K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2018

a)Biện pháp tu từ nhân hóa. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.

b)-Bienj pháp tu từ: so sánh không ngang bằng: "hơn". Sử dụng từ láy "lồng lộng".

=>+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( hơn), từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.

4 tháng 8 2018

b, so sánh :

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Tác dụng : Miêu tả trạng thái nữa mơ ,nữa tỉnh của anh đội viên lần đầu thức dậy .

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tác dụng :Bác ngồi bên bếp lửa,bóng Bác ấm áp ,gần gũi.

Ý nghĩa: qua hai câu thơ trên,ta thấy tình cảm của Bác đối với anh đội viên ấm áp ,yêu thương.

30 tháng 10 2016

Từ ngàn xưa, người nông dân quanh năm vất vả một nắng hai sương ở ngoài đồng để làm ra củ khoai, hạt lúa nuôi mình và nuôi đời. Gắn bó với họ ngoài thửa ruộng còn có con trâu. Họ coi con trâu là đầu cơ nghiệp, là người bạn chí tình chí nghĩa:


Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.


Bài ca dao đã thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn của người nông dân đối với con trâu – con vật đã giúp họ rất đắc lực trong lao động sản xuất.
Mở đầu bài ca dao là tiếng gọi trìu mến thiết tha:


Trâu ơi ta bảo trâu này,


Người nông dân không chỉ đơn thuần coi trâu là một con vật kéo cày mà còn là người bạn thân thiết. Họ tâm tình, trò chuyện với nó như với một người bạn. Không quý sao được khi con trâu là tài sản lớn. Không thương sao được khi từ sáng sớm cho đến nửa đêm, con trâu luôn làm việc bên cạnh con người. Con trâu gắn bó với người nông dân từ thuở ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Vì vậy, quan hệ giữa người nông dân với con trâu không chỉ là mối quan hệ bình thường giữa người chủ và vật nuôi mà còn là quan hệ bạn bè tình sâu nghĩa nặng.


Ta thử hình dung một buổi sớm mai, người nông dân vai vác cày, tay dắt trâu, vừa đi vừa thủ thỉ: Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cách xưng hô thật dịu dàng, thân mật. Việc cày đồng vất vả, mệt nhọc bởi trên đầu nắng như đổ lửa, dưới chân nước nóng như nung, cả trâu và người cùng chịu. Người thì mồ hôi thánh thót như mưa, trâu thì vươn cổ kéo cày bước đi nặng nề, chậm chạp. Người nông dân ta là thế đấy! Thương mình một, thương trâu mười.

Câu thứ ba và câu thứ tư khẳng định người và trâu gắn bó không rời trong công việc. Ta đây trâu đấy như hình với bóng, cùng làm việc vất vả trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Trâu với người hiểu nhau trong từng cử chỉ, từng công việc.


Người không quản vất vả, trâu cũng chẳng ngại nhọc nhằn. Người hiểu công sức to lớn của trâu trong công việc nhà nông. Trâu là người bạn tốt, làm sao người có thể quên ơn? Mạch cảm xúc của bài ca dao đã phát triển từ sự gắn bó, biết ơn, đến lời hứa hẹn đền ơn:


Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.


Công sức của người và trâu sẽ được đền bù xứng đáng. Cả hai đã cùng làm việc, cùng chịu dầm mưa dãi nắng thì sẽ cùng hưởng thành quả lao động. Người được hưởng những bông lúa vàng, trâu được hưởng những ngọn cỏ non. Cái điều tưởng chừng giản dị ấy lại là lời hứa trước sau như một của con người biết trọng nghĩa tình.

Bài ca dao là tiếng nói tâm tình của người nông dân với con vật gắn bó thân thiết suốt cuộc đời mình. Ngoài ra, bài ca còn thể hiện ước vọng của người nông dân muốn có một cuộc sống no đủ, lòng nhủ lòng cố gắng làm việc để có một vụ mùa bội thu. Những người lao động chân lấm tay bùn nhưng có một tấm lòng đôn hậu, thủy chung đáng quý biết bao!


