miêu tả một đồ vật gắn bó với gđ em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong mỗi gia đình, chiếc phích là một đồ dùng không thể thiếu bởi nó gắn liền với những sinh hoạt thường ngày. Bố em dùng nước nóng chứa trong phích để pha trà tiếp khách, mẹ dùng nước nóng tắm cho em,… Chiếc phích vì thế mà trở nên thân thuộc. Phích nước được làm theo nguyên lí chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận ruột phích và vỏ phích. Vỏ phích được làm bằng sắt hoặc nhựa, được sơn màu đẹp mắt và có in cả tên công ty sản xuất. Để nâng được chiếc phích lên, người ta thiết kế một quai phích gắn vào vỏ. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Vì thế phích giữ được nước nóng lâu lắm. Mỗi ngày mẹ em thường trữ hai ba phích nước để dùng trong ngày. Em thấy có phích để chứa nước nóng rất tiện lợi.
Tham khảo
Trong hộp bút của em có một chiếc bút đã cũ không còn dùng được nữa, nhưng em luôn đem bên mình và giữ gìn cẩn thận. Đó là cây bút cô giáo đã đưa cho em trong một lần để quên bút ở nhà. Cây bút luôn nhắc em nhớ lại một kỉ niệm đẹp về cô giáo cũ của mình. Chuyện là thế này.
Hôm đó, em đến trường như thường ngày. Tiếng trống trường vang lên và chúng em bắt đầu lấy sách vở ra học. Tiết đầu tiên là tiết luyện chữ của cô Lan mà chúng em vẫn rất kính yêu. Cô bắt đầu viết những dòng chữ nắn nót đầu tiên lên bảng. Em tìm trong cặp để lấy hộp bút ra, nhưng tuy nhiên, em không thấy hộp bút của mình đâu. Em lo lắng, luống cuống đến nóng ran hết cả người, tìm mọi ngóc ngách trong cặp đều không thấy hộp bút đâu. Em chắc mẩm chắc chắn hôm qua em đã quên bỏ vào rồi. Nhìn các bạn xung quanh đã viết bài say sưa thì em càng lo lắng hơn. Thấy em không viết bài, cô đi xuống hỏi em. Biết em quên bút, cô lấy bút mực của cô đưa cho em, dịu dàng cười hiền nói:
– Em cứ lấy bút của cô mà dùng tạm.
– Vâng ạ, em cảm ơn cô ạ.
Nhờ chiếc bút máy của cô mà em hoàn thành được bài tập và vở ghi. Chiếc bút máy xinh xinh với màu vàng óng ánh luôn làm em có động lực trong học tập lẫn công việc. Có chiếc bút ở bên cạnh, em luôn thấy được cô cũng như luôn ở bên nhắc nhở em ghi bài sạch đẹp vì nét chữ là nết người. Nhờ chiếc bút ấy của cô, em luôn thấy được động viên, cổ vũ to lớn về mặt tinh thần, cố gắng học cho tốt. Giờ đây, chiếc bút đã hỏng, đã cũ nên em luôn đặt nó ngay ngắn trong hộp bút như 1 lời nhắc nhở, khích lệ động viên học tốt của mình. Nhìn thấy nó, em sẽ luôn nhớ lại nụ cười hiền hậu và tấm lòng bao dung như 1 người mẹ của cô giáo.
Toàn bộ câu chuyện là như thế đấy. Chiếc bút chính là kỷ niệm đẹp thời đi học của em với cô giáo. Em sẽ luôn giữ chiếc bút ở bên mình để tự nhắc phải học tập thật tốt cho xứng với sự giúp đỡ của cô giáo dành cho mình.
chúc bạn học tốt
Trong hộp bút của em có một chiếc bút đã cũ không còn dùng được nữa, nhưng em luôn đem bên mình và giữ gìn cẩn thận. Đó là cây bút cô giáo đã đưa cho em trong một lần để quên bút ở nhà. Cây bút luôn nhắc em nhớ lại một kỉ niệm đẹp về cô giáo cũ của mình. Chuyện là thế này.
Hôm đó, em đến trường như thường ngày. Tiếng trống trường vang lên và chúng em bắt đầu lấy sách vở ra học. Tiết đầu tiên là tiết luyện chữ của cô Lan mà chúng em vẫn rất kính yêu. Cô bắt đầu viết những dòng chữ nắn nót đầu tiên lên bảng. Em tìm trong cặp để lấy hộp bút ra, nhưng tuy nhiên, em không thấy hộp bút của mình đâu. Em lo lắng, luống cuống đến nóng ran hết cả người, tìm mọi ngóc ngách trong cặp đều không thấy hộp bút đâu. Em chắc mẩm chắc chắn hôm qua em đã quên bỏ vào rồi. Nhìn các bạn xung quanh đã viết bài say sưa thì em càng lo lắng hơn. Thấy em không viết bài, cô đi xuống hỏi em. Biết em quên bút, cô lấy bút mực của cô đưa cho em, dịu dàng cười hiền nói:
- Em cứ lấy bút của cô mà dùng tạm.
