K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mở bài: Em cần nêu lí do có cuộc đi thăm di tích lịch sử. Đó là di tích nào? Ở đâu? Các thành viên gồm những ai? (ví dụ: Theo cơ quan bố đi du lịch xuyên Việt và được thăm dinh Độc Lập).:

Cảm xúc của em khi, được đi thăm di tích lịch sử (Gợi ý: Tâm trạng náo nức vì được nghe các bác, các cô nói sẽ đến thăm dinh lũy cuối cùng của mấy đời Tổng thống Ngụy; hình dung tưởng tượng dinh Độc Lập giống như Tử Cấm Thành trong phim Trung Quốc hay dinh Bảo Đại ở Đà Lạt)

Thân bài:

Quang cảnh khu di tích:

+ Đường vào khu di tích như thế nào? Có gì đặc biệt với em? (Đại lộ thênh thang, người xe đi lại như mắc cửi. Cổng vào dinh dẫn đến khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh, thảm cỏ trước dinh có hình ô van,...).

+ Những hiện vật còn lại ở khu,di tích: Hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 đã húc tung cổng dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 phút trưa ngày 30 - 4 - 1975; chiếc máy bay F5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái ném bom xuống dinh Độc Lập được trưng bày ở khuôn viên của dinh để du khách tham quan, tìm hiểu,...).

+ Một hình ảnh cụ thể để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em ở khu di tích (lá cờ, con dấu, huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ do bộ đội ta thu được trong dinh Độc Lập ngày chiến thắng được trưng bày tại phòng triển lãm chính đặt ở tầng 1 trong dinh,...).

Kết bài: Chia tay, cảm nghĩ của em về khu di tích, về lịch sử để lại của cha ông...

16 tháng 12 2018

Mở bài:

- Giới thiệu Địa Đạo Củ Chi

- Lí do đến thăm (Ai tổ chức? Dịp nào? Tại sao đến: VD: để tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử giải phóng miền Nam, chiến tranh Đông Dương)

- Để lại ấn tượng sâu sắc về một thời chiến tranh oanh liệt.

Thân bài:

-Tả bao quát:

+ Kể về những kế hoạch bàn với bạn bè ở lớp (phân công làm gì, giờ giấc hành trình)
+ Kể chuyến đi trên con đường dốc, ngoằn ngoèo + tâm trạng

+ Tâm trạng khi từ xa nhìn thấy bảng chữ: "Địa đạo Củ Chi"

+ Giới thiệu sơ về Địa đạo

+ Tả bao quát địa đạo Củ Chi + tâm trạng

- Kể

+ Kể trình tự các nơi được đến thăm (kho lương thực, hầm bẫy, nơi bàn quân sự, nơi ăn uống,...)

+ Kể + tả các lối đi

+ Kể những thứ mà hướng dẫn viên làm

+ Kể những hoạt động tìm hiểu lịch sử (trò chơi, giải đáp,...)
...…

+ Tâm trạng

Kết bài:

Tâm trạng, cảm nghĩ, hứa hẹn…

16 tháng 11 2016

1. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn

Dàn bài:

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Thời gian, thành phần tham dự, đối tượng được thăm.

2. Thân bài:

* Kể lại diễn biến cuộc đi thăm:

- Mục đích cuộc đi thăm.

- Các sự việc cụ thể trong buổi thăm viếng (hỏi thăm sức khoẻ, tặng quà, giúp đỡ một số việc cần thiết,...).

- Thái độ, tình cảm của người đến thăm và người được thăm.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Hiểu rõ thêm về đạo lí của dân tộc ta. Biết ơn và có trách nhiệm đối với những gia đình có công với cách mạng...

 

 

16 tháng 11 2016

2. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

Dàn bài:

1. Mở bài:
- Giới thiệu chung: Cuộc đi do ai tổ chức? Đi vào dịp nào? Thăm di tích nào?
2. Thân bài:
- Diễn biến cuộc đi thăm:
+ Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến thăm
+ Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi
3. Kết bài.
- Cảm nghĩ của em:
+ Gắn bó hơn với bạn bè thầy cô...
+ Hiểu và yêu thêm quê hương, đất nước.

 

 

 

22 tháng 8 2018

Mở bài: Lí do của cuộc đi thăm di tích lịch sử: do ai tổ chức, đi vào thời gian nào, tên của di tích.

Thân bài: Diễn tiến cuộc đi thăm di tích:

- Tả khung cảnh của di tích: khung cảnh bao quát, cụ thể.

