K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2018

Đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ trên những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, có vai trò quan trọng đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ hai, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở những thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Thứ ba, về tầm cỡ kinh tế, so với các quốc gia khác trong khu vực,Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn xác định có trách nhiệm trong việc hoàn thành các cam kết của mình. Việt Nam đã vượt lên nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar trong ASEAN 4 tạo nên một mức mới trong ASEAN. Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với không ít thành công đã đạt được. Việt Nam cũng là quốc gia thoát nghèo nhanh nhất nên dễ thuyết phục nước khác.

Với tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm, kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực cùng các nước ASEAN trong việc thúc đẩy đạt được nhiều kết quả quan trọng.

21 tháng 11 2021

Tham khảo

undefined

25 tháng 11 2021

giàu tài nguyên

chế độ phong kiến suy yếu

vị trí địa lý quan trọng

 

25 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Nguyên nhân

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản. Vì thế rất cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Do:

- Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.

- Các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội.

Quá trình xâm lược

Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Mục c

c) Mở rộng: Nhận xét đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á

- Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á diễn ra liên tục, kéo dài từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX.

- Không có sự tranh chấp giữa các nước chỉ tư bản chủ nghĩa. Trừ Xiêm, giữa thực dân Anh và Pháp.

- Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc tại khu vực Đông Nam Á đồng đều. Khi mỗi nước đế quốc thực dân đều sở hữu cho mình ít nhất một quốc gia thuộc địa.


 

 

28 tháng 2 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện dỉễn biến diện tích và sản lượng mía của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010

b) Năng suất mía của Đông Nam Á qua các năm

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990- 2010:

- Diện tích mía của Đông Nam Á tăng liên tục từ 1560 nghìn ha (năm 1990) lên 2234 nghìn ha (năm 2010), tăng 674 nghìn ha (tăng gấp 1,43 lần), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng mía của Đông Nam Á tăng liên tục từ 96013 nghìn ha (năm 1990) lên 150952 nghìn ha (năm 2010), tăng 54939 nghìn ha (tăng gấp 1,57 lần), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Năng suất mía của Đông Nam Á tăng từ 61,5 tấn/ha (năm 1990) lên 67,7 tấn/ha (năm 2010), tăng 6,2 tấn/ha (tăng gấp 1,10 lần), nhưng tăng không ổn định (dẫn chứng).

- Sản lượng mía có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích mía, còn năng suất mía có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (dẫn chứng).

9 tháng 6 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng cao su của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010

b) Năng suất cao su của Đông Nam Á qua các năm

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990- 2010:

- Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng liên tục từ 5266 nghìn ha (năm 1990) lên 7550 nghìn ha (năm 2010), tăng 2284 nghìn ha (tăng gấp 1,43 lần).

- Sản lượng cao su của Đông Nam Á tăng liên tục từ 4151 nghìn tấn (năm 1990) lên 7719 nghìn tấn (năm 2010), tăng 3568 nghìn tấn (tăng gấp 1,86 lần).

- Năng suất cao su của Đông Nam Á tăng liên tục từ 7,88 tạ/ha (năm 1990) lên 10,22 tạ/ha (năm 2010), tăng 2,34 tạ/ha (tăng gấp 1,30 lần).

- Sản lượng cao su có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích cao su và có tốc độ tăng trưởng tăng chậm nhất là năng suất cao su.

- Diện tích, năng suất và sản lượng cao su tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

1 tháng 2 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện diễn biến dân số và sản lượng lúa của Đông Nam Á gỉaỉ đoạn 1990 – 2010

b) Sản lượng lúa bình quân đầu người của Đông Nam Á

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Dân số của Đông Nam Á tăng liên tục từ 444,3 triệu người (năm 1990) lên 592,5 triệu người (năm 2010), tăng 148,2 triệu người (tăng gấp 1,33 lần).

- Sản lượng lúa của Đông Nam Á tăng liên tục từ 111378 nghìn tn (năm 1990) lên 204305 nghìn tn (năm 2010), tăng 92927 nghìn tn (tăng gấp 1,83 lần).

- Sản lượng lúa bình quân đầu người của Đông Nam Á tăng liên tục từ 250,9 kg/người (năm 1990) lên 344,8 kg/người (năm 2010), tăng 93,9 kg/người (tăng gấp 1,37 lần).

- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là sản lượng lúa bình quân đầu người, còn dân số có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (dẫn chứng).

- Dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Đông Nam Á tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

15 tháng 11 2021

Việc để đất nước rơi vào tay của thực dân phương Tây, là do các quốc gia phong kiến Đông Nam Á không tiến hành duy tân đất nước nhằm đưa đất nước phát triển, không có tầm nhìn cũng như tiến bước theo thời đại, bảo thủ, cố duy trì chiếc ngai vàng phong kiến đang trở nên mục ruỗng. Khi thực dân phương Tây đến “gõ cửa” thì giai cấp cầm quyền các nước này thực hiện phương sách giữ nước bằng việc “đóng cửa”, ngăn chặn người và hàng hóa từ châu Âu đến, hoặc quá thụ động trong việc tìm kiếm chính sách đối phó với mưu toan của thực dân phương Tây. Kết quả là các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay các nước thực dân, biến các nước này thành thuộc địa, trở thành nơi khai thác thị trường và nhân công của riêng mình. Trong tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á buộc phải tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại các cuộc xâm lược để giữ nước, giữ độc lập dân tộc. Cũng vì thế, phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược diễn ra sôi nổi từ khi thực dân châu Âu nổ súng xâm lược.

15 tháng 11 2021

Em cảm ơn