K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn...
Đọc tiếp

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (3,5 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn sau:

Chợ nổi Cà Mau

Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.

Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.

Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà…

Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.

Theo NGUYỄN NGỌC TƯ

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

1/ Chợ họp vào lúc nào trong ngày? (0,5đ)

a/ Vào buổi chiều.

b/ Vào lúc bình minh lên.

c/ Vào buổi trưa.

d/ Vào tất cả các buổi trong ngày.

2/ Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu? (0,5đ)

a/ Họp trên bờ sông.

b/ Họp trên ghe, ở giữa sông.

c/ Họp ở siêu thị trên bờ sông.

d/ Họp trên ghe, ở giữa biển.

3/ Người đi chợ mua bán những gì? (0,5đ)

a/ rau, trái cây.

b/ hoa, rau, trái cây.

c/ rau, quả, gà vịt, tôm cá.

d/ tất cả các mặt hàng.

4/ Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? (0,25đ)

a/ Để trang trí ghe cho đẹp.

b/ Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng.

c/ Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi phải tất bật bày biện.

d/ Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ ngủ vùi, ngủ nướng.

5/ Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0,25đ)

a/ Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.

b/ Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.

c/ Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.

6/ Đoạn 2 của bài văn tả cảnh gì? (0,25đ)

a/ Tả cảnh sông nước Cà Mau.

b/ Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sáng mai.

c/ Tả những dãy thuyền ghe trên sông Gành Hào.

7/ Câu đầu đoạn 2,3 có tác dụng gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? (0,25đ)

a/ Chỉ có tác dụng mở đoạn.

b/ Chỉ có tác dụng liên kết các đoạn.

c/ Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và liên kết các đoạn.

8/ Hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

9/ Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

1
4 tháng 11 2018

2.2 .

1) . b

2) . b

3) . d

4) . b

5) . b

6) . b

7 ) . c

8 ) . giang sơn , sơn hà

9 ) . Mọi người đang bàn về buổi văn nghệ ngày 20 tháng 11 .

       Chiếc bàn mẹ mới mua cho em được làm bằng gỗ lim rất đẹp .

# Love yourself #

  BÀI THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………….. Lớp: ……………. A. Đọc: I. Đọc tiếng (6 điểm) Học sinh bốc thăm đọc (đọc thuộc lòng) một trong các bài sau: Trường em; Tặng cháu; Cái nhãn vở; Bàn tay mẹ; Cái bống; Hoa ngọc lan; Ai dậy sớm; Mưu chú sẻ. II. Đọc hiểu (4 điểm) Bài: Hoa ngọc lan (Sách Tiếng Việt lớp 1 – Tập 2, trang 64) 1. Đánh dấu X vào ô trống...
Đọc tiếp

 

BÀI THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

Họ và tên học sinh: ………………………………………………………………..

Lớp: …………….

A. Đọc:

I. Đọc tiếng (6 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc (đọc thuộc lòng) một trong các bài sau: Trường em; Tặng cháu; Cái nhãn vở; Bàn tay mẹ; Cái bống; Hoa ngọc lan; Ai dậy sớm; Mưu chú sẻ.

II. Đọc hiểu (4 điểm)

Bài: Hoa ngọc lan (Sách Tiếng Việt lớp 1 – Tập 2, trang 64)

1. Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Nụ hoa lan màu gì?

Bạc trắng trắng ngần xanh thẫm

2. Trả lời câu hỏi sau:

Hương hoa lan thơm như thế nào?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Viết tiếng trong bài:

Có vần ắp: …………………………………………………………

4. Viết câu chứa tiếng có vần ăm hoặc vần ắp:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

B. Viết: (10 điểm)

1. Nghe viết (8 điểm): Bài Cái nhãn vở.

(Từ đầu đến … vào nhãn vở.)

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Bài tập: (2 điểm)

a. Điền vần ăm hoặc ắp:

Ch….. học; s…… sửa; s…… xếp; ngăn n……

b. Điền chữ: ch hay tr:

……ung thu; chong ……óng; ……ường học; ……ống gậy.

5
28 tháng 2 2023

?

2 tháng 3 2023

cái j vậi

6 tháng 11 2019

Hướng dẫn cho điểm:

- HS đọc đúng, to, rõ ràng, đọc diễn cảm, tốc độ theo đúng yêu cầu (6 điểm)

- HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ theo đúng yêu cầu (5 điểm)

- HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (4 điểm)

- HS đọc đúng, tốc độ chậm (3 điểm)

- HS đọc còn đánh vần nhẩm (2 điểm)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 11 2023

- Học sinh đọc đoạn thơ và bài thơ thuộc lòng.

- Đọc trôi chảy, rõ ràng, đúng cảm xúc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

- Học sinh đọc đoạn văn, đoạn thơ theo hướng dẫn của giáo viên khoảng 60-65 tiếng.

- Chú ý đọc rõ ràng, đúng phát âm.

