho tôi ngủ.Cho tới tận bây giờ cái mùi trầu thơm đượm bà nhai vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi.
Hồi đó người đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời,tiếng nói ngượng nghịu của tôi chính là bà.Bà luôn kiên nhẫn cầm tay và hướng dẫn tôi đi,luôn chỉnh sửa lời nói cho tôi . Tôi biết chắc rằng người đầu tiên tôi gọi sẽ là :''Bà". Bà đã MỪNG LẮM Đấy
Người đầu tiên dạy dạy cho tôi biết yêu thương mọi ngừi khi đỡ bạn cùg lớp dậy khi vấp ngã.Người đầu tiên đã mag cả thế giới đến bên tôi. Người đã nâng đỡ chở che cho tôi trong sự bỡ ngỡ lạ lẫm khi tôi tự bước nững bước đi đầu đời. Chính vì lẽ đó hình ảnh bà đã chiếm chọn trái tim thơ ngây của tôi.
Lớn hơn một chút tôi đã biết nói nựng với bà :" Con hông chơi với bà,bà hông mua gấu cho chon". Bà ôm tôi vào lòng thủ thỉ :" Con à ,cố gắng ngoan ngoãn và học thật giỏi bà sẽ mua gấu thật to cho con nha"., Câu nói ấy của ngoại giờ đây vẫn còn vang vọng trong tôi như một lời nhắc nhở tôi phải cố gắng,cố gắng nhìu hon nữa. Bà chính là động lực,là bến bờ đem đến cho tôi niềm tin và hi vọng.
Tôi còn nhớ rất rõ ngoại và tôi sống trong một căn nhà mái ngói ngoài sân kê một chút là chõg che.Làn gió mát rượi xen lẫn những câu chyện bà kể về Tấm Cám Thạch Sanh...........nhẹ nhàg đưa tôi vào giấc ngủ. Nghe những cây chuyện bà kể tôi tròn xoe mắt há hốc mồm như nuốt lấy những lời bà kể. Bà dặn tôi rằg " Con phải ngoan ngoãn như tấm ,tốt bụg chăm chỉ như lọ lem....... để lun được mọi người yêu quý và con phải nhớ lun rộg lòng giúp đỡ mọi ngừi như ôg bụt bà tiên" tôi thật sự rất hiểu và kảm ơn những lời bà dạy. Tôi sẽ mãi cố géng để có một tâm hồn đẹp nyư bà vậy. Kảm ơn bà đã đem kả TG đến bên tôi giúp tui làm quen và kảm nhận nó. Ở bên bà tui lun tìm đk sự ấm áp đến lạ kì. Bà như bà tin hìn hậu trong trỵn cổ tích với bao phép lạ kì bín một con bé ko bít j thành con thuộc làu những câu chỵn cổ tích,bín tâm hồn tôi đẹp hơn, tốt hơn. Bà lun là ngưừimừ tui hãnh dịn khoe zới tụi ban. NHìn ánh mắt thán phục của tụi bạn với bà tui hạnh phúc lắm
Tuổi thơ tôi với bao hờn dỗi vui buồn đã qua di, tôi bắt đầu bước chân vào cuộc sống này. Một sự kiện và có lẽ là thử thách đầu tiên đến với tui đó là lúc tui vào lúp 1. Buổi tối đó tui hồi hộp vô cùng đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ kái kảm giác bồn chồn ấy. Chỉ ngày mai thôi tôi ko còn tung tăng đi chơi với lũ bạn nữa mà đã trở thành một bé gái lớp một. Tôi sẽ quen bạn mới, trường mới , thầy cô mới.. Dường như hiểu đc suy nghĩ của tui ngoại ôm tui va nói :" Ngoại tin con sẽ làm đc ,con sẽ học giỏi ngoại lun ở bên và ủng hộ con"
Một con bé ham chơi, ham ăn, ham ngủ như tôi lạ lẫm vô cùng khi cầm bút kiên nhẫn ngồi viết. Thế nhưng bà đã ở bên,uốn nắn cho tôi từng chữ. Những nét chữ dần đẹp và thẳng hàng hơn nhiều. Có lúc ham chơi không làn bài bà không đánh mắng mà nhìn bà tôi bíết rằng bà đag bùồn lắm .Tôi ân hận vô cùng thầm nhắc mình phải thật thật cố gắng để ko làm bà phiền lòng. Tôi hãnh diện khoe với bà những điểm mười đầu tiên. Đó chính là minh chứng cho sự cố gắng của tôi. Bà mỉm cười xoa đầu tui hài lòng. Lại một lần nữa bà giúp tui hoàn thiện hơn bản thân mình , giúp tôi vững bước trong cuộc sống. Tất cả những j bà làm, những lời bà nói đều hay vô cùng. Tôi cảm nhận đc sự bình yn bên bà