Ca dao nói về lao động sản xuất phản ánh sinh động cuộc sống vất vả của người nông dân xưa kia. Dù cuộc sống khó khăn cực nhọc nhưng họ vẫn thiết tha với công việc, yêu quý từng tấc đất. Trong lao động, họ không chỉ yêu thương gắn bó với nhau mà còn trân trọng công lao của những con vật hữu ích đả giúp họ trong công việc đồng áng. Đây là một nét tình cảm cao đẹp của người nông dân Việt Nam.

 
3 tháng 12 2021

Tham khảo:

Biện pháp tu từ nhân hóa. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.

 

15 tháng 10 2023

a. Bài ca dao nhắc đến nhân vật con trâu.

b. Từ ngữ cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó: bảo 

c. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.

21 tháng 3 2018

Có 21 tiếng khác nhau : trâu,ơi,ta,bảo,này,ra,ngoài,ruộng,cày,vời,cấy,vốn,nghiệp,nông,gia,đây,đấy,ai,mà,quản,công/

11 tháng 11 2019

- Trả lời : Dùng cặp từ như vậy, người nông dân muốn thể hiện tình cảm thân thiết, hồn nhiên, trong sáng, không phân biệt chủ tớ

(Đây chỉ lak ý kiến riêng của mk thoy nha)

Hok tốt ^^

12 tháng 11 2019

kham khảo

Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

vào thống kê 

hc tốt 

11 tháng 11 2021

Nhân hóa (trâu ơi)

11 tháng 11 2021

Nhân hóa

18 tháng 3 2016

hay thơ hay, thể hiện đúng bản chất nông dân việt nam bây giờ 

18 tháng 3 2016

che tho hay day

17 tháng 10 2018

Lời giải:

Từ "bão" viết sai, sửa lại thành "bảo". 

18 tháng 5 2016

Từ ngàn xưa, người nông dân quanh năm vất vả một nắng hai sương ở ngoài đồng để làm ra củ khoai, hạt lúa nuôi mình và nuôi đời. Gắn bó với họ ngoài thửa ruộng còn có con trâu. Họ coi con trâu là đầu cơ nghiệp, là người bạn chí tình chí nghĩa:


Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.


Bài ca dao đã thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn của người nông dân đối với con trâu – con vật đã giúp họ rất đắc lực trong lao động sản xuất.
Mở đầu bài ca dao là tiếng gọi trìu mến thiết tha:


Trâu ơi ta bảo trâu này,


Người nông dân không chỉ đơn thuần coi trâu là một con vật kéo cày mà còn là người bạn thân thiết. Họ tâm tình, trò chuyện với nó như với một người bạn. Không quý sao được khi con trâu là tài sản lớn. Không thương sao được khi từ sáng sớm cho đến nửa đêm, con trâu luôn làm việc bên cạnh con người. Con trâu gắn bó với người nông dân từ thuở ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Vì vậy, quan hệ giữa người nông dân với con trâu không chỉ là mối quan hệ bình thường giữa người chủ và vật nuôi mà còn là quan hệ bạn bè tình sâu nghĩa nặng.


Ta thử hình dung một buổi sớm mai, người nông dân vai vác cày, tay dắt trâu, vừa đi vừa thủ thỉ: Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cách xưng hô thật dịu dàng, thân mật. Việc cày đồng vất vả, mệt nhọc bởi trên đầu nắng như đổ lửa, dưới chân nước nóng như nung, cả trâu và người cùng chịu. Người thì mồ hôi thánh thót như mưa, trâu thì vươn cổ kéo cày bước đi nặng nề, chậm chạp. Người nông dân ta là thế đấy! Thương mình một, thương trâu mười.