                                                ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I                                                         MÔN: NGỮ VĂN 7                                                      NĂM HỌC: 2021 -2022Câu 1: ( 7 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:                                                   “ Làng tôi có lũy tre xanh                                           Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng                   ...
Đọc tiếp

                                                ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

                                                         MÔN: NGỮ VĂN 7

                                                      NĂM HỌC: 2021 -2022

Câu 1: ( 7 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

                                                   “ Làng tôi có lũy tre xanh

                                           Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng

                                                     Bên bờ vải nhãn hai hàng,

                                           Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng”.

                                                                                                 Ca dao

a, Em hãy cho biết nội dung của bài ca dao trên. (1đ)

b, Hãy tìm một từ láy và đặt câu với từ láy vừa tìm được có trong 2 câu sau: (1,5đ)

                                            “Bên bờ vải nhãn hai hàng,

                                    Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng”

c, Em hiểu như thế nào về câu thơ sau: “ Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng” ? ( 1đ)

d, Em thích hình ảnh nào nhất trong bài ca dao trên ? Vì sao ? (1,5đ)

e, Viết đoạn văn ngắn ( 4 - 5 câu) nêu suy nghĩ của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương của mình. ( 2đ)

0
     ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ I                                             Môn Ngữ văn lớp 7I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)     Đọc văn bản sau:                                                   LƯỢM                                                                                                                                            Ngày Huế đổ máuChú Hà Nội về,Tình cờ chú cháu,Gặp nhau Hàng Bè. Chú bé loắt choắt,Cái xắc xinh xinh,Cái chân thoăn...
Đọc tiếp

     ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ I

                                             Môn Ngữ văn lớp 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

     Đọc văn bản sau:

                                                   LƯỢM

                                                                                                                                           

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về,

Tình cờ chú cháu,

Gặp nhau Hàng Bè.

 

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

 

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

 

- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

Ra thế,
Lượm ơi!...

 

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!

 

Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

 

 

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng…

 

Lượm ơi, còn không?

 

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

 

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

 

 

 

                     ( Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, 1994)                              

Lựa chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

A. Thơ tự do.               B. Thơ bốn chữ.            C. Thơ năm chữ.                       D. Thơ lục bát.

Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau:

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

A. Nhân hoá.               B. Hoán dụ.                     C. So sánh.                              D. Ẩn dụ.

Câu 3. Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?

A. Du kích.                 B. Dân công.                     C. Liên lạc.                             D. Bộ đội.

Câu 4. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?

A. Sự hồi hộp, lo lắng.                                          B. Sự bàng hoàng, xót xa

C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ                                     D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

Câu 5. Hình ảnh và công việc của chú bé Lượm trong bài thơ gần giống với nhân vật  nào sau đây?

A. Lê Văn Tám.          B. Võ Thị Sáu.             C. Bế Văn Đàn.                D. Kim Đồng.

Câu 6. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu từ láy?

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,
    Cái chân thoăn thoắt,
        Cái đầu nghênh nghênh,

A. 3.                          B. 4.                              C. 5.                                              D. 6.

Câu 7. Nhân vật Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?

A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

B. Hồn nhiên, vui tươi và siêng năng.

C. Yêu đời, yêu thiên nhiên và con người.

D. Có tính tự lập, biết cống hiến sức mình cho đất nước.

 

Câu 8. Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời kì nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Thời kì kháng chiến chống đế quốc M.

C. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. Sau khi đất nước thống nhất.

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lượm?

Câu 10. Là người đội viên, em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người bạn mà em cho là thân nhất.

0
2 tháng 10 2023

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

4 tháng 10 2023

Em đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾNTRƯỜNG TH – THCS- THPT LÊ THÁNH TÔNG ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN - MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC:  2021- 2022THỜI GIAN LÀM BÀI: 40 PHÚT- NGÀY: 04/9/2021 I-ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)Đọc đoạn trích:                          CHÚNG TA THẤY GÌ KHI ERIKSEN GỤC ĐỔ XUỐNG SÂN?    Thời khắc đó tất cả như nín lặng, hồi hộp đan xen lo lắng, còn tôi nguyện cầu cho một người mình chưa bao giờ...
Đọc tiếp

TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN

TRƯỜNG TH – THCS- THPT LÊ THÁNH TÔNG

 

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN - MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

 HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC:  2021- 2022

THỜI GIAN LÀM BÀI: 40 PHÚT- NGÀY: 04/9/2021

 

I-ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

                          CHÚNG TA THẤY GÌ KHI ERIKSEN GỤC ĐỔ XUỐNG SÂN?

    Thời khắc đó tất cả như nín lặng, hồi hộp đan xen lo lắng, còn tôi nguyện cầu cho một người mình chưa bao giờ gặp vượt qua được thần chết. Quan sát qua truyền hình mới thấy được ý nghĩa thiêng liêng của sinh mệnh. Các cầu thủ Đan Mạch vây quanh không dám nhìn vào đồng đội, giọt nước mắt đã rơi. Họ bảo vệ quyền hình ảnh cho đồng đội, các cầu thủ đối phương và trên khán đài nín lặng, khoé mắt đỏ hoe liên tục chắp tay cầu nguyện.