- Kể lại điểm chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi khiến em ấn tượng.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em sau chuyến đi

- Gắn bó, yêu thương mọi người nhiều hơn (hoạt động tập thể)

- Hiểu và hiểu thêm về những địa điểm của quê hương, đất nước.

4 tháng 11 2019

Mở bài: Em cần nêu lí do có cuộc đi thăm di tích lịch sử. Đó là di tích nào? Ở đâu? Các thành viên gồm những ai? (ví dụ: Theo cơ quan bố đi du lịch xuyên Việt và được thăm dinh Độc Lập).:

Cảm xúc của em khi, được đi thăm di tích lịch sử (Gợi ý: Tâm trạng náo nức vì được nghe các bác, các cô nói sẽ đến thăm dinh lũy cuối cùng của mấy đời Tổng thống Ngụy; hình dung tưởng tượng dinh Độc Lập giống như Tử Cấm Thành trong phim Trung Quốc hay dinh Bảo Đại ở Đà Lạt)

Thân bài:

Quang cảnh khu di tích:

+ Đường vào khu di tích như thế nào? Có gì đặc biệt với em? (Đại lộ thênh thang, người xe đi lại như mắc cửi. Cổng vào dinh dẫn đến khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh, thảm cỏ trước dinh có hình ô van,...).

+ Những hiện vật còn lại ở khu,di tích: Hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 đã húc tung cổng dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 phút trưa ngày 30 - 4 - 1975; chiếc máy bay F5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái ném bom xuống dinh Độc Lập được trưng bày ở khuôn viên của dinh để du khách tham quan, tìm hiểu,...).

+ Một hình ảnh cụ thể để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em ở khu di tích (lá cờ, con dấu, huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ do bộ đội ta thu được trong dinh Độc Lập ngày chiến thắng được trưng bày tại phòng triển lãm chính đặt ở tầng 1 trong dinh,...).

Kết bài: Chia tay, cảm nghĩ của em về khu di tích, về lịch sử để lại của cha ông...

4 tháng 11 2019

                                                                     Bài làm:

               Vào một ngày Chủ nhật cuối học kì II năm lớp 4, Nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi tham quan Thành nhà Hồ. Tôi háo hức, phấn khởi vì chưa đến Thành nhà Hồ bao giờ. Bảy giờ ba mươi phút, xe ô tô bắt đầu chuyển bánh từ cổng trường. Cả đoàn xe bon bon đưa chúng tôi về phía cầu vượt Phú Sơn. Phố phường, nhà ở lùi xa dần. Trước mắt tôi là đồng ruộng nằm ở hai bên đường Quốc lộ 45 xanh ngắt một màu xanh. Mặt trời đã nhô cao ở phía đong, chiếu những tia nắng vàng rực rỡ.

               Xe lên Đông Sơn, rồi thẳng lên Thiệu Sơn. Xe tiếp tục vòng lên thành phố Quán Lào rồi rẽ thẳng vào Vĩnh Lộc. ĐI thêm một đoạn nữa thì đến Thành nhà Hồ. Đường đi có lúc đi vào thị xã, có lúc lại đi quanh những vùng quê yên bình, những vùng đất có trồng xanh mướt khoai , ngô, chè, sắn... Trước mắt chúng tôi là Thành nhà Hồ kiên cố, vững chắc. Càng gần di tích thì càng thấy đồng ruộng nhiều. Tôi và bạn Hưng ngồi bên cạnh thốt lên:" Ôi, đẹp quá ! Thiên nhiên thật hùng vĩ! " Hòa, cây Văn lớp tôi cất giọng ngâm câu thơ : " đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi " và mọi người trên xe vỗ tay hưởng ứng. Đến nơi rồi! Cả lớp chúng tôi ùa xuống, ngơ ngác, ngây ngất vì thấy xung quanh mình là non sông, núi đồi bào quanh trông thật nên thơ. 

                Công trình này được Hồ Quý Ly, vị vua của đất nước Đại Ngu cho khởi công xây dựng vào năm  1358 dưới triều đại của Nhà Trần.  Thành An Tôn được xây dựng bằng những tảng đá lấy từ những quả núi như :Núi Tượng Sơn ,An Tôn  và núi Khắc Khuyến với chiều dài 6 mét và nặng những 700 kg . Tuy nhiên , các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đều đã bi phá hủy., chỉ còn 4 cái cổng thành. Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.T, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứhành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao vững.

             Chúng tôi phải thốt lên kinh ngạc sau khi nghe hướng dẫn viên nói sơ qua về công trình đá này. Sau đó, chúng tôi đi bộ vào tham quan thành theo sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo.