 


Câu thứ ba và câu thứ tư khẳng định người và trâu gắn bó không rời trong công việc. Ta đây trâu đấy như hình với bóng, cùng làm việc vất vả trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Trâu với người hiểu nhau trong từng cử chỉ, từng công việc.


Người không quản vất vả, trâu cũng chẳng ngại nhọc nhằn. Người hiểu công sức to lớn của trâu trong công việc nhà nông. Trâu là người bạn tốt, làm sao người có thể quên ơn? Mạch cảm xúc của bài ca dao đã phát triển từ sự gắn bó, biết ơn, đến lời hứa hẹn đền ơn:


Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.


Công sức của người và trâu sẽ được đền bù xứng đáng. Cả hai đã cùng làm việc, cùng chịu dầm mưa dãi nắng thì sẽ cùng hưởng thành quả lao động. Người được hưởng những bông lúa vàng, trâu được hưởng những ngọn cỏ non. Cái điều tưởng chừng giản dị ấy lại là lời hứa trước sau như một của con người biết trọng nghĩa tình.

Bài ca dao là tiếng nói tâm tình của người nông dân với con vật gắn bó thân thiết suốt cuộc đời mình. Ngoài ra, bài ca còn thể hiện ước vọng của người nông dân muốn có một cuộc sống no đủ, lòng nhủ lòng cố gắng làm việc để có một vụ mùa bội thu. Những người lao động chân lấm tay bùn nhưng có một tấm lòng đôn hậu, thủy chung đáng quý biết bao!


Ca dao nói về lao động sản xuất phản ánh sinh động cuộc sống vất vả của người nông dân xưa kia. Dù cuộc sống khó khăn cực nhọc nhưng họ vẫn thiết tha với công việc, yêu quý từng tấc đất. Trong lao động, họ không chỉ yêu thương gắn bó với nhau mà còn trân trọng công lao của những con vật hữu ích đả giúp họ trong công việc đồng áng. Đây là một nét tình cảm cao đẹp của người nông dân Việt Nam

18 tháng 5 2016

Người dân Việt Nam từ ngàn xưa đến nay vốn giàu tình cảm. Những gì xảy ra hàng ngày xung quanh họ. Thiên nhiên, cuộc sống, công việc được cảm nhận với những cảm xúc sâu sâu ấy đã ngưng đọng lại thành những lời thơ lưu truyền rộng rãi mà ngày nay vẫn được giữ gìn: ca dao. Ca dao là một kho tàng phong phú những kinh nghiệm và cảm xúc của con người Việt Namvề cuộc sống, con người, tình cảm. Trong đó nổi lên một mảng bao gồm những bài ca dao về người lao động và công việc của họ:

Trâu ơi ta bảo trâu này:

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta 

Cấy cày vốn nghiệp nông gia 

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa có bông 

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

 

Bài ca dao ấy là một điển hình của những bài ca dao lao động. Hãy cùng lắng nghe lời ca dao ấy để hiểu thêm về tâm hồn của người dân Việt Nam và những gì người xưa muốn gửi gắm đến chúng ta.

Mở đầu bài ca dao là tiếng gọi của người nông dân:

Trâu ơi ta bảo trâu này. 

Hai tiếng Trâu ơi nghe thật thân thiết, đầy tình cảm. Con trâu trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam vốn là một yếu tố rất quan trọng.

Con trâu là đầu cơ nghiệp.