   Hầu như không có bất kỳ ai tò mò cầm điện thoại lên quay mà tất cả hướng tâm cầu mong Eriksen qua cơn nguy kịch. Có lúc tất cả vỗ tay thật to để tạo “sức mạnh” tinh thần giúp Eriksen thắng được lưỡi hái tử thần. Trên đường đưa đến bệnh viện cấp cứu, cầu thủ đi bên cạnh cầm tấm màn che chắn cho đồng đội bằng tất cả trái tim yêu thương.

    Khi quay trở lại sân, cầu thủ và ban huấn luyện Phần Lan đứng ra giữa sân vỗ tay khích lệ tinh thần cho toàn đội Đan Mạch. Joel Pohjanpalo - cầu thủ Phần Lan lần đầu tiên ghi được bàn thắng ở một kỳ Euro, đó là niềm sung sướng và hạnh phúc vô bờ bến của đời cầu thủ nhưng chỉ chạy một đoạn và khi thấy đồng đội đến ăn mừng, Joel Pohjanpalo ra dấu hiệu không ăn mừng. Ngoài những khoảnh khắc và hành động đó còn rất nhiều hình ảnh khác hướng đến Eriksen, đội tuyển Đức chiếu hình ảnh đứng ngay ngắn hướng lòng về Eriksen, một cầu thủ khác là Lukaku (Bỉ) truyền tình yêu qua ống kính gửi đến Eriksen.

    Những hình ảnh ấy, những khoảnh khắc ấy thật đẹp, thật ý nghĩa. Dù đội tuyển và khán giả của hai bên khi ra trận, họ sẵn sàng làm tất cả để quyết đấu vì màu cờ sắc áo nhưng cũng sẵn sàng bỏ qua tất cả để trao trái tim cho đối thủ bằng hành xử văn minh, giáo dục và truyền đi tình thương một cách thật tuyệt vời

                                                (Theo NLĐ.com.vn/ngày 13/06/2021)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Theo người viết, khi cầu thủ Eriksen (Đan Mạch) đổ gục xuống sân, đồng đội của anh, khán giả trên khán đài theo dõi trận đấu đã làm gì để giúp anh vượt qua lưỡi hái tử thần?

Câu 3. Nêu nhận xét của anh/chị về hành động, cử chỉ của đội Phần Lan, nhất là của Joel Pohjanpalo khi ra dấu cho đồng đội không ăn mừng chiến thắng trong khi lần đầu tiên anh ghi được bàn thắng ở một kỳ Euro.

Câu 4: Bài học sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra được từ đoạn trích trên.

 

 II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

     Từ nội dung trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 từ, trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng.

                  Mik chỉ cần mng làm phần II thôi ạ ko cần mng làm phần I

                                     Cảm ơn mng!!!

 

 

1
15 tháng 9 2021

mình học chung với bn nè

 

ĐỀ 3:                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:                                     ĐƯA CON ĐI HỌC                                                                 Tế Hanh                                  Sáng nay mùa thu sang                                  Cha đưa con đi học                                 ...
Đọc tiếp

ĐỀ 3:

                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

                                     ĐƯA CON ĐI HỌC

                                                                 Tế Hanh

                                  Sáng nay mùa thu sang

                                  Cha đưa con đi học

                                  Sương đọng cỏ bên đường

                                  Nắng lên ngời hạt ngọc

 

                                   Lúa đang thì ngậm sữa

                                  Xanh mướt cao ngập đầu

                                  Con nhìn quanh bỡ ngỡ

                                  Sao chẳng thấy trường đâu?

 

                                    Hương lúa tỏa bao la

                                   Như hương thơm đất nước

                                   Con ơi đi với cha

                                   Trường của con phía trước

                                                                        Thu 1964

                                 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

A. Tự do                                 C. Lục bát

B. Năm chữ                             D. Bốn chữ

Câu 2. Hiện tượng từ ngữ nào sau đây nêu đúng mối quan hệ về nghĩa của từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường"?

A. Hiện tượng đồng âm                   C.  Hiện tượng đồng nghĩa

B. Hiện tượng trái nghĩa                  D. Hiện tượng đa nghĩa

Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

A. Mẹ                                                                     C. Cha

B. Con                                                          D.

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" thuộc cụm từ nào sau đây?

A. Cụm danh từ                    C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ                      D. Cụm chủ vị

Câu 5. Người cha muốn nhắn gởi điều gì với con qua hai câu thơ sau?

                                                    Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

A. Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con.

B. Con hãy luôn luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ. Con luôn phải có thái độ biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

C. Con hãy biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu. Hãy quan tâm, thấu hiểu với những vất vả của cha.

D. Khắc sâu tấm lòng yêu con của cha, đồng thời thể hiện sự tin tưởng, hi vọng ở con.

Câu 6. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng nhất tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa"?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.        

B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.        

C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

Câu 7. Theo em, hình ảnh “ hạt ngọc ” được hiểu là gì?

A. Nắng mùa thu                 C. Hương lúa mùa thu

B. Gió mùa thu                    D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8. Nội dung nào sau đây nói đúng nhất chủ đề của bài thơ?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con.                 

B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.  

C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha.

D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha.

Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha trong bài thơ?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4,0 điểm)

       Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về mẹ.

0