Câu 1: Nêu cách đo thể tích vật rắn nhỏ, có hình dạng không nhất định, không thấm nước bằng bình chia độ hoặc bình tràn? Nêu các điều kiện khi sử dụng bình tràn?
Câu 2: Thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo?
Áp dụng:Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 16cm.
- Tính độ biến dạng của lò xo
-Khi quả nặng đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả nặng?
-Hãy nêu rõ phương, chiều và độ lớn của các lực đó
Câu 3:Dụng cụ dùng để đo lực là gì? Trình bày cách đo một lực kéo bằng lực kế?
Câu 4: Giải thích tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo và dài?
Câu 5: Tại sao đi lên dốc cang thoai thoải(độ nghiêng ít) càng dễ đi hơn?
Câu 6:Một bình chia độ đựng nước, mực nước trong bình ngang vạch 25cm3, người ta thả vào trong bình một hòn bi thì thấy mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 50cm3.
a)Tính thể tích hòn bi
b)Tính khối lượng của hòn bi, biết hòn bi bằng sắt và khối lượng riêng là 7800kg/m3
Câu 7:Một thỏi nhôm có khối lượng 8,1 kg có thể tích 3dm3
a)Tìm trọng lượng của thỏi nhôm
b)Tính khối lượng riêng của nhôm theo đơn vị kg/m3
Câu 8:Một tảng đó có thể tích V=1,2 m3. Cho khối lượng riêng của đá là D=2650kg/m3 Tìm khối lượng và trọng lượng của đá.
Câu 9:Thả chìm hoàn toàn 1 thỏi nhôm đặc vào bình chia độ có giới hạn đo là 500cm3, có chứa sẵn 150cm3 nước thì thấy nước dâng lên đến mực 350cm3.
a)Thể tích của nhôm là bao nhiêu?
b)Tính khối lượng của nhôm, biết khối lượng riêng là 2700kg/m3
c)Tính trọng lượng thỏi nhôm
Câu 10:Một cân đĩa cân bằng khi: Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 50g,20g ,20g và 10g. Hãy cho biết khối lượng của một gói kẹo? (biết rằng các gói kẹo có khối lượng bằng nhau)
Câu 11:Một quả nặng có khối lượng là 0,27kg và thể tích 0,1 dm3.
a)Tính trọng lượng của quả nặng
b)Tính khối lượng riêng của chất làm nên quả nặng
c)Nếu treo quả nặng vào 1 lực kế thì lực kế này sẽ chỉ giá trị bao nhiêu ?
Câu 12:Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 500cm3, người ta thả vào bình một quả cầu có trọng lượng 5N thì mức nước trong bình dâng lên tới vạnh 540cm3
a)Tính thể tích quả cầu
b)Tính khối lượng riêng của quả cầu
Câu 11: tóm tắt:
m= 0,27 kg.
V= 0,1 dm3= 0,0001 m3.
a) P=?
b) D=?
Giải:
a) Trọng lượng của quả nặng là:
P=10m=10.0,27=2,7 (N)
b) Khối lượng của chất làm quả nặng là:
D=\(\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,27}{0,0001}\)=2700(kg/m3)
Vậy..................................
Câu 12: Tóm tắt:
V1= 500 cm3.
V2=540 cm3.
P= 5N
a) V=?
b) D=?
Giải:
a) Thể tích của quả cầu là:
V=V2-V1= 540-500=40 (cm3)
Đổi: 40 cm3= 0,00004 m3.
b) Vì P=10m \(\Rightarrow m=\dfrac{P}{10}\)
Khối lượng của quả cầu là:
m=\(\dfrac{P}{10}\)=\(\dfrac{5}{10}=0,5\)(kg)
Khối lượng riêng của chất làm quả cầu là:
D=\(\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,5}{0,00004}\)=12500(kg/m3)
Vậy................................
Câu 2 : Biến dạng đàn hồi của lò xo là lò xo sau khi biến dạng, có thể trở lại hình dạng ban đầu
- Áp dụng:
Tóm tắt:
l0 = 10cm
m = 100g
l = 16cm
▲l = ? cm
Khi quả nặng đứng yên đã có những lực nào tác dụng lên?
Phương , chiều, độ lớn các lực?
Giải
Độ biến dạng của lò xo là
▲l = l - l0 = 16 - 10 = 6 (cm)
- Khi quả nặng đứng yên những lực tác dụng lên quả nặng là lực hút của Trái Đất và lực đàn hồi của lò xo.
- Hai lực đó có cùng phương nhưng ngược chiều, mạnh như nhau và cùng tác dụng vào một vật