Nhưng dù vậy, con trâu vẫn chỉ là một con vật trung thành và giúp ích cho con người vậy mà ở đây hai tiếng Trâu ơi kia như xoá đi cái ranh giới chủ tớ giữa người nông dân với con trâu. Tiếng gọi như gọi một người bạn, một người thân và tiếp theo đó là người nhắn nhủ: Ta bảo trâu này. Đọc những lời này, người ta không cảm nhận gì khác hơn là một lời khuyên nhủ, nhắn gửi hết mực chân tình. Người nông dân bảo với trâu:

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Bảo trâu ra ngoài ruộng làm việc, người dân cày không dùng đến mệnh lệnh hoặc đòn roi mà là một lời nói thật chân tình. Nhất là từ với ta đầy thân thiết. Nó thể hiện sự gắn bó của người nông dân với công việc. Trâu cày với ta là sự chia sẻ của người nông dân với con trâu với con trâu trong những công việc cực khổ, nhọc nhằn như việc cày đồng. Nó càng chứng tỏ sự gần gũi giữa người lao động và con trâu, cái cày của họ, như một số câu ca dao khác cũng đã nói đến:

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Câu tiếp theo vẫn là lời khuyên nhủ chân thành của người nông dân:

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây, trâu đấy ai mà quản công.

Người nông dân Việt Nam luôn gắn bó với ruộng đồng – Sự nghiệp cha truyền con nối: Cấy cày vốn nghiệp nông gia. Từ vốn càng nhấn mạnh hơn sự gắn bó đó giữa cái cày, cây lúa với người nông dân.

Ta đây, trâu đấy ai mà quản công – Mấy từ ta đây – trâu đấy nhịp nhàng, thể hiện sự gắn bọ cũng trong công việc đồng áng, cùng với tiếng ai thể hiện sự trân trọng của người nông dân đối với con trâu, coi nó cũng như con người. Đặc biệt là cụm từ ai mà quản công nghe thân thương lạ. Nó như lời nói yêu thương dành cho một người bạn thân mật và đầm ấm. Hiểu sâu hơn, đây chính là lời nhắn gửi đến con người xưa và nay trong xã hội: lao động thì phải hết lòng, tận tuỵ, đừng nên tiếc công, ngại khó. Cùng nhau dốc sức làm việc thì mới mong có được thành quả:

Bao giờ cây lúa có bông 

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Đây là lời hứa hẹn phần thưởng dành cho công sức lao động bỏ ra. Trâu giúp người cày cấy, người có được hạt lúa thơm thì trâu cũng được thưởng những ngọn cỏ tươi xanh. Đó chính là lời hứa hẹn đối với con người: cùng nhau lao động hết lòng, khi có được thành quả thì mỗi người đều được đền bù xứng đáng công lao của mình.Bài ca dao là một bài học kín đáo gởi gấm đến chúng ta của người xưa. Xuyên suốt bài ca dao là giọng điệu chân tình, nhắn nhủ, tâm sự, nhẹ nhàng mà thấm thía. Bên cạnh đó, sự có mặt của thanh bằng tràn ngập trong bài ca dao và những hình ảnh thân quen: trâu, cày, ruộng đồng, lúa, cỏ… góp phần tạo nên bức tranh thôn dã quen thuộc, êm đềm. Lời lẽ nhẹ nhàng, thân thiết bài ca dao thể hiện tâm hồn của người nông dân Việt Nam: nhân hậu, bao dung và tình yêu công việc lao động của họ. Hơn thế nữa, bài ca dao giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị của sự cần cù lao động trong cuộc sống mà chúng ta đã được biết một phần qua một số bài ca dao khác:

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 

Ai ơi! Bưng bát cơm đày,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang 

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Đọc bài ca dao, tôi thấy mình như được trở về miền quê Việt Nam, ngồi trong bầu không khí đầy mùi thơm rơm rạ mà nghe tiếng hát những bài ca dao văng vẳng, càng thấm thía hơn bài học trong bài ca thôn dã ấy. Trải qua bao tháng năm, bài học ấy vẫn không bao giờ là cũ đối với con người ngày nay ; Hãy làm việc hết mình để có được những thành quả xứng đáng như những người nông dân xưa kia đã làm. Như bao bài và câu ca dao khác, bài ca dao này cũng cho tôi thêm hiểu, thêm yêu con người Việt Nam và tiếp nhận một bài học thấm thía để rèn luyện bản thân mình.