hãy chỉ ra cái đứng vá cái hay của sự so sánh trong câu thơ sau:
bà như quả ngọt chín rồi
càng thêm tuổi tác càng thêm lòng vàng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bà như quả ngọt chính rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng
Tác giả đã rất thành công việc tu từ so sánh. "Bà như quả ngọt chín rồi": bà đã sống lâu, có tuổi cao, có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết về giá trị trong cuộc sống cũng giống như quả, quả chín đã đạt đến trình độ già dặn, có giá trị cao. Hình ảnh so sánh "quả ngọt chín rồi" rất hay và gợi cảm vì nó đúng với ý nghĩa của bà. Bà có tấm lòng đáng quý cho cuộc đời này, thật có giá trị, đáng nâng niu và trân trọng.
a) Cái đúng của sự so sánh ở câu thơ trên vì “trẻ em” giống như “búp trên cành”- đều là những sự vật còn tươi non, đang phát triển. Hay là vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh (búp trên cành) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “trẻ em”: tác giả muốn nói trẻ em luôn đầy sức sống, non tơ, chứa chan niềm hy vọng…
c) Cái đúng của sự so sánh ở câu thơ “Bà như quả ngọt chín rồi, Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng” vì: “bà” sống đã lâu, tuổi đã cao, giống như “quả ngọt chín rồi”- đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao. Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh (quả ngọt chín rồi) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “bà”: có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng…
Cái hay của sự việc sử dụng biện pháp so sánh trong 2 câu thơ trên là nó giúp em nhìn thấy hình ảnh của 1 người bà hiền hậu, bà đã già nên mái tóc bà bạc trắng, bồng bềnh tựa nhu những đám mây. Bà rất yêu thương cháu của mình, những câu chuyện của bà kể không bao giờ hết, nó vẫn sẽ luôn là thứ mà ta ghi nhớ những hồi còn bé, khi còn bà ở bên gợi cho những người cháu nhớ đến cảm giác ấm áp bên cạnh bà của mình. Ở hiện tại hay ở tương lai thì chúng ta hãy yêu quý và kính trọng bà của mình để sau này không phải hối tiếc
Biện pháp tu từ :
+) So sánh : Bà với quả ngọt đã chín rồi
=> TD : gợi tuổi tác của bà : tuổi bà đã cao , bà đã sống lâu , có nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời.Đồng thời , gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “bà”: có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời của mỗi chúng ta ( chăm sóc , nâng niu , yêu thương ta hết mực) , đáng nâng niu và trân trọng.
- so sánh : người bà như "quả ngọt" càng thêm tuổi tác càng nhiều kinh nghiệm,vốn sống => thể hiện sự quý trọng đối với người bà
Hai câu thơ “Bà như quả ngọt chín rồi/ Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng" ý nói tình cảm của bà giống như trái chín, càng thêm thời gian thì càng ngọt ngào.
Chọn B.
Tác dụng của phép tu từ trong những câu thơ trên là:
phép tu từ so sánh .
so sánh bà như quả chín là nói lên sức khỏe bà ngày càng yếu như quả đã chín không biết chừng nào sẽ rụng . Người cháu rất lo cho sức khỏe bà , khi tuổii bà ngày càng cao.
" Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng thêm lòng vàng. "
=> Cái đúng và cái hay của sự so sánh trong câu thơ trên là : " bà " đã sống lâu, tuổi đã cao, giống như " quả ngọt chín rồi " - đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao. Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh ( quả ngọt chín rồi ) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về " bà ": có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng, ...