              Sau một ngày chơi ở huyện Vĩnh Lộc, chúng tôi quay về Thanh Hóa với tâm trạng vui tươi, thoải mái, cảm thấy người như khỏe ra vì được hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Tôi càng thấy thêm thấm thía lời của cô giáo chủ nhiệm :" Đi tham quan nhiều nơi , các em sẽ thấy Tổ quốc ta, thiên nhiên nước ta đẹp lắm. Chúng ta càng thêm yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên.

                                       //Chúc bạn học tốt!\\

         

1 tháng 11 2016
Đề 1 : Một chuyến về quê
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
 
 
Đề 4 : Một chuyến ra thành phố.
Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi
 
 
6 tháng 11 2016

Dàn ý tham khảo:
Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi

14 tháng 11 2018

                                                                                                Bài làm

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A9 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.

Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”

Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.

Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.

Chúc bạn học tốt!!!

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: địa điểm đến là nhà tù Hỏa Lò

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: rất vui vì học được thêm rất nhiều điều

2. Thân bài

- Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).

+ Thời tiết: Hôm đó là thứ bảy - một ngày đẹp trời đầy nắng và gió tạo tâm trạng thoải mái và dễ chịu

+ Địa điểm: Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng quan trọng của Việt Nam.

+ Đến nơi: Đầu tiên là mua vé vào cửa. Sau đó, chúng tôi lần lượt có các khu vực nhà giam gồm có một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù. Ở mỗi khu vực nhà giam đều có những bảng chú thích để người xem hiểu rõ hơn.

- Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)

+ Đặc biệt ấn tượng nhất khi đến nhìn tham quan nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Chiếc máy chém dành cho phạm nhân tử hình sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy lạnh sống lưng

+ Qua đó tôi hiểu được một phần nào sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng cho Tổ quốc và tội ác chiến tranh của thực dân Pháp 

=> chân quý nền hòa bình ngày hôm nay

Những nhà giam nhỏ bé, chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được cũng khiến tôi cảm thấy ám ảnh. 

3. Kết bài

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan, di tích lịch sử văn hóa: em đã học được rất nhiều điều, hiểu biết thêm về lịch sử và sự tàn ác của chiến tranh. Có dịp em sẽ dẫn gia đình đến thăm nhà tù Hỏa Lò một lần nữa

30 tháng 10 2016

Dàn ý đề 1:

MB: Bạn về quê khi nào? Quê bạn ở đâu? Quê bạn tên gì? Bạn về quê cùng ai?

TB: - Khi mới về quê bạn cảm thấy thế nào?

+ Phong cảnh

+ Con người

+ Cảnh vật

- Bạn đã làm những gì ở quê:

+ Thả diều cùng anh Hoàng.

+ Đi xem xiếc cùng cô Lan.

+....

(Cảm nhận về những kỉ niệm ấy)

- Kể về một bữa ăn gia đình nào đó ở ngoài quê mà bạn tham gia.

- Khi bạn rời xa quê bạn cảm thấy như thế nào?

- Khi bạn về tới nhà bạn nghĩ gì?

KB: Tình cảm đối với quê hương và con người quê hương.

- Liên hệ thực tế bạn cần làm gì để phát triển quê hương.

31 tháng 10 2018

Đề 1:

Mở bài: Bạn về quê vào dịp nào: tết, nghỉ hè,....

Thân bài:

- Phong cảnh đẹp biết bao:

+ Có đồng lúa chín vàng.......

+ Có dòng sông uốn khúc.............

+ Có mái đình cổ kính từ bao đời.........

+ Có cây đa gắn liền với người dân suốt mấy trăm năm qua......

-Tính tình của con người:

+ Thân thiện, niệm nở, thật thà và rất giản dị,...........

- Những việc bạn đã làm khi bạn về quê:

+ Đi thả diều trên đê cùng với đám trẻ cùng xóm

+ Được đi trăn trâu với ông................

+ Được trải nghiệm việc gặt lúa

+ Sau những việc đó hãy nêu cảm nghĩ

- Nêu cảm xúc khi chuẩn bị rời xa quê hương

Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ về quê hương

- Hứa hẹn rằng năm sau về tiếp......

28 tháng 10 2018

Sau khi trải qua một năm học dài nhiều niềm vui nhưng cũng đầy những căng thẳng, mệt mỏi. Chúng em đã chính thức bước vào kì nghỉ hè đầy niềm vui và sự lí thú. Như thông lệ, cứ mỗi khi kết thúc một năm học, vào dịp nghỉ hè thì bố em sẽ đưa em và cả gia đình về quê thăm ông bà và các bác. Đây cũng là điều em mong chờ nhất trong kì nghỉ hè này, vì cũng đã rất lâu rồi, từ dịp Tết nguyên đán thì em mới có dịp về thăm quê, thăm ông bà. Vì vậy mà em cũng rất háo hức, kì vọng ở chuyến đi này.