Không chỉ như một người mẹ, bà còn là người bạn thân của tôi, bà luôn là là người tôi tìm đến mỗi khi có tâm sự tôi kể cho ba nghe mọi chuyện: từ chuyện bị cô mắng, bạn bè chọc tới chuyện có 1 cậu bạn cùng tổ rất quan tâm tui. Bà lun lắng nghe và thấu hiểu lòng tui.
Khi lớn lên, lúc đag học lớp 6 gd tôi khá giả hơn, bố mẹ đã xin bà đón tôi về nhà. Lúc ấy tôi giãy nảy ko về nhưg nghĩ đến bà đã có tuổi mà lúc nào cũng phải trông nom tôi ,tôi đành theo bố mẹ về từ đó. Thỉnh thoảng, lúc nào có thời gian là tôi lại ghé thăm bà. Mỗi lúc vào thăm bà bà mừng lắm, bà lại xoa đầu tôi,hỏi chuyện học hành. Thế nhưng lần ghé thăm bà ngày càng thưa dần. Bố mẹ thì bận làm tôi đi học cả ngày tôi vô tình ko nhận ra bà đã yếu đi nhìu,tóc bạc dần. Càng lớn tui càng vô tâm, lạnh nhạt vs bà, lé tránh những cử chỉ yêu thương của bà. chắc lúc đó bà bùồn lắm.Ngày xưa thương tôi xa bố mẹ tư nhỏ, bà dành cho tôi mọi tình cảm thế nhưng giờ đây tình cảm trog lòng tôi ngày càng mờ nhạt. Những trò vui sa hoa của cuộc sống đã kéo tôi ra xa cái triét lí của bà mà theo tôi là cổ hủ và cứng nhắc. Từ lúc nào tôi đã cãi lời bà . Đáp lại hành động đó của tôi chỉ là ánh mắt đượm buồn của bà.
Có lẽ tôi sẽ chưa thức tỉnh cho tới khi bà ốm nắm viện. bà gầy đi trông thấy gương mặt xanh xao, nhưng lúc nào cũng thế ko muốn con cái bận tâm, lo lắng khi thấy bố mẹ tôi vào thăm bà luôn tươi cười. Nụ cười của bà đẹp lắm, phúc hậu,. Nhìn thấy bà tim tôi lại thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nói những gì bà còn níu giữ đc trong c/s này chỉ còn đc tính từng ngày. Cả đời bà hi sinh tảo tần giờ đây bà đag nghỉ ngơi trong bệnh viện nhưng tôi biết rằng tôi còn ở bên bà chỉ là một tg ngắn nữa thôi. khii tôi đang học ở trường mẹ tôi điện vào , tôi bàng hoàng sững sờ khi nghe mẹ thôg báo bà đag hấp hối người bà múôn gặp nhất là tôi. Tôi òa khóc nức nở, khóc cho sự vô tâm của tôi ,khóc cho những gì tôi chưa làm đc với bà. Lúc về tới nhà tôi òa khóc ôm lấy bà, và nói," Con yêu bà nhìu lắm bà ạ, bà đừng đi hãy ở lại bên con đi bà ". Lời nói của tôi phải chăng bây giờ là quá muộn. Phải chăng là khi phải rời xa hay đánh mất cái j đó người ta mới biết quý và trân trọng nó hơn. Giây phút ấy tôi mới tìm lại đc chính mính, bà nắm tay tôi và nói:" Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con..."
Bà đã ra đi mãi mãi. Người bà tuyệt với của tôi đã rời xa tôi. Đến khi mất đi rồi bà cũng chưa một lời trách cứ, sự vị tha của bà làm tôi càng bùồn hơn, mong rằng ở nơi xa bà sẽ hạnh phúc như những niềm hạnh phúc mà bà đã mang đến bên tôi. Ngày nào tôi cũng nhớ và cầu nguyện cho bà luôn hạnh phúc vui vẻ

Trong trái tim tôi trc đây, bây giờ, và mãi mãi bà sẽ luôn là bà tien đẹp nhất, hiền nhất và đáng kính nhất. Sự yêu thương niềm vui của bà sẽ mãi lan tỏa xung quanh làm rạng ngời tâm hồn tôi. Giờ đây tôi muốn hét lên và nói thật to:" Con yêu bà". Để mọi ngừoi biết rằng bà quan trọng thế nào trong trái tim tôi.

4 tháng 11 2016

Bân tham khảo nhá

Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm cử cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành.Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm,chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mài chỉ có một.Đó là người mẹ kính yêu của tôi.

"Đêm nay con ngủ giấc tròn​
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​


Trong cuộc đời này,có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.