K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em hãy phân tích các nhân tố tiếp trong đoạn hội thoại trên ( nhân vật giao tiếp ,hoàn cảnh giao tiếp ,nội dung giao tiếp ,mục đích giao tiếp ) Đăm Săn (Nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không? Chàng gõ vào một nhà. Dân trong làng -Không đi sao được ! Tù trưởng chúng tôi đã chết ,lúa của chúng tôi đã mục...
Đọc tiếp

Em hãy phân tích các nhân tố tiếp trong đoạn hội thoại trên ( nhân vật giao tiếp ,hoàn cảnh giao tiếp ,nội dung giao tiếp ,mục đích giao tiếp ) Đăm Săn (Nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không? Chàng gõ vào một nhà. Dân trong làng -Không đi sao được ! Tù trưởng chúng tôi đã chết ,lúa của chúng tôi đã mục ,chúng tôi còn ở với ai ? Đăm Săn gõ vào ngạch ,đập vào phên tất cả các nhà trong làng. Dân làng_Không đi sao được !Nhưng bác ơi ,xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã. Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng. Đăm Săn_Ơ tất cả dân làng này ,các ngươi có đi với ta không ? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục.Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa !Ai giữ voi hãy đi bắt voi ! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về ! Dân làng _ Không đi sao được ! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu ,phía nam đã mọc cả hoang ,người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn_ Ơ nghìn chim sẻ ,ơ vạn chim ngôi ! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng tôi ra về nào !Đàn người đông như bầy cà tong ,đặc như bầy thiêu thân ,ùn ùn như kiến như mối .Bà con xem,thế là Đăm Săn này càng thêm giàu có,chiếng lắm la nhiều .Tôi tới mang của cải về nhiều như ong di chuyển nước ,như vò vẽ di chuyển hoa ,như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước ."

1
25 tháng 9 2021

Ai chỉ tui với

15 tháng 9 2021

các yếu tố nào dãy

 

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2 – 4Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2 – 4

Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?

Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!

Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về!

Tôi tớ của Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choản. Cuối làng cà ớt mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi!

Đăm Săn: - Đi thôi! Bây giờ phải trở về bến nước của ta.

Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên?

A. Đăm Săn

B. Mtao Mxây

C. Dân làng Mtao Mxây

D. Tôi tớ của Mtao Mxây

1
30 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

21 tháng 3 2019

Bài ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

    + Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.

    + Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.

Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

20 tháng 4 2019

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.

“Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxay) – ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tối tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?Chàng gõ vào một nhà.Dân trong nhà – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng.Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.Đăm Săn lại gõ vào...
Đọc tiếp

“Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxay) – ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tối tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?

Chàng gõ vào một nhà.

Dân trong nhà – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?

Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng.

Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.

Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng.

Đăm Săn – Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữa trâu hãy đi lùa trâu về!

Dân làng – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!

Đăm Săn - Ở nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!

Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn này càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

Họ đến bãi ngoài làng rồi vào làng.”

(Trích “Chiến thắng Mtao – Mxây” – SGK Ngữ Văn 10. Tập 1 trang 35)

Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích trên.

0
29 tháng 3 2019

a. Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.

Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn...
Đọc tiếp
Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!
Dân làng: – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn: – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất vả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào! (Chiến thắng Mtao Mxây)
1
25 tháng 10 2018

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có sự hô đáp, luân phiên giữa người nói người nghe

   + Tính chất điệp ngữ, điệp từ phổ biến trong sử thi: ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về/ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

   + Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

   + Cách nói ví von, gắn chặt với sự vật, hoạt động trong đời sống thường ngày

   + Đoạn sử thi có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn về phong cách sinh hoạt.