- Vâng ạ, em cảm ơn cô ạ.
Nhờ chiếc bút máy của cô mà em hoàn thành được bài tập và vở ghi. Chiếc bút máy xinh xinh với màu vàng óng ánh luôn làm em có động lực trong học tập lẫn công việc. Có chiếc bút ở bên cạnh, em luôn thấy được cô cũng như luôn ở bên nhắc nhở em ghi bài sạch đẹp vì nét chữ là nết người. Nhờ chiếc bút ấy của cô, em luôn thấy được động viên, cổ vũ to lớn về mặt tinh thần, cố gắng học cho tốt. Giờ đây, chiếc bút đã hỏng, đã cũ nên em luôn đặt nó ngay ngắn trong hộp bút như 1 lời nhắc nhở, khích lệ động viên học tốt của mình. Nhìn thấy nó, em sẽ luôn nhớ lại nụ cười hiền hậu và tấm lòng bao dung như 1 người mẹ của cô giáo.
Toàn bộ câu chuyện là như thế đấy. Chiếc bút chính là kỷ niệm đẹp thời đi học của em với cô giáo. Em sẽ luôn giữ chiếc bút ở bên mình để tự nhắc phải học tập thật tốt cho xứng với sự giúp đỡ của cô giáo dành cho mình.
hok tốt!!
Được sinh ra và lớn lên từ trong những kỉ niệm với mọi người xung quanh,kỉ niệm vui có,kỉ niệm buồn cũng có nhưng có lẽ rằng đối với em ,kỉ niệm sâu sắc nhất,đem lại cho em ấn tượng về những kí ức không bao giờ mà em có thể quên được đó chính là kỉ niệm về một sự việc của em và cô Nga mà em không thể nào quên được.Em còn nhớ như in vào cái ngày hôm đó,mọi thứ đều rất đẹp đẽ ,những tia nắng ấm áp chiếu rọi khắp nơi trong căn phòng qua các ô cửa sổ nho nhỏ.Những bông hoa mười giờ mà chúng em trồng cũng nở rực rộ,đẹp đến lạ thường.Nhưng trong căn phòng lại ngỗn ngang bao nhiêu niềm cảm xúc ,vui có,buồn có,hi vọng có,...nhưng đối với em -một đứa với lùn lùn ngồi chót sau góc lớp thì đây chắc chắn không phải là chuyện vui vẻ gì.Em nhìn cô trao quà cho từng bạn một ,nhắn nhủ từng lời nói yêu thương,căn dặn tỉ mỉ ,cần thận từng đứa một.Vẫn là cô giáo đã đồng hành cùng em trong suốt 5 năm,vẫn kà gương mặt và nụ cười ấy,vẫn là bộ áo dài màu hồng phần nhàn nhạt có điểm vài cánh hoa sen ấy,thế nhưng hôm nay,nhìn cô ,em lại mang một dòng cảm xúc khác.Em mím chặt môi mà chẳng thể cất lời,chỉ nhìn cô như vậy,trong tay vẫn còn run run cầm lấy món quà mà em đã chuẩn bị từ rất lâu.Đến cuối tiết.tiếng trống đánh mấy hồi,tụi bạn ôm nhau khóc ,rồi thằng Hùng lại ra giáng bà cụ non mà dặn cô dăn đi dặn lại rằng :" Cô không được quên tụi con " ,đến cô nước mắt cũng rưng rưng,gật gật rồi xoa đầu từng đứa một.Nhưng đến tôi thì lại khác ,em rụt rè lấy ra món quà đã chuẩn bị từ rước ,rồi em nói lí nhí ,khác hẳn với em mọi ngày - "con tặng cô,chúc cô công tác và dạy thật tốt" .Cô nhìn em lắc đầu rồi cười cười ,khẽ nói nhỏ rằng cuối buổi ở lại nói chuyện với côVào cuối buổi,cô nắm lấy tay em ,xoa xoa rồi bảo-" Cô biết tính con là kẻ hay rụt rè,ít nói nhất trong lớp.Năm cuối rồi,năm sau cô sẽ không còn ở đây với con nữa mà sẽ là một người khác,nhưng cô hi vọng rằng con sẽ biết mở lòng mình,sẽ hòa nhập cùng với bạn bè cùng trang lứa cũng như cười nhiều hơn nữa ".Lá thu vàng rơi lác đác trên những mặt đường đông người qua lại.Đã 4 năm qua rồi,bây giờ em vũng là một cô bé cuối cấp nhưng là cuối cấp 2.trong lòng em vẫn còn vẫn vương thật nhiều kỉ niệm với cô,vẫn còn hình bòng của cô mãi cô đọng trong tâm trí.