Vì đã thông báo trước cho ông bà nên khi xe của gia đình em vừa đến con đê đầu làng thì ông của em đã đứng ở gốc cây đa chờ từ bao giờ. Khi xuống xe, hít thở những luồng không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh vật quê hương đẹp đẽ mà vô cùng quen thuộc thì em rất vui, muốn chạy thật nhanh về nhà của ông bà. Vì vậy mà khi em nhìn thấy ông nội của em đang đứng đợi gia đình em ở quán nước gần gốc đa thì em đã rất bất ngờ, hạnh phúc nữa. Em đã vẫy tay và gọi ông thật to, sau đó thì vội vàng chạy mà sà vào lòng ông. Cảm giác ấm áp khi nằm trong vòng tay ông thật quen thuộc, em đã luôn tưởng tượng ra cảnh này trong suốt quãng đường đi, để bây giờ trở thành hiện thực thì em rất xúc động, sống mũi đã bắt đầu cay cay.

Ông ôm em vào lòng mà vỗ về, cảm giác này thật thân thương quá. Sau khi đã bình tĩnh hơn được một chút thì gia đình em cùng ông đi bộ về nhà, trên đường đi lúc nào em cũng nắm chặt tay ông, bàn tay ông cũng vô cùng ấm áp, khi em nắm tay ông thì có cảm giác rất an toàn và an tâm. Đã lâu không về quê nhưng người dân quê em vẫn không có gì thay đổi, vẫn hồn hậu, chất phác, thân thiện và gắn bó như vậy, trên suốt quãng đường đi mọi người rất nhiệt tình chào hỏi và bắt chuyện hỏi han tình tình của bố mẹ em thời gian qua. Sự nhiệt tình, ấp áp của tình cảm hàng xóm, láng giềng này cũng vô cùng khác lạ so với không khí xã giao nơi thành phố.

29 tháng 10 2018

1,Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.

Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.

Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.

Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.

Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...

Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.

“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.

30 tháng 10 2019

đề 1 I. Mở bài: giới thiệu một chuyến về quê

Ví dụ:

Ba em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn đầy nắng và gió. Còn em thì từ nhỏ sống trên thành phố, nên quê đối với em rất đặc biệt. hè vừa rồi em được ba cho về quê để thăm quê, em rất hào hứng và vui vẻ.

II. Thân bài: kể về một chuyến về quê

1. Kể bao quát về chuyến về quê

  • Em đi với ba về quê
  • Quê cách nhà em 300 km
  • Quê em rất đẹp và thân thương

2. Kể chi tiết về chuyến về quê

a. Kể chuyến về quê

  • Tối mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ để sáng em về quê
  • Sáng em dã dậy từ rất sớm để ra bến xe
  • Em leo lên xe và tâm trạng vô cùng phấn khỏi
  • Em ngồi trên xe nhìn mọi cảnh vật bên đường
  • Em ngủ thiếp đi lúc nào không biết

b. Kể lúc về tới quê

  • Vừa về tới nhà nội là em bỏ đồ chạy đi cùng tụi nhỏ trong xóm
  • Em đi khắp xóm, ai cũng hỏi han em
  • Em đi hái dừa, bắt cá,… với lũ nhỏ bao mệt
  • Em rất thú vị với những trờ chơi dưới quê
  • Em chơi trốn tìm, chơi bắt cá, chơi thả diều, chơi nhảy dây,…
  • Mọi người dân quê rất thân thiện, họ cho em rất nhiều quà quê
  • Bà nội em lúc nào cũng dặn em cẩn thận, lo cho em
  • Em rất thích đàn chó và vịt của nhà nội
  • Về quê mọi thứ thật thanh bình

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến về quê

30 tháng 10 2019

l. Mở bài

- Nhân dịp nào đi thăm

- Ai tổ chức? đoàn gồm những ai?

- Dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu

II. Thân bài

- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm

- Tâm trạng của em trước khi đi thăm

- Trên đường đi đến nhà liệt sĩ? quang cảnh gia đình?

- Cuộc gặp gỡ, viếng thăm diễn ra như thế nào?

- Lời nói, việc làm, quà tặng

- Thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ

III. Kết bài

- Ra về? ấn tượng về cuộc đi thăm