K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: - Đã đành là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

- Đã đành là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười bảo:

- Được ạ! Tôi lo liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật nào? "Nó" được nhắc đến ở đây là ai?

Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn trích và phân tích cấu tạo ngữ pháp.

Câu 3: Nhân vật "lão" muốn gửi ông giáo vật gì? Tại sao nhân vật này lại phải gửi ông giáo giữ hộ? Qua những việc làm của nhân vật, em hiểu được tình cảm mà lão dành cho con như thế nào?

Câu 4: Việc ông giáo nhận lời giữ hộ cho thấy ông giáo là một người như thế nào? Cách ứng xử ấy gợi cho em nhớ tới nhân vật nào trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henry?

Câu 5: Tình cảm mà nhận vật "lão" dành cho con khiến người đọc vô cùng cảm động. Hãy ghi lại cảm nhận của em về điều này bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ và một câu ghép. (Gạch chạn và chú thích rõ)

Câu 6: Kể tên một tác phẩm (trong chương trình ngữ văn 8) cũng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Ghi rõ tên tác giả.

Phần II:

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Đóng vai nhân vật cô bé bán diêm kể cho bà nghe những gì đã xảy ra khi em đi bán diêm trong đêm giao thừa.

Đề 2: Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Nam Cao và truyện ngắn "Lão Hạc".

Các bạn giúp mình làm trong ngày hôm nay nhé. Mình cảm ơn ạ.

1
4 tháng 12 2018

Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật ông giáo và lão Hạc

"Nó" được nhắc đến ở đây là con trai lão Hạc

Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa : dùng để đánh dấu lời đối thoại

1 câu ghép là:

Ông giáo/ có nghĩ cái tình tôi //già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

cụm C-V: Ông giáo là (chủ ngữ ),có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi (vị ngữ)

cụm C-V nhỏ: tôi (chủ ngữ ), già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi(vị ngữ)

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.

Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích trên và cho biết tác giả là ai?

Câu 2: Tại sao em bé lại không được đón giao thừa ở nhà? Qua đó em hiểu được gì về hoàn cảnh của cô bé?

Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu ghép sau và cho biết phương tiện liên kết và quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó:

"Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà."

Câu 4: Việc tác giả miêu tả ngôi nhà năm xưa và hiện tại của cô bé đã sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 5: Bằng hiểu biết về tác phẩm, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảnh của cô bé bán diêm bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu theo cách trình bày diễn dịch.

Phần II: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?".

Câu 1: Đoạn truyện trên kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì về nhân vật có lời kể trên?

Câu 2: Lời kể trong đoạn trích sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một thán từ và một câu ghép có trong đoạn trích.

Câu 4: Nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng tốt đẹp. Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm mà nhân vật này dành cho con chó Vàng bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu, trình bày theo cách diễn dịch.

1
4 tháng 12 2018

Phần 1:

1)

1. Tác giả:

  • An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn. Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông (Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,... ) cũng luôn được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam) hoan nghênh nhiệt liệt.
  • Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống.

2. Tác phẩm:

  • Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
  • 2)
  • Gia cảnh của cô bé bán diêm.
    • Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)
    • Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt và những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha.
  • Cảnh bán diêm của cô bé.
    • Thời gian: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
    • Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
    • Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em. Em ngồi co ro trong góc tường tối tăm, gió rét căm căm
  • Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé :
    • Quá khứ - hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).
    • Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
    • Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.
  • ==> Giữa hoàn cảnh đáng thương trong đêm giao thừa nhưng cô bé vẫn mơ về một Nô-en được trang hoàng rực rỡ, có người thân bên cạnh. Điều đó càng làm sáng lên ước mơ trẻ thơ trong tâm hồn ngây thơ của em.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Chồng đành rút xuống lần nữa:- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!Lúc này vợ mới bò lăn ra cười:- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)a. Theo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chồng đành rút xuống lần nữa:

- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

Lúc này vợ mới bò lăn ra cười:

- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

a. Theo em, câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em nhận xét như vậy?

b. Cho biết sắc thái nghĩa của các từ “ừ”, “nhé” trong đoạn trích. Trong giao tiếp, em có thể sử dụng các từ này với những đối tượng nào, trong những tình huống nào?

1
16 tháng 9 2023

a.

- Là câu hỏi tu từ.

- Căn cứ: không nhằm mục đích để hỏi mà thể bộc lộ thái độ, tình cảm, suy nghĩ.

b.

- Sắc thái nghĩa: thể hiện sự đồng ý, chấp nhận.

- Có thể sử dụng các từ này với những người bạn, người nhỏ tuổi hơn, trong những tình huống chấp nhận, đồng ý với một ý nào đó hoặc trong lúc nhờ vả, cầu khiến.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta .Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.a) Chỉ ra phép liên kết chủ yếu trong đoạn văn b)...
Đọc tiếp

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta .Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.

a) Chỉ ra phép liên kết chủ yếu trong đoạn văn 

b) Tác giả đã sử dụng biện phát nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu ''Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước'' với hai động từ lướt qua ... và nhấn chìm ...,

tác giả đã khảng định điều gì trong lòng yêu nước ? sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử oanh liệt của dân tộc 

c) Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: ''Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.

help me 

0
Chào các bạn, mình gia nhập members đã lâu nhưng trước giờ chỉ toàn đọc ké thôi, chưa đăng bài bao giờ, hôm nay được nghỉ học và cảm xúc chợt ập đến thôi thúc mình phải viết câu chuyện này ra…mình phải Viết ngay và luôn, bây giờ tay mình vẫn còn run khi nhớ lại sự việc ngày ấy…📷Mình là một đứa cực sợ ma, nhưng lại rất tò mò hóng chuyện...
Đọc tiếp

Chào các bạn, mình gia nhập members đã lâu nhưng trước giờ chỉ toàn đọc ké thôi, chưa đăng bài bao giờ, hôm nay được nghỉ học và cảm xúc chợt ập đến thôi thúc mình phải viết câu chuyện này ra…mình phải Viết ngay và luôn, bây giờ tay mình vẫn còn run khi nhớ lại sự việc ngày ấy…

📷

Mình là một đứa cực sợ ma, nhưng lại rất tò mò hóng chuyện và chỉ duy nhất câu chuyện này ám ảnh mình suốt mấy năm liền sau đó.