HỌC GIỎI
Hằng ngày, em đến trường bằng chiếc xe đạp cũ của mẹ cho. Tuy là xe cũ nhưng nước sơn màu xanh biển của xe vẫn còn bóng như mới. Hai vành xe và nan hoa trắng sáng, cứ loang loáng khi em đạp xe nhanh. Tay lái của xe được bọc nhựa ở chỗ cầm. Hai sợi dây thắng vòng,chéo nhau ở phía trước đính một nút thắt hình con bướm. Yên xe được thay mới nên rất êm. Xe còn có giỏ phía trước để em đựng cặp khi đi học. Xích xe quay đều kêu rè rè nhưng xe đạp rất nhẹ. Các bạn của em đều thích chiếc xe đạp này. Em rất tự hào đã tự mình đến trường bằng xe đạp, không phiền bố mẹ phải đưa đón.
Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.
Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên . Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.
Nguồn : mạng
Chiếc nón là vật dùng được em yêu thích nhất.
Chiếc nón xinh xinh của em màu lá trắng ngà láng bóng, lá nọ xếp chéo lên lá kia đều đặn được kết nối với nhau bằng những đường tơ trắng. Thân nón hình chóp. Miệng nón tròn vành vạch và loe ra. Giữa nón nổi bật chiếc quai bàng lụa hồng, hai đầu kết hai cái nơ nho nhỏ như hai cánh bướm. Lật nón ra, em đếm được mười sáu vành tròn nhẵn được kết theo khuôn nón với những nút thắt gọn gàng. Giơ nón lên soi qua ánh sáng, dưới lớp lá mỏng, em thấy hiện ra hình ảnh cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ. Nón còn ấp ù trong lòng cả một bài thơ ai đã viết lên. Chóp nón nổi bật một ngôi sao kết bằng chỉ đò. Giữa ngôi sao ây lâp lánh một điểm sáng long lanh như hạt kim cương.
Chiếc nón gắn bó với em như người bạn hiền. Dù di xa hay gần, nón che chở mái đầu, giữ gìn sức khoẻ cho em. Chiếc nón là mái âm khi mưa tuôn, là bóng mát khi nắng hè bỏng cháy. Chiếc nón che nghiêng khuôn mặt, nụ cười khi em muốn dành cho bạn phút giây gặp gỡ bất ngờ. Mỗi khi đi đâu về, nón nằm úp mặt vào tường. Ở đó, nón như nhìn xuống góc học tập của em, lặng lẽ theo dõi em học hành và đợi chờ những lần gặp gỡ.
Em yêu quý những bàn tay khéo léo đã tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của chiếc nón. Chiếc nón lá giản dị đã thắm đượm tình em. Nón đẹp mãi trong lòng em, dù thời gian có nhuộm vàng màu lá.
Một hôm đi chợ cùng ngoại, em thấy người ta bày bán nhiều con heo đất ngộ nghĩnh, rất đẹp. Em trầm trồ: "Heo đất đẹp ghê, ngoại ha.". Ngoại không nói gì, chỉ cười. Không ngờ ngay hôm sau, ngoại mua chú heo đất về, đặt nó nằm trên tủ sách của em. Đi học về, nhìn thấy chú heo đất trên tủ, em reo lên sung sướng, chạy ra nhà sau tìm ngoại để cảm ơn ngoại.
Chú heo đất to bằng cái ấm tích, hình dáng giống chú heo vẽ trong tranh Đông Hồ. Lưng chú heo sơn màu hồng sen, láng bóng. Bụng chú heo để trần màu mộc hồng hồng của đất nung, không tô vẽ gì. Đầu chú heo vẽ tai, mắt bằng mực tàu màu đen. Mũi của chú được làm nhô ra, sơn đỏ ở cả hai lỗ mũi. Hai tai chú heo đất như hai chiếc lá nhú lên. Hai má heo hồng hào như tô phấn. Khuôn mặt chú heo đất thật dễ thương. Với nét vẽ vô cùng biểu cảm của người thợ làm đồ gốm, khuôn mặt chú heo dường như cũng biết vui, biết buồn vậy. Cái thân hình tròn phệ của chú heo đứng vững vàng nhờ bàn chân được nặn bằng phẳng. Đuôi chú heo là một nét vẽ uốn cong rất điệu đàng. Mông chú heo tròn trĩnh. Trên mông trái của chú, người thợ làm đồ gốm đã xẻ một rãnh nhỏ chỉ đủ để xếp tờ giấy bạc nhét vào bụng heo.
