y nhia cua dac diem ve vi tri ,dia ly ,kich thuoc cua lanh tho chau a
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Châu Phi nằm trong khoảng 38oB đến 36oN trải dài 74 vĩ độ, nằm cân xứng giữa 2 bên đường xích đạo.
- Mở rộng trong khoảng từ 17oT đến 54oD khoảng 71 kinh độ.
-> Là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới ( với diện tích khoảng trên 30 triệu km2 )
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc: Địa Trung Hải, châu Á
+ Phía Đông Bắc: biển Đỏ
+ Phía Nam: Ấn Độ Dương
+ Phía Tây: Đại Tây Dương
+ Phía Đông: Ấn Độ Dương
- Bờ biển ít cắt xẻ, ít vịnh biển, có 1 đảo duy nhất là đảo Ma-đa-gát-xca
- Là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ với diện tích là 30 triệu km2.
- Bao bọc quanh châu phi là các biển và đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến. Đường xích đạo đi qua gần giữa châu Phi.
Câu 1:
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
- Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt nam là :
+ Vị trí nội chí tuyến : vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển , giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông nam Á hải đảo
+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật
Nguyên nhân:
– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.
Thực trạng:
– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
C4.
Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:
+ Tài nguyên sinh vât
+Tài nguyên phi sinh vật
+ Tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên giao thông vận tải
vị trí :
rộng khoảng `4,5` triệu `km^2` , gồm hai bộ phận :
đất liền mang tên bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo được gọi là quần đảo Mã Lai
-Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương
-Hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp
-Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống
Câu 1:
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :
-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.
-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.
*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).
-Đắp đê ngăn lũ.
-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..
Câu 2:
Đặc điểm chung của biển Đông:
-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.
+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.
-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.
-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.
-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.
-Độ muối của biển Đông là 30-33%.
Câu 3: Ý nghĩa vị trí:
-Tự nhiên:
+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.
+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.
+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.
+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.
+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.
+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)
-Kinh tế:
+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.
+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.
-Văn hóa-xã hội:
+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 4:
*Giống nhau:
-Đều có các khối núi trên 2000m.
-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.
-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)
*Khác nhau:
Tây Bắc | Đông Bắc | |
Độ cao |
-Cao hơn Đông Bắc. -Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế. -Cao trung bình >1000m. -Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta. |
-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m. -Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti. |
Hướng núi-Hướng sông |
-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam. -Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. |
-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung. -Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung. |
Hình thái | -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. | -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải |
Địa hình
- Châu Á có nhiều hệ thống núi (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai...), sơn nguyên cao, đồ sộ (Tây Tạng,
I-ran...) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung...).
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:
+ Đông - tây hoặc gần đông - tây
+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam →Làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao
phủ quanh năm.
Khoáng sản
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
- Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như
đồng, thiếc,...
* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.
+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.