Chuyện là trong xóm mình có một bà tên Lành, sống chung với một đứa xon bị tâm thần nhẹ, bà Lành phải trồng rau , nuôi gà, nhặt trứng gà để mang ra chợ bán lấy tiền trang trải cuộc sống khó khăn khi bà đã ngoài sáu mươi mà phải nuôi thêm một đứa con không bình thường, thế nhưng bà Lành rất thương yêu đứa con, mỗi khi nó bị đám trẻ con bắt nạt bà lại vác gậy đuổi đánh.

Thằng con bà Lành khi bình thường thì không sao, nhưng những lúc lên cơn vào giữa đêm, nó lại rên nhặng xị lên làm cả xóm không tài nào ngủ được. Mà tiếng rên của nó nghe rất đáng sợ, nghe vào giữa đêm thì da gà da vịt nổi hết cả lên.Ban đầu hàng xóm phàn nàn ghê lắm, nhưng thấy hoàn cảnh bà tội nghiệp nên họ đành bỏ qua.

Nhưng đến một sáng nọ, mới khoảng tinh mơ thôi, mọi người nghe thấy tiếng rú lanh lảnh của bà Lành. Bà con làng trên xóm dưới chạy vào nhà xem bà gặp chuyện gì. Thì ra vào giữa đêm, đứa con đã tháo dây cột chân bà Lành cột mỗi đêm đi đâu mất, thế là bà Lành cũng cả xóm chia nhau đi tìm, nhưng đã tìm khắp mọi nơi nhưng không ai thấy nó đâu cả. Mọi người kháo nhau có thể nó đi ra khỏi xóm rôì, chắc phải báo công an huyện tìm giúp.

Bỗng tự dưng mặt bà Lành tái xám đi khi mắt nhìn ra phía cái giếng nhỏ sau nhà, khi thấy sợi dây treo cái gàu múc nước bị kéo căng xuống, bà đứng dậy không nói tiếng nào đi từ từ ra chỗ cái giếng sâu đen ngòm. Mọi người thấy vậy thi cũng biết có chuyên chẳng lành, mấy người khỏe mạnh hè nhau kéo sợi dây lên, một lát sau, cái xác tím ngắt của đứa con đầu tóc rũ rượi, da tím ngắt được kéo lên cùng với cái gàu nước, bà Lành ngất xỉu tại chỗ, lúc đó có mặt mẹ mình nữa , mẹ kể lại lúc đó chỉ có đàn ông gan dạ mới đứng lại còn phụ nữ trẻ con la hét bỏ chạy hết.
Sau đó, hàng xóm xung quanh thương bà Lành nên quyên góp lo ma chay giúp đỡ.Nhưng sau khi đứa con được chộn không bao lâu, người ta phát hiện xác bà Lành treo cổ, gió thổi đung đưa trên cành ổi sau vừơn nhà.

Trong một khoảng thời gian xảy ra hai cái chết nên trong xóm lúc đó không khí rất u ám, căn nhà bà Lành bỏ hoang không ai dám bén mảng đến, trở thành nơi ở của đám mèo.Một vài gia đình ở gần đó đã chuyển đi nơi khác sống. Còn những gia đình ở lại, họ bảo rằng ban đêm lâu lâu lại nghe thấy cái tiếng rên đó, tiếng rên ám ảnh như phụ nữ không lẫn vào đâu được. Căn nhà bà Lành giờ đã bị đập bỏ do quy hoạch, và có những người mới dọn đến ở, câu chuyện đó giờ cũng ít người nhắc đến nữa, và cũng không ai muốn nhắc đến vì sự u ám của nó, chắc chắn nó sẽ ám vào tâm trí của những người từng chứng kiến mãi về sau.

0
I/ Đọc- hiểu (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng ruộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.” (Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi) Câu 1: (0,5 điểm): Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên? Câu 2: (0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên? Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Câu 4: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả? II/ Tập làm văn (7,0 điểm): Tả về một người em yêu quý nhất.

0
5 tháng 10 2016

Đó là những bạn có những câu hỏi y chan câu đó, vì vậy nên nó hiện lại để các bạn khác tham khảo. 

13 tháng 3 2016

đúng,mình cũng bị như thế,

13 tháng 3 2016

Vì những bài đó Olm chưa kiểm duyệt hoặc chưa có sự đồng ý của Olm

1 tháng 4 2019

ko biết làm

1 tháng 4 2019

+ “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một nghệ thuật lớn, có giá trị (Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ …).

+ “là một tác phẩm chung cho cả loài người” nó vừa có tính dân tộc, tính nhân loại và thấm nhuần tinh thần nhân đạo. Nhà văn phải phấn đấu cho lí tưởng nhân đạo.

+ “Nó phải chứa đựng … cho người gần người hơn”, nói lên bằng tất cả sức mạnh nghệ thuật của nó những gì liên quan tới vận mệnh loài người, thể hiện “nỗi đau nhân tình” cũng như niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn vươn tới một cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp.

+ Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị … phải … phải là … Nó … vừa … vừa … Nó …. Nó …” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính.