Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng : "Bài thơ biểu hiện triết lý thầm kín. Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời." Bằng những hiểu biết của mình về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt, hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1- Giải thích ý kiến: Đây là một ý kiến xác đáng, đã khái quát được chủ đề tư tưởng sâu sắc của bài thơ Bếp lửa mà Bằng Việt muốn gửi gắm: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
– Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người. Nó là thứ ánh sáng bất diệt
– Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người. Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần.
2- Phân tích bài thơ Bếp lửa để chứng minh cho ý kiến: Việc phân tích bài thơ phải hướng vào, làm nổi bật chủ đề tư tưởng như lời nhận định, để thấy rằng lời nhận định mà đề bài nêu ra là đúng.
* Khái quát:
– Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa: bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc.
– Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp. => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ.
* Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa. Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân, là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu.
* Sức tỏa sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:
– Hình ảnh bếp lửa tỏa sáng có thể hiểu với cả hai nghĩa:
+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thử thách của cuộc sống…
(phân tích, chứng minh)
– Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)…
( phân tích, chứng minh)
* Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời:
( hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây:
– Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi…, trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp… Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu…
( lấy dẫn chững thơ và phân tích. Chú ý đi sâu vào đoạn thơ:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
………………………………………….
Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa! )
– Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với những điều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu
(Phân tích 4 câu thơ kết bài để làm rõ điều này)
* Liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (hoặc những bài thơ mà b biết):
Bài thơ Tiềng gà trưa cũng ghi lại những cảm xúc của người cháu khi hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, với đàn gà bà nuôi. Hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, yêu thương cháu hết mực, rồi hình ảnh những chú gà mái, ổ trứng hồng…, tất cả đều là những hình ảnh giản dị, nhưng lại đem đến cho cháu niềm hạnh phúc, để khi cháu trưởng thành, khi cháu đã là một người chiến sĩ thì những hình ảnh ấy vẫn là điểm tựa tinh thần, là động lực thôi thúc cháu chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước…)
* có thể liên hệ từ thực tế cuộc sống, từ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề này, từ đó khái quát được ý nghĩa: mỗi chúng ta cần biết trân trọng ân tình với quá khứ, với quê hương và với những người thân yêu, biết trân trọng những điều bình thường giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta.
1- Giải thích ý kiến: Đây là một ý kiến xác đáng, đã khái quát được chủ đề tư tưởng sâu sắc của bài thơ Bếp lửa mà Bằng Việt muốn gửi gắm: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
- Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người. Nó là thứ ánh sáng bất diệt
- Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người. Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần.
2- Phân tích bài thơ Bếp lửa để chứng minh cho ý kiến: Việc phân tích bài thơ phải hướng vào, làm nổi bật chủ đề tư tưởng như lời nhận định, để thấy rằng lời nhận định mà đề bài nêu ra là đúng.
* Khái quát:
- Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa: bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc.
- Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp. => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ.
* Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa. Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân, là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu.
* Sức tỏa sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:
- Hình ảnh bếp lửa tỏa sáng có thể hiểu với cả hai nghĩa:
+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thử thách của cuộc sống...
( phân tích, chứng minh)
- Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)...
(phân tích, chứng minh)
* Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời:
(HS hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây:
- Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi..., trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp... Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu...
( lấy dẫn chững thơ và phân tích. Chú ý đi sâu vào đoạn thơ:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
.................................................
Ôi kì là và thiêng liêng - bếp lửa! )
- Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với những điều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu
(Phân tích 4 câu thơ kết bài để làm rõ điều này)
* Liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (hoặc những bài thơ đã biết):
Bài thơ Tiềng gà trưa cũng ghi lại những cảm xúc của người cháu khi hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, với đàn gà bà nuôi. Hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, yêu thương cháu hết mực, rồi hình ảnh những chú gà mái, ổ trứng hồng..., tất cả đều là những hình ảnh giản dị, nhưng lại đem đến cho cháu niềm hạnh phúc, để khi cháu trưởng thành, khi cháu đã là một người chiến sĩ thì những hình ảnh ấy vẫn là điểm tựa tinh thần, là động lực thôi thúc cháu chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước...)
Em tham khảo nhé !
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thật ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ "Bếp lửa". Bài thơ được viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nước.
Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.
Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngôn từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ quá khứ được tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lửa trong bài thơ: Lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.
Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh "chờn vờn sương sớm" thật sống động, gợi lên ngọn lửa không định hình khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những gì đã qua, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy "ấp iu" bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợi lên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ "một bếp lửa" được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tượng xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ "thương" và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi "biết mấy nắng mưa". Hai chữ "nắng mưa" không chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!
Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ.
"Lên bốn tuổi.…
...còn cay!"
Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thường sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn của nạn đói năm 1945. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", "bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy". Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất vả gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình. "Mùi khói" rồi lại "khói hun nhèm", có thể nói nhà thơ đã chọn được mỗi chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. Hình ảnh "khói hun nhèm mắt" cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ. Câu thơ "nghĩ lại .... cay" tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói ... mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.
Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh.
"Tám năm ròng.…
...trên những cánh đồng xa."
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong 1 câu chuyện cổ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân vật cụ thể. Nếu trong hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là "tiếng tu hú". Lúc mơ hồ, vắng lặng "trên những cánh đồng xa"., lúc gần gũi, nghẹn ngào "sao mà tha thiết thế", tiếng tu hú như than thở, sẻ chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú, một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, Bằng Việt quả là có 1 tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.
Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ "bà" được lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" sóng đôi gợi sắc điệu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc loài chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà không đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nỗi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thương yêu, xót xa của nhà thơ trước nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.
Tham khảo!
Em tán thành vì bài thơ gợi cho em suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ là những vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, dù gian khó nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
Tham khảo
Em tán thành với ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Vì bài thơ đã làm nổi bật được hình ảnh những con người bất khuất kiên cường, luôn lạc quan và đặt trọn niềm tin ở tương lai tươi sáng
“Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả và thiêng liêng về chiến sĩ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp”. Bởi, bài thơ đã khép lại nhưng hình ảnh người lính với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng tinh thần chiến đấu kiên cường trong điều kiện vật chất thiếu thốn, gian khổ đã trở thành bức tượng đài về lòng quả cảm, bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt, khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được. Đó là những năm đau thương chứng kiến những con người cao cả kiên cường, những người lính dũng cảm bất khuất. Họ không khô khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu, tràn đầy lòng hy sinh, với tình đồng đội trong sáng, thân ái.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lờia)
Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.b)
"Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.
Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam
c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
d)
"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
e)
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Tham khảo!
Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.
Giải thích lời nhận định:
+ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút… gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.
- Chứng minh nhận định:
+ Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương… Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng)
+Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu…(Dẫn chứng)
+ Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ…(Dẫn chứng)
+ Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.
- Đánh giá khái quát:
+Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp…
+Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.
+Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
Cảm ơn a ~