Heo đất dùng để đựng tiền tiết kiệm. Ngoại dặn em phải cho heo đất "ăn", không thì heo "đói".Do vậy, mỗi ngày em đều tiết kiệm tiền mẹ cho ăn quà, để cho heo đất "ăn". Chú heo đất, ngoài việc là "ngân hàng tiết kiệm" của em, chú còn là một món đồ chơi để em ngắm nhìn thích mắt. Khuôn mặt chú heo đất xinh xinh, lí lắc và ngô nghê thật đáng yêu. Chú heo đất làm sáng một góc tủ buýp-phê. Em phải giữ gìn chú cẩn thận để chú khỏi vỡ tan. Một năm tiết kiệm bớt tiền quà, em có thể mua sắm dụng cụ học tập, cũng giúp mẹ đỡ tốn nhiều tiền. Như thế, chú heo của em thật đắc dụng.
Em rất cảm động trước món quà của ngoại dành cho em. Chú heo đất chỉ là ý thích cỏn con nhất thời của em. Thế mà ngoại lưu tâm và mua tặng nó cho em. Chú heo đất là tình cảm yêu thương ngọt ngào của ngoại. Em hứa học hành chăm ngoan để ba mẹ vui lòng, cũng là đền đáp tình yêu thương của ngoại dành cho em. Em sẽ giữ gìn chú heo đất cẩn thận và tiết kiệm tiền để tập thói quen chi tiêu hợp lí.
Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.
Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán trong các cửa hang.
Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.
Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!
Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “long mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười dỏ chói trên bảng vở.
Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.
Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.
Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán trong các cửa hang.
Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.
Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!
Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “long mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười dỏ chói trên bảng vở.
Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.
Tham khảo:
Dàn ý tả chiếc cặp sách
1. Mở bài:
Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
2. Thân bài:
- Tả bao quát chiếc cặp sách:
Chiếc cặp có quai đeo
Làm bằng vải da
Hình khối hộp chữ nhật
Màu xanh tươi và xanh thẫm
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Nắp cặp và mặt trước:
Màu xanh tươi có hình trang trí.
Đường viền cặp màu vàng.
Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
Quai da den để xách.
Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
Công dụng của từng ngăn,...
3. Kết bài:
Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
1. Mở bài: Giới thiệu hộp đồ chơi:
Trước ngày sinh nhật một hôm, ông bà nội mua cho em một hộp đồ chơi xếp hình. Đây là món đồ chơi mà bấy lâu em mong ước.
2. Thân bài
a. Tả hộp đồ chơi
- Hộp đồ chơi rất to, hình vuông, ước chừng cao bảy mươi phân.
- Mặt ngoài của hộp vẽ một ngôi nhà mái ngói đỏ tươi nằm trong khu vườn đầy hoa và cây ăn trái.
- Trong hộp có nhiều khối nhựa với nhiều màu sắc và hình thù khác nhau.
- Trong hộp có một cuốn sách hướng dẫn xếp hình và một máy cát sét nhỏ.
b. Tả hình em xếp
- Mẫu hình em chọn dể xếp chính là ngôi biệt thự nằm giữa khu vườn có những luống hoa hồng trồng ngay trước sân nhà.
- Giữa hai luống hoa là một lối đi nhỏ được rải bằng sỏi trắng.
- Trong sân có một hồ cá với hòn non bộ.
- Với bộ đồ xếp này, em xếp dược rất nhiều hình.
3. Kết bài
- Từ khi có bộ đồ xếp, em cảm thấy mình khéo tay hẳn lên.
- Em thầm cảm ơn ông bà nội vì đã tặng cho em một bộ đồ chơi rất ý nghĩa.
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.
Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.
Phía sau mật đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế !
Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo” nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch. có hôm chạy chậm đến nửa tiếng ! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30', em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi ! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé ". Mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.
Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em: "Cố gắng ! Cố gắng !".
Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm ! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc ..."
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.
Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.
Phía sau mật đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế !
Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo” nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch. có hôm chạy chậm đến nửa tiếng ! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30', em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi ! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé ". Mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.
Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em: "Cố gắng ! Cố gắng !".
Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm ! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc ..."