Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
Cả Vũ Nương và Phan Lang đều được cứu sống . Nhưng tại sao chỉ có Phan Lang trở về làng sống còn Vũ Nương thì không thể quay về nhân gian ??
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nghèo khó. Từ "tiên nhân" được Phan Lang nhắc đến chỉ những người là tiên sống dưới trần gian, ám chỉ Vũ Nương.
1, Phan Lang trò chuyện với Vũ NươnG khi ở dưới thủy cung (sau khi đc Linh Phi cứu giúp đưa về động rùa); Tiên nhân: tổ tiên, người đi trước, chỉ phần mộ gđ trên dương gian; Tiên nhân trong câu "nhà cửa tiên nhân..." là nói tới Trương Sinh.
2, sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tối tất phải tìm về có ngày": Niềm thương cảm, xót xa pha chút áy náy của vn.
Câu 2: Vũ Nương không trở về dương gian ở với chồng con mà chỉ có thể về trong chốc lát rồi biến mất là vì:
- Thứ nhất: nàng muốn Trương Sinh lạp đàn giỏi oan rồi mình mới trở về là vì nàng muốn phục hồi lại danh dự, danh tiết của mình, chứng thực cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy của mình.
- Thứ hai: nàng không ở lại là vì cái nghĩa với Linh Phi, người đã giúp nàng thoát chết.
- Thứ ba: hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện cho sự bất công, trọng nam khinh nữ đương thời, nơi mà ở đó - người phụ nữ rất khó để có thể có được hạnh phúc trọn vẹn.
Thảo luận 1
Thứ nhất: đây là kết thúc có hâu của câu chuyện vì Vũ Nương không chết mà được sống sung sướng và cuối cùng cũng được minh oan. Thứ hai: qua đây thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ nói riêng và của người dân nói chung; thái độ công bằng và trân trọng những người phụ nữ trong xã hội cũ. Thứ ba: Đây đồng thời cũng thể hiện ước mơ của nhân dân ta thời đó về những cái kết có hậu cho người tốt và về một xã hội tốt đẹp hơn. Thứ tư: Vũ Nương tuy trở về nhưng không ở lại. Chi tiết này có ý nghĩa nàng muốn đoạn tuyệt với cái thế giới đầy những bất công, phi lí, nàng không còn gì để trong mong ở cuộc sống đó và người chồng đó. Thứ năm: Trương Sinh tuy gặp lại Vũ Nương nhưng cũng không một lời giữ nàng ở lại. Đó cũng thể hiện phần nào bản chất của hắn. Nói chung đây là một câu chuyện có giá trị hiện thực cao, phê phán những hủ tục còn tồn tại. Đây cũng là đề tài thường thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ.
Thảo luận 2
- Đó là sự sáng tạo của tác giả (Trong truyện cổ không có chi tiết này) -Tô đậm màu sắc kì ảo của truyện ( người chết sống lại ...) . Giá trị nhân đạo của tác phẩm Tạm thế thôi nhé
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.
b. Thân bài:
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
- Phẩm hạnh của Vũ Nương:
+ Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)
+ Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ...)
+ Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)
- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
+ Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.
+ Tính cách và cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
+ Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)
- Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
- Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện
3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:
=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)
4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:
5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:
Bởi vì thực chất Vũ Nương đã chết rồi, thế nên Trương mới phải lập đàn. Hơn nữa, Vũ Nương không còn mặt mũi nào để quay